Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

DỰ BÁO THIÊN TÀI CỦA HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh và những dự báo thiên tài

Chúng ta đều biết tài năng xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực: tư tưởng, lý luận, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục v.v... Ở một lĩnh vực khác ít được biết đến hơn – lĩnh vực dự báo, Hồ chủ tịch cũng có những “tác phẩm” thiên tài mang tính thời đại.
Tháng 8/1914, khi đang ở Anh, trong bức thư gửi cụ Phan Chu Trinh, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã viết: "...Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu đã nói với bác về cơn dông sấm động này...". Như vậy trong một bức thư gửi trước đó, Bác đã tiên đoán Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914-1918) sắp sửa nổ ra.

CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ HỌC VỀ TƯ TƯỞNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH


Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 7-11-2006 về “Tổ chức cuộc vận động   “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

             Các chuyên đề tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2007, tổ chức học tập chuyên đề Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay"; các tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ", "Di chúc " của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 2008, tổ chức học tập chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”và tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”
Năm 2009, tổ chức học tập chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân " và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 2010, tổ chức học tập chuyên đề "Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh " gắn với công tác tổ chức và tiến hành Đại hội Đảng các cấp.
Năm 2011 - 2012, học tập chuyên đề: "Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị"
Năm 2013, học tập chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
Năm 2014: Theo Hướng dẫn số 94-HD/BTGTW, ngày 05-12-2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương về học tập chuyên đề năm 2014 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” 

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở CƠ SỞ

Chuyên đề 1
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở CƠ SỞ

Công tác tuyên giáo là cụm từ chỉ các hoạt động tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa giáo.
Công tác tuyên giáo được tiến hành tại tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang…, trong đó công tác tuyên giáo ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vai trò nền tảng của cơ sở trong hệ thống chính trị nước ta.
Trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở, có 3 chuyên đề, đề cập đến 3 lĩnh vực: tư tưởng, văn hoá và khoa giáo ở cơ sở. Chuyên đề này đề cập đến công tác tư tưởng ở cơ sở.

III. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG Ở CƠ SỞ

III. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG Ở CƠ SỞ

1. Chuẩn bị đề cương cho nội dung tuyên truyền, cổ động
- Đề cương tuyên truyền, cổ động là loại văn bản sử dụng ngôn ngữ viết để phân tích, giải thích, minh họa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp cho cán bộ tuyên truyền, cổ động có nội dung tư tưởng thống nhất, có những thông tin cần thiết để tiến hành tuyên truyền, cổ động. Nó giúp cho đối tượng nhận thức đúng đắn, chính xác các quan điểm của Đảng, định hướng suy nghĩ, hành động theo mục tiêu đề ra. Có hai dạng đề cương tuyên truyền chủ yếu: Bài luận văn giải thích và dạng hỏi – đáp.
- Các bước xây dựng đề cương tuyên truyền, cổ động:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu đạt được về mặt nhận thức và tạo chuyển biến về tư tưởng, hành động phù hợp với đối tượng và nhiệm vụ chính trị. Với mỗi loại đề cương cần xác định rõ phục vụ cho đối tượng cụ thể.

PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN MIỆNG

 1. Một số vấn đề chung về tuyên truyền miệng
1.1 Khái niệm tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp.
1.2 Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng
- Là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp. Có thể giải thích được những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoại giữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thực hiện được chức năng thông tin cả 2 chiều, không mang tính áp đặt.
- Tuyên truyền miệng có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và "kênh" phi ngôn ngữ.
- Tuyên truyền miệng có điều kiện và nhiều khả năng tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau. Báo cáo viên có khả năng thích nghi với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền được giao.