Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

QUY CHẾ THI, KIỂM TRA VÀ XẾP LOẠI HỌC TẬP


    
QUY CHẾ THI, KIỂM TRA VÀ XẾP LOẠI HỌC TẬP
Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền,
đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)
( Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 03 tháng 02
năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định điều kiện dự thi, kiểm tra; tổ chức thi, kiểm tra, cách tính điểm và xếp loại học tập của học viên; lưu bài và kết quả thi, kiểm tra.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính).

QUY CHẾ GIẢNG DẠY HỌC TẬP CỦA TT BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN

Quyết định số  1853 – QĐ/BTGTW ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương về ban hành Quy chế Giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Căn cứ Quyết định số 80 -QĐ/TW ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Bộ Chính trị, khoá X "về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương";
Căn cứ Quyết định 185 –QĐ/TW ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khoá X "về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện)";
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ -CP ngày 12 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Sau khi thống nhất với các bộ, ban, ngành có liên quan,

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

QUYẾT ĐỊNH 289/2010 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số 289-QĐ/TW
Hà Nội , ngày 08 tháng 2 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÁN BỘ
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương,

CÁC LẦN ĐỔI TÊN CỦA ĐẢNG CSVN

1. Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt).
 Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam,
2. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương 
3. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II 
Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên này).
4. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Đại hội diễn ra từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. ĐH đổi tên Đảng Lao Động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH 30/2016 VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Những điểm mới trong Quy định số 30 về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

(LLCT) - Ngày 26-7-2016, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW về  thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Theo đó, Quy định số 30-QĐ/TW không thay thế Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI (gọi tắt là Hướng dẫn 46), mà chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu, chưa cụ thể, chưa rõ; những điểm mới phát sinh đã rõ, mang tính nguyên tắc và thủ tục, thẩm quyền hoặc cụ thể hóa thêm một số nội dung theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Những điểm bổ sung, sửa đổi là:
1. Về tên gọi của văn bản

QUY ĐỊNH 30-QĐ/TW NĂM 2016 THI HÀNH CHƯƠNG VII VÀ VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG DO BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
---------------
Số: 30-QĐ/TW
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2016
QUY ĐỊNH
THI HÀNH CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
- Xét Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của Trung ương tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XII,

MẪU BIÊN BẢN HOP CHI BỘ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BIÊN BẢN HỌP CHI BỘ THÁNG…./200…

- Ngày…tháng…năm 200….; Lúc:…giờ…., tại:….
- Chủ tọa: Đ/c Nguyễn Văn A , ( họ tên chức vụ)- Bí thư Chi bộ;
- Thư ký: Đ/c Nguyễn Văn B  ( họ và tên)

HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI

Hướng dẫn thực hiện chương trình
bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới
-----------------------
(TCTG)- Hướng dẫn số 14- HD/BTGTW
của Ban Tuyên giáo Trung ương, ban hành ngày 08 tháng 9 năm 2011

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Chương trình nhằm giúp các đồng chí đảng viên mới nắm được những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nhiệm vụ của người đảng viên.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH 29-QĐ/TW, 25/7/2006 VỀ ĐIỀU LỆ ĐẢNG

Một số điểm mới trong Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng
13:20
27/09/2016
-------------------------------------
Ngày 25-7-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 29-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, trong đó, kế thừa những nội dung cơ bản của quy định trong nhiệm kỳ trước (Quy định số 45-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng); sửa đổi, bổ sung một số nội dung còn thiếu, chưa cụ thể, chưa rõ, những nội dung đã được chứng minh, tổng kết qua thực tiễn là phù hợp, cụ thể:

HƯỚNG DẪN 01-HD/TW,NGÀY 20/9/2016 VỀ ĐIỀU LỆ ĐẢNG

Những nội dung mới trong Hướng dẫn số 01 "Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng"
7:10' 6/10/2016
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và tham mưu trình Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20-9-2016 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng. Hướng dẫn số 01-HD/TW có một số nội dung mới được bổ sung, sửa đổi.
Hướng dẫn mới được ban hành được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp của Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư khóa XI; bổ sung một số nội dung mới để đồng bộ với Quy định số 29-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng; diễn đạt lại những nội dung mà Hướng dẫn nhiệm kỳ trước chưa đề cập hoặc thể hiện chưa rõ; những vấn đề qua thực tiễn thi hành Điều lệ Đảng thấy cần thiết phải bổ sung để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng và thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Bí thư Trung ương. Quy định mới cũng sửa đổi, điều chỉnh một số câu, chữ cho rõ nghĩa, súc tích hơn, hoặc thống nhất cách trình bày, diễn đạt với các văn bản của Đảng, Nhà nước mới được ban hành như: Cương lĩnh, Hiến pháp 2013, Quy chế bầu cử trong Đảng; Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại Đại hội XII của Đảng; Luật Tổ chức chính quyền địa phương… 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG CSVN

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề 4 Cương lĩnh chính trị. Mỗi Cương lĩnh đáp ứng đòi hỏi một thời kỳ lịch sử nhất định và đều có vai trò trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc ta.
1. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đó là “Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt”. Hai văn kiện này được Hội nghị thành lập Đảng, ngày 3/2/1930 thông qua. Sau đó, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ Nhất họp tại Hương Cảng kế thừa hình thành “Luận cương chính trị của Đảng” (vào tháng 10/1930).
Thực hiện Cương lĩnh năm 1930 của Đảng nhân dân ta đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, mở ra thời đại mới cho dân tộc ta. Những tư tưởng tiên tiến của thời đại, đặc biệt là tư tưởng về độc lập dân tộc và quyền con người đã được thể hiện sâu sắc trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố vào ngày 2/9/1945. Có thể nói: Tuyên ngôn Độc lập 1945 của Việt Nam là bản Tuyên ngôn “kép”: Tuyên ngôn về quyền dân tộc tự quyết và Tuyên ngôn về quyền con người của dân tộc Việt Nam.

ĐẠI HÔI ĐẢNG CSVN QUA CÁC THỜI KỲ

12 KỲ ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG
---------------
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930
(ĐCSVN) - Cuối thế kỷ XIX, sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay thực thi các chính sách thực dân hà khắc, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 
Sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn dân tộc diễn ra hết sức gay gắt, hàng loạt phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau liên tiếp nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu đó. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu; phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo...Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tuy diễn ra quyết liệt, song cuối cùng đều bị thất bại, vì thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một tổ chức lãnh đạo có khả năng tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc. 

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

CHUYÊN ĐỀ 2016 - HỌC TẬP LÀM THEO HỒ CHÍ MINH

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM,
PHONG CÁCH GƯƠNG MẪU, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM.
-------------

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, PHONG CÁCH GƯƠNG MẪU, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm
1.1. Sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm
- Trách nhiệm là một quan hệ xã hội; là điều mỗi người phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy... Mỗi người đều có một vị trí nhất định trong gia đình, dòng họ, tập thể, tổ chức, địa phương, dân tộc, quốc gia, và rộng nhất là nhân loại… Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, quy ước, công ước… Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.

HƯỚNG DẪN BTG TW THỰC HIỆN CT 05/2016 HỌC TẬP LÀM THEO HỒ CHÍ MINH

Hướng dẫn một số nội dung cụ thể
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW
về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”
------------
Ngày 19-8, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW về một số nội dung cụ thể thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 05 và Kế hoạch 03) đã nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung các công việc và giao trách nhiệm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện.

CHỈ THỊ 05/2016 HỌC TẬP LÀM THEO HỒ CHÍ MINH

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh
----------------------------
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

HƯỚNG DẪN 09. NỘI DUNG SINH HOẠT CHI BỘ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
*
Số 09-HD/BTCTW
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2012

HƯỚNG DẪN
Nội dung sinh hoạt chi bộ

Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01-7-2011 của Ban Bí thư về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ như sau: 

KHAI LÝ LỊCH XIN VÀO ĐẢNG VÀ KHAI LÝ LỊCH ĐẢNG VIÊN

HƯỚNG DẪN
Khai Lý lịch của người xin vào Đảng
---------------------------
I- Yêu cầu: Người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ rõ ràng các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng, lý lịch đảng viên; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
II- Phần khai Lý lịch của người xin vào Đảng
01.
Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên, ghi trong giấy chứng minh thư nhân dân, bằng chữ in hoa, ví dụ: NGUYỄN VĂN HÙNG.

NỘI DUNG HỌC TẬP LỚP BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG 2015

 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
*
Số 15- HD/BTGTW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2011

HƯỚNG DẪN
Thực hiện chương trình  bồi dưỡng lý luận chính trị
dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp đảng

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Chương trình nhằm giúp những người có nguyện vọng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam qua học tập, nghiên cứu, hiểu được: tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm được những nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên.

5 BÀI HỌC CỦA LỚP BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG 2015

Bài 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Hơn tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.