Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH 30/2016 VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Những điểm mới trong Quy định số 30 về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

(LLCT) - Ngày 26-7-2016, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW về  thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Theo đó, Quy định số 30-QĐ/TW không thay thế Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI (gọi tắt là Hướng dẫn 46), mà chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu, chưa cụ thể, chưa rõ; những điểm mới phát sinh đã rõ, mang tính nguyên tắc và thủ tục, thẩm quyền hoặc cụ thể hóa thêm một số nội dung theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Những điểm bổ sung, sửa đổi là:
1. Về tên gọi của văn bản

Hội nghị Trung ương Khoá XII đã quyết định đổi tên gọi “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khoá XI” thành “Quy định thi hành Chương VII Chương VIIIĐiều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật cửa Đảng”.Bởi lẽ, từ nhiệm kỳ Đại hội IX của Đảng đến nay, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đều ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng của từng khoá.Vì vậy,để bảo đảm sự thống nhất chung, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định đổi tên gọi từ Hướng dẫn thành Quy định.
2. Về chủ thể kiểm tra, giám sát
- Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung chủ thể kiểm tra, giám sát là ban thường vụ đảng ủy cơ sở. Trước đó, Hướng dẫn 46 quy định chủ thể kiểm tra, giám sát không có ban thường vụ đảng ủy cơ sở mà chỉ có: chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra; ban cán sự đảng, đảng đoàn.
Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương cho rằng, ban thường vụ đảng ủy cơ sở là tổ chức đảng hoàn chỉnh, có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp điều hành, giải quyết công việc của đảng ủy giữa hai kỳ họp; có nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và của cấp mình trong đảng bộ. Do đó, Trung ương quyết định bổ sung ban thường vụ đảng ủy cơ sở là chủ thể kiểm tra, giám sát.
- Bỏ quy định “cơ quan ủy ban kiểm tra” là chủ thể kiểm tra,vì theo quy định hiện hành, cơ quan ủyban kiểm tra là cơ quan tham mưu, giúp việc cho ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng.
3. Về đối tượng kiểm tra, giám sát
Quy định số 30-QĐ/TW, bổ sung chi ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sởlà đối tượng kiểm tra, giám sát cho phù hợp với Quy định 263-QĐ/TW, ngày 08-10 -2014 của Bộ Chính trịvề xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm. Như vậy, đối tượng kiểm tra, giám sát trong Quy định là: Chi ủy, chi bộ, đảng ủybộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủyban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.
3.  Về các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy: Chủ trì giải quyết tố cáo theo Quy định của Bộ Chính trị hoặc cấp ủy cùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp ủy quản lý có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Bởi lẽ các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy, ngoài việc tham mưu cho cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, công tác giám sát, còn được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tố cáo theo Quyết định 210-QĐ/TW ngày 08-11-2013 của Bộ Chính trị.
4. Về ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
Bổ sung nội dung: “Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng” để ủy ban kiểm tra các cấp xác định đó là nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm phổ biến các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.
5. Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát
Bổ sung nội dung: “Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng” đểcấp ủy, ban thường vụ cấp ủycác cấp có sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến về công tác này đối với ủyban kiểm tra các cấp và các tổ chức đảng.
6. Về số lượng ủy ban kiểm tra
- Điều chỉnh số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương bằng số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương là 11-13 ủyviên (do Đảng ủy Khối quyết định), trước đó, là 9-11 ủy viên.
- Bổ sung thêm chức danh Chánh Thanh tra Bộ Công an tham gia làm ủy viên kiêm chức Ủyban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương cho đồng bộ và thống nhất với cơ cấu của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.
-  Không quy định trần quân hàm đối với các đồng chí ủyviên chuyên trách của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương vì đã được quy định trong Luật Sỹ quan quân đội và Luật Công an Nhân dân.
-  Bổ sung cơ cấu tổ chức và số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Ngoài nước. Cụ thể như sau:
“Ủy ban Kiểm tra của Đảng ủy Ngoài nước
Số lượng từ 7-9 ủy viên (do đảng ủy cùng cấp quyết định), trong đó có 3 ủy viên chuyên trách và từ 4 đến 6 ủy viên kiêm chức; từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm; có 2 cấp ủy viên cùng cấp.
Ủy viên chuyên trách: Chủ nhiệm là ủy viên ban thường vụ đảng ủy; Phó chủ nhiệm thường trực là cấp ủy viên cùng cấp và 1 ủyviên.
Ủy viên kiêm chức: Phó chủ nhiệm là Trưởng ban hoặc Phó trưởng Ban Tổ chức, các ủy viên là Trưởng ban hoặc Phó trưởng Ban Tuyên giảo, Trưởng ban hoặc Phó trưởng Ban công tác quần chúng, Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh văn phòng và cán bộ thuộc các ban của Đảng ủy Ngoài nước”.
-  Việc chuẩn y, điều động thành viên ủy ban kiểm tra (Khoản 2, Điều 31): Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung nội dung: “Khi điều động thành viên ủy ban kiểm tra (kể cả ủy viên kiêm chức) sang công tác ở các đơn vị khác trong đảng bộ nhưng không cơ cu chức danh tham gia ủyban kiểm tra thì đương nhiên thôi tham gia ủy ban kiểm tra đương nhiệm” để tổ chức đảng giảm bớt các thủ tục cho đảng viên thôi, không tham gia ủy ban kiểm tra nữa.
7. Về nội dung giám sát
Thứ nhất, đối với tổ chức đảng: Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung nội dung giám sát tổ chức đảng là:“Giám sát việc ban hành các văn bản có dấu hiệu tráivới chủ trương, đường lốỉ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.Vìthực tế hiện nay, có những văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền, chưa phù hợp với thực tế, có những nội dung sai, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận, thậm chí có văn bản có dấu hiệu ban hành để phục vụ cho các lợi ích cục bộ nhưng chưa được giám sát, kiểm duyệt một cách chặt chẽ.
Thứ hai, đối với cấp ủy viên và cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý: Hiện nay, các cấp ủy viên đều giữ những cương vị lãnh đạo, quản lý nhất định trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, do đó cần giám sát việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác đối với đảng viên đó.Ngoài ra,cần giám sát việc kê khai tài sản theo quy định cho phù hợp với tinh thần của Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và cho đồng bộ với Quy chế làm việc của ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.
Do đó, Quy định số 30-QĐ/TW đã bổ sung 2 nội dung giám sát là: (1) Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quy chế công tác; (2) Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
8. Về thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo
- Để hạn chế những vi phạm trong việc tố cáo và ngăn chặn lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc, bôi nhọ sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đã kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu và cũng nhằm bảo vệ bí mật cho người tố cáo, Quy định số 30-QĐ/TW đã bổ sung, sửa đổi quy định đơn tố cáo không giải quyết: “Không giải quyết đơn tốcáogiấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định)xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự”.
- Bổ sung nội dung:“Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tốo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tốcáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc”.Vì  trước đó, Hướng dẫn 46 chưa quy định nội dung người tố cáo xin rút nội dung đã tố cáo.Nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp trong quá trình tổ chức đảng đang giải quyết tố cáo, người tố cáo nhận thấy nội dung tố cáo không phù hợp, đã tự nguyện xin rút một hoặc một số nội dung tố cáo, nhưng tổ chức đảng không cho rút và vẫn giải quyết đơn tố cáo. Trong khi đó Luật Tố cáo có quy định những trường họp cho rút nội dung tố cáo.
- Bổ sung, sửa đổi nội dung sau: Nhữngngười lợi dụng việctố cáo đểxuyên tạc sự thật,vu khống, tố cáo bịa đặt,đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tái tố nhiều lần cdụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước, để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng tố cáo với dụng ý xấu.
9. Về phạm vi giải quyết khiếu nại
Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung nội dung: Chỉ giải quyết khiếu nại vềnội dung vi phạmhình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thihành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Vì trước đó, Hướng dẫn46 quy định: “Chỉ giải quyết những nội dung quyết đnh kỷ luật đảng mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại”.
Tuy nhiên, thực tế trong nhiệm kỳ Đại hội X và XI, người khiếu nại không chỉ khiếu nại về nội dung vi phạm mà còn khiếu nại cả về quy trình, nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xem xét, kỷ luật. Ủyban kiểm tra các cấp đã tiến hành giải quyết nhiều trường hợp khiếu nại của đảng viên về các vấn đề này.
10. Về thi hành kỷ luật trong Đảng
- Quy định số 30-QĐ/TW đã bổ sung quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm: “Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị”. Điều này cho rằng,hiện nay pháp luật nhà nước quy định rất cụ thể về thời hiệu xử lý đối với từng loại vi phạm, tội phạm, do vậy Đảng cũng nên quy định thời hiệu xử lý kỷ luật đảng là phù hợp. Tuy nhiên, việc quy định thời hiệu phải cân nhắc kỹ và thận trọng về các trường họp vi phạm và về thời điểm thế nào cho hợp lý trong tổ chức đảng. Trước mắt, Quy định này chỉ quy định về chủ trương chung, còn nội dung cụ thể giao cho Bộ Chính trị xem xét quy định.
- Bổ sung việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi đối với đảng viên bị kỷ luậtoan: Hướng dẫn 46 quy định: “Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinhnghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định”.Tuy nhiên, sau khi có Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà nước, nhiều đảng viên cho rằng, Đảng cũng cần quy định việc xin lỗi và bồi thường đối với đảng viên bị kỷ luật oan, để thống nhất với quy định của Nhà nước; đồng thời, cũng nhằm đề cao trách nhiệm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong thi hành kỷ luật.Do vậy, Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung: Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợỉ. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
11. Về tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định
- Hướng dẫn 46 quy định việc bỏ phiếu biểu quyết kỷ luật đảng phải tiến hành 2 lần; trong đó, lần 1 bỏ phiếu biểu quyết “có kỷ luật hay không kỷ luật”, trường hợp biểu quyết “có kỷ luật” thì bỏ phiếu lần 2 để biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật cụ thể.
Quá trình thực hiện, các tổ chức đảng cấp dưới cho là chưa phù hợp. Mặt khác, hiện nay các lỗi vi phạm đã được xác định rõ về hình thức kỷ luật theo Quy định 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị khoá XI về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Vì vậy, chỉ quy định chung trong một mẫu phiếu biểu quyết kỷ luật như đã thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội X là phù hợp.
Đồng thời, bổ sung việc sau khi bỏ phiếu biểu quyết quyết định kỷ luật, nếu số phiếu phân tán, không có hình thức kỷ luật nào quá 50% thì thực hiện cộng dồn phiếu để xác định hình thức kỷ luật cụ thể; qua đó nhằm nâng cao trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới trong việc xem xét, thi hành kỷ luật và khắc phục tình trạng đùn đẩy lên cấp trên phải giải quyết.
Chính vì lý do trên, Quy định số 30-QĐ/TW, đã bổ sung, làm rõ: Việcbiểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín. Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên cóvi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín.
12. Sửa đổi, bổ sung điểm 1 và 2, Khoản 7, Điều 39, Hướng dẫn 46. Trong quá trình thực hiện quy định cho thấy: Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải qua nhiều cấp; nhiều trường hợp khiếu nại lên đến Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Trung ương phải thành lập nhiều đoàn giải quyết khiếu nại rất tốn kém và kéo dài thời gian giải quyết; kết quả giải quyết khiếu nại ở cấp Trung ương hầu hết là giữ nguyên hình thức kỷ luật. Do đó, Quy định số 30-QĐ/TW đã sửa đổi, bổ sung hai điểm cho phù hợp hơn. Cụ thể là:
1. Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở,ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên.
Đảng viên là cấp ủy viên các cấp, thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, chi bộ đã quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền, nếu có khiếu nại thì do cấp ủy cơ sở hoặc ban thườngvụcấp ủy quản lý đảng viên đó giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu.
Sau khi được giải quyết, nếu đảng viên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, có khiếu nại tiếp thì tổ chức đảng cấp trên tiếp tục giải quyết.
2. Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định; còn đối với các hình thức kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng”.

ThS Hà Văn Luyến
Văn phòng Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét