Những nội dung cần chú ý khi giảng chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" | ||
22:22' 9/12/2008 | ||
Chuyên đề 1Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tếI. khái niệm Đây là phần trọng tâm, phân tích tập trung vào các khái niệm, làm cơ sở để học viên tiếp thu tốt các chuyên đề tiếp theo 1. Trình bày khái niệm "toàn cầu hoá", lấy các ví dụ minh hoạ làm rõ khái niệm. Tóm tắt, làm nổi bật 4 ý chính của khái niệm "toàn cầu hoá". 2. Trình bày tóm tắt khái niệm "toàn cầu hoá kinh tế quốc tế”. 3. Trình bày khái niệm "toàn cầu hóa và khu vực hóa". 4. Trình bày khái niệm "hội nhập kinh tế quốc tế". II. Những nhân tố khách quan thúc đẩy quá trình tòan cầu hoá Phân tích rõ những nhân tố dẫn tới tính khách quan của quá trình toàn cầu hoá: 1. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá và cơ chế kinh tế thị trường; 2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế tri thúc; 3. Sự phát triển của quá trình phân công lao động quốc tế. Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia III. Tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa1. Phân tích, làm nổi bật những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hoá. 2. Phân tích, lấy dẫn chứng chứng minh những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá. 3. Phân tích những quan niệm tính chất tư bản chủ nghĩa của toàn cầu hóa IV. những xu hướng chủ yếu của Quá trình toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay Phân tích những xu hướng chủ yếu của quá trình toàn cầu hoá đối với mối quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập về kinh tế của các nước trong giai đoạn hiện nay. Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích các khái niệm toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế? 2. Phân tích rõ những nhân tố dẫn tới tính khách quan của quá trình toàn cầu hoá ? Chuyên đề 2 Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế I. Khái quát chung những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Phân tích, lấy các số liệu và sự kiện chứng minh các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội - Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ - Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần hình thành nền kinh tế độc lập tự chủ của nước - Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần bảo vệ môi trường sinh thái - Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế II. Những thách thức, khó khăn đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chú ý phân tích khó khăn nhưng phải bằng cách nhìn tích cực, lạc quan, gợi ý các giải pháp khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Làm rõ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta gặp không ít khó khăn và đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam: - Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tham gia có hiệu quả vào thị trường toàn cầu - Nền công nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé đang hội nhập vào thị trường quốc tế đang cạnh tranh gay gắt, quyết liệt - Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội - Nguy cơ "tụt hậu" về trình độ khoa học, công nghệ - Nguy cơ bị lệ thuộc của nền kinh tế - Những thách thức trong lĩnh vực môi trường - Tác động của hội nhập kinh tế đến lĩnh vực tư tưởng, văn hoá III. Cơ hội và thách thức đối với nước ta khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Phân tích và chỉ rõ cơ hội, thách thức khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO. Trên cơ sở đó, làm rõ mối quan hệ giữa cơ hội và thách thức để có thể tin rằng, Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội, vượt qua mọi thách thức để đưa nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn phát triển nhanh, bền vững. Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? 2. Phân tích những thách thức, khó khăn đặt ra trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế? Chuyên đề 3 Đường lối, quan điểm, giải pháp tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay I. Khái quát về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1. Quá trình hoàn thiện đường lối tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta - Thời kỳ trước đổi mới - Thời kỳ đổi mới 2. Các bước đi của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chú trọng về lộ trình đàm phán đề Việt Nam xin gia nhập WTO và mốc ngày 7-11-2006 nước ta đã được kết nạp vào WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. 3. Nêu ý nghĩa của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới 4. Phân tích những nội dung chủ yếu trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam II. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế (Đây là phần trọng tâm, cần tập trung phân tích những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta). Cụ thể là: 1. Nêu rõ mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2. Phân tích, làm rõ những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta III. Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giớiPhân tích, làm rõ những chủ trương, chính sách lớn: - Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân - Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO; hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực - Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước - Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm - Bổ sung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn - Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi cam kết WTO - Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc - Giải quyết tốt các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển - Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập - Hoàn thiện các thiết chế dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích mục tiêu, quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ? 2. Phân tích một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ?Chuyên đề 4 Giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ---------- I. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc 1. Làm rõ khía cạnh văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Lấy dẫn chứng minh hoạ việc toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, nó không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan toả, thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ và văn hoá, pháp luật, giáo dục... 2. Nói rõ yêu cầu giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý, bản sắc dân tộc của nền văn hoá Việt Nam. 3. Phân tích làm nổi bật những âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng - văn hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Âm mưu của các thế lực thù địch - Diễn biễn hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá II. Bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế §©y lµ phÇn träng t©m cÇn chó ý ph©n tÝch, liªn hÖ víi t×nh h×nh ®Þa ph¬ng, c¬ së. Phân tích, liên hệ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân đối với việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Bảo vệ, phát huy và phát triển văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, đấu tranh có hiệu quả chống âm mưu "diễn biến hoà bình" trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Câu hỏi thảo luận 1. Phân tích khía cạnh văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? 2. Phân tích và liên hệ trách nhiệm của tập thể và bản thân đối với việc bảp vệ và phát triển văn hoá dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ? |
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
BÀI GIẢNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011
MẪU QUYẾT ĐỊNH KẾT NẠP ĐẢNG
Mẫu 9-KNĐ
ĐẢNG BỘ.............................. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
................................................
............................................ ..............., ngày.......tháng.......năm...........
Số.............. - QĐ/TV
QUYẾT ĐỊNH
Kết nạp đảng viên
- Căn cứ Điều 4, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xét đơn xin vào Đảng của……..
- Căn cứ nghị quyết số...........NQ/CB ngày tháng năm của Chi bộ ...về
việc đề nghị kết nạp ……vào Đảng.
BAN THƯỜNG VỤ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kết nạp đồng chí……………..
Sinh ngày...........tháng............năm.............
Quê quán:………………
Vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 2: Chi bộ…………..chịu trách nhiệm
tổ chức lễ kết nạp đồng chí…….vào Đảng theo
đúng thủ tục đã quy định.
Điều 3: Ban Tổ chức, Văn phòng…….Chi bộ…..và
đồng chí có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ
- Như điều 3 BÍ THƯ
- Lưu hồ sơ đảng viên
Chi bộ tổ chức lễ kết nạp
Ngày........tháng.........năm.........
Nguyễn Văn A
CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC THEO TẤM GƯƠNG HỒ CHÍ MINH
TỈNH ỦY DAKLAK Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh * | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Buôn Ma Thuột, ngày 27 tháng 11 năm 2007 |
Số 31-HD/TU
HƯỚNG DẪN
Xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, cơ quan, đơn vị
Căn cứ Hướng dẫn số 09-HD/BTGTW, ngày 20/6/2007 của Ban Tuyên giáo Trung ương vể “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
……………………….
**********
Hướng dẫn số 09-HD/BTGTW, ngày 20-06-2007
của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Xây dựng và thực hiện
chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại các địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị
Để các địa phương, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có cơ sở xây dựng các chuẩn mực đạo đức cụ thể theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương hướng dẫn như sau:
1. Trên cơ sở các chuẩn mực và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ nay đến năm 2011 cần tập trung xây dựng và thực hiện 5 nội dung chủ yếu, có tính cấp thiết để tạo ra những chuyển biến thực sự về đạo đức sau đây:
- Xây dựng tinh thần yêu nước, nhận thức đúng đắn và kiên định thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, ra sức phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; chống suy thoái, dao động về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; không nói trái, làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Xây dựng và nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực hàng ngày, tập trung sức giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo chính đáng của nhân dân; chống lãnh đạm, vô cảm, quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, hành dân.
- Xây dựng tinh thần thương yêu, đoàn kết, hợp tác với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác quốc tế; chống chia rẽ, bè phái, cục bộ địa phương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
- Xây dựng tinh thần cần, kiệm, coi trọng chất lượng, hiệu quả công việc; chống lười biếng, lãng phí, phô trương, hình thức.
- Xây dựng tinh thần liêm, chính, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm; chống tham nhũng, dối trá, hối lộ, bê tha, trụy lạc, nói không đi đôi với làm, chạy theo danh vọng, địa vị, lợi ích cá nhân thuần túy, lạm dụng quyền lực.
2. Thực hiện những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các cấp, ngành, địa phương, đơn vị; đối chiếu với 5 chuẩn mực đạo đức nêu trên, cấp ủy, Ban Chỉ đạo các cấp và từng cán bộ, đảng viên xây dựng, thực hiện kế hoạch phấn đấu, rèn luyện thường xuyên, với các chuẩn mực cụ thể, phù hợp; đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị hàng tháng và kiểm điểm đánh giá công tác hàng năm.
T/M Ban chỉ đạo Trung ương
Phó trưởng ban chỉ đạo
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Đã ký
Tô Huy Rứa
Phó trưởng ban chỉ đạo
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Đã ký
Tô Huy Rứa
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
CÔNG VĂN SỐ 271-CV/TW NGÀY 24/9/2009 BCHTW
Công văn số 271-CV/TW ngày 24-9-2009
cuả Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh
và nâng cao hơn nữa chất lượng Cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Ðể tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trên cơ sở sơ kết hai năm thực hiện Cuộc vận động và theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động, Bộ Chính trị yêu cầu:
1- Tất cả các đồng chí cán bộ lãnh đạo, nhất là lãnh đạo chủ chốt của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc nêu gương sáng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để thực hiện Cuộc vận động đạt kết quả tốt.
2- Việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo phải toàn diện trên các mặt: ý thức chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng và pháp luật của Nhà nước; tinh thần trách nhiệm trên lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; ý thức phục vụ nhân dân; về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác... Việc nêu gương của cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành bao gồm cả đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình.
3- Mỗi đồng chí cán bộ chủ chốt phải có chương trình, kế hoạch, nội dung rèn luyện, phấn đấu nêu gương cụ thể, báo cáo chi bộ, đảng ủy, ban cán sự đảng hoặc đảng đoàn nơi mình công tác góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện thực hiện và định kỳ kiểm điểm những nội dung đó trước chi bộ.
Bộ Chính trị yêu cầu các đồng chí lãnh đạo các cấp, các ngành quán triệt và thực hiện tốt sự chỉ đạo này.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
(đã ký)
Trương Tấn Sang
CÔNG VĂN 3731-CV/BTCTW, NGÀY 16/4/2008 BTCTW
Công văn số 3731-CV/BTCTW, ngày 16/4/2008 của Ban Tổ chức Trung ương
hướng dẫn bổ sung một số nội dung sinh hoạt chi bộ gắn với thực hiện
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
hướng dẫn bổ sung một số nội dung sinh hoạt chi bộ gắn với thực hiện
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trungương Đảng về ''Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ'', Ban Tổ chức Trung ương đã có Hướng dẫn số 05 – HD/BTCTW ngày 25/5/2007 về ''Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng''.
Căn cứ ý kiến kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'', Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn bổ sung một số nội dung như sau:
l. Xây dựng tiêu chí về đạo đúc, tác phong theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở các tiêu chí về đạo đức, tác phong của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị (đảng bộ, chi bộ cơ sở xây dựng), chi bộ cụ thể hoá thành các tiêu chí cho sát hợp với tình hình, đặc điểm, nhiệm vụ của chi bộ và cán bộ, đảng viên trong đơn vị.
2. Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung sinh hoạt của chi bộ.
a. Trong sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng.
- Chi bộ phân công đảng viên sưu tầm tài liệu về tấm gương đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh sát hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị để phổ biến, học tập trong chi bộ.
- Trong kiểm điểm kết quả công tác của chi bộ hằng tháng, chi uỷ có nhận xét, đánh giá việc thực hiện Cuộc vận động của chi bộ và của từng đảng viên trong chi bộ.
- Chi uỷ cần chủ động chuẩn bị nội dung và tổ chức cho chi bộ sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (mỗi năm, chi bộ tổ chức sinh hoạt về chuyên đề này ít nhất một lần).
b. Trong các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của chi bộ.
Chi uỷ báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' của chi bộ; nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; biểu dương những gương đảng viên có những việc làm cụ thể, thiết thực theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lấy kết quả thực hiện Cuộc vận động của chi bộ và việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong của đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng chi bộ và đảng viên.
- Mỗi kỳ sơ kết, tổng kết, chi bộ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí về đạo đức, tác phong của cán bộ, đảng viên trong đơn vị; xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Cuộc vận động; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương chi đạo thực hiện./.
Căn cứ ý kiến kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'', Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn bổ sung một số nội dung như sau:
l. Xây dựng tiêu chí về đạo đúc, tác phong theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở các tiêu chí về đạo đức, tác phong của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị (đảng bộ, chi bộ cơ sở xây dựng), chi bộ cụ thể hoá thành các tiêu chí cho sát hợp với tình hình, đặc điểm, nhiệm vụ của chi bộ và cán bộ, đảng viên trong đơn vị.
2. Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung sinh hoạt của chi bộ.
a. Trong sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng.
- Chi bộ phân công đảng viên sưu tầm tài liệu về tấm gương đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh sát hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị để phổ biến, học tập trong chi bộ.
- Trong kiểm điểm kết quả công tác của chi bộ hằng tháng, chi uỷ có nhận xét, đánh giá việc thực hiện Cuộc vận động của chi bộ và của từng đảng viên trong chi bộ.
- Chi uỷ cần chủ động chuẩn bị nội dung và tổ chức cho chi bộ sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (mỗi năm, chi bộ tổ chức sinh hoạt về chuyên đề này ít nhất một lần).
b. Trong các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của chi bộ.
Chi uỷ báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' của chi bộ; nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; biểu dương những gương đảng viên có những việc làm cụ thể, thiết thực theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lấy kết quả thực hiện Cuộc vận động của chi bộ và việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong của đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng chi bộ và đảng viên.
- Mỗi kỳ sơ kết, tổng kết, chi bộ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí về đạo đức, tác phong của cán bộ, đảng viên trong đơn vị; xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Cuộc vận động; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương chi đạo thực hiện./.
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Nguyễn Đức Hạt
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Nguyễn Đức Hạt
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 99/2008/TTLT-BTC-VPTW BỘ TÀI CHÍNH - VP TRUNG ƯƠNG
Trích Thông tư liên tịch số: 99/2008/TTLT-BTC-VPTW, ngày 30/10/2008 của Bộ Tài Chính và Văn phòng Trung ương Đảng
Ngày cập nhật 22/09/2011
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, TRIỂN KHAI CỦA BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Ở CÁC CẤP
Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07-11-2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hướng dẫn số 11-HD/TTVH, ngày 06-12-2006 về thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương);
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Liên tịch Bộ Tài chính – Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động, triển khai của Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các cấp như sau:
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Liên tịch Bộ Tài chính – Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động, triển khai của Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các cấp như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (sau đây được gọi là cuộc vận động) là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân; nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh …, nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
2. Việc triển khai, thực hiện cuộc vận động phải hết sức thiết thực, tránh phô trương, hình thức; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị phải tận dụng cơ sở, vật chất, điều kiện, phương tiện hiện có để phục vụ cuộc vận động. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí của cuộc vận động theo nguyên tắc: Kinh phí triển khai, thực hiện cuộc vận động ở các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị nào do cấp ủy, tổ chức, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đó đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách và Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 84-QĐ/TW, ngày 01-10-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
3. Thông tư này áp dụng đối với hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động các cấp, gồm:
a. Ban Chỉ đạo Trung ương.
b. Ban chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban chỉ đạo cấp tỉnh).
c. Ban chỉ đạo các thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ban chỉ đạo cấp huyện).
d. Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban chỉ đạo cấp xã).
e. Ban chỉ đạo cuộc vận động trong các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế được thành lập theo cấp tổ chức đảng (tương đương với các cấp ủy tỉnh, huyện, xã).
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Nội dung chi hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động các cấp
a. Chi hoạt động của Ban chỉ đạo
- Chi các hoạt động khảo sát, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động.
- Chi hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm rút kinh nghiệm triển khai thực hiện cuộc vận động.
- Chi viết, biên soạn và dịch tài liệu các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cuộc vận động.
- Chi văn phòng phẩm và chi khác phục vụ Ban chỉ đạo (nếu có).
b. Chi triển khai cuộc vận động
- Chi mua, in ấn các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cuộc vận động.
- Chi thông tin, tuyên truyền, cổ động thực hiện cuộc vận động; chi hội nghị quán triệt, hội nghị tuyên dương điển hình, hướng dẫn phổ biến nội dung theo từng chuyên đề của cuộc vận động, hội nghị sơ kết hàng năm, hội nghị tổng kết cuộc vận động.
- Chi tổ chức các cuộc thi.
- Chi khen thưởng.
+ Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
+ Khen thưởng cá nhân điển hình tiên tiến trong việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Mức chi hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động các cấp
Mức chi cho các hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động các cấp thực hiện theo quy định hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung như sau:
a. Chi công tác phí cho hoạt động chỉ đạo, khảo sát, kiểm tra thực hiện theo chế độ công tác phí, cán bộ thuộc biên chế của cơ quan nào do cơ quan đó chi trả; chi hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm rút kinh nghiệm triển khai thực hiện cuộc vận động quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC, ngày 21-3-2007 của Bộ Tài chính; chi hội thảo các chuyên đề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN, ngày 07-05-2007 của liên Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ.
b. Chi viết, biên soạn và dịch tài liệu:
- Viết, biên soạn tài liệu: 50.000 đồng/trang, 350 từ.
- Biên dịch và hiệu đính tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: 70.000 đồng/trang, 350 từ.
c. Chi mua, in ấn các tác phẩm, tài liệu học tập; thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cuộc vận động thực hiện theo chế độ, định mức, đơn giá trên địa bàn và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán cụ thể trước khi thực hiện.
d. Chi tổ chức các cuộc thi do Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức
- Bồi dưỡng Ban chỉ đạo, Ban giám khảo cuộc thi mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày.
- Bồi dưỡng Ban tổ chức cuộc thi tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
- Chi viết kịch bản (đạo diễn) cuộc thi mức tối đa không quá 500.000 đồng/cuộc thi.
e. Cuộc thi do Ban chỉ đạo cấp tỉnh và tương đương tổ chức: Mức chi tối đa không quá 50% mức chi của Trung ương.
f. Cuộc thi do Ban chỉ đạo cấp huyện và tương đương tổ chức: Mức chi tối đa không quá 30% mức chi của Trung ương.
g. Cuộc thi do Ban chỉ đạo cấp xã và tương đương tổ chức: Mức chi tối đa không quá 15% mức chi của Trung ương.
Chi hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ đối với các thí sinh thuộc đối tượng không hưởng lương từ ngân sách được vận dụng mức chi theo chế độ công tác phí; cấp nào tổ chức cuộc thi, cấp đó đảm bảo kinh phí.
Tùy theo quy mô tổ chức (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở) và trong phạm vi dự toán được giao thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc thi quyết định mức chi cụ thể nhưng không quá mức chi nêu trên.
h. Chi khen thưởng
Chi giải thưởng cho các cá nhân đoạt giải: Mức thưởng của từng cấp do Ban Chỉ đạo quyết định căn cứ vào nguồn kinh phí thực hiện; mức cụ thể như sau:
- Cấp Trung ương: giải cao nhất không quá 2 triệu đồng/ giải;
- Cấp tỉnh: giải cao nhất không quá 1 triệu đồng/ giải
- Cấp cơ sở: giải cao nhất không quá 5 trăm nghìn đồng/ giải.
Khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các đợt sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được thực hiện theo quy định tại Thông tư 73/2006/TT-BTC, ngày 15-8-2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng theo Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, ngày 25-9-2005 của Chính phủ.
i. Chi sáng tác các tác phẩm báo chí và văn học – nghệ thuật thực hiện theo Quyết định số 926/QĐ-TTg, ngày 06-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học – nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các hội văn học – nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương giai đoạn 2006 – 2010”.
3. Lập dự toán kinh phí
Dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp được lập căn cứ vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo và văn bản hướng dẫn thực hiện cuộc vận động hàng năm, đảm bảo tính lồng ghép trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ triển khai thực hiện cuộc vận động.
a. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện cuộc vận động của Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo các đảng ủy khối trực thuộc Trung ương, các Ban chỉ đạo của các cơ quan đảng ở Trung ương vào dự toán ngân sách đảng ở trung ương hàng năm.
b. Các tổ chức đảng ở bộ, ban, ngành, cơ quan, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện cuộc vận động vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt (các đảng ủy khối trực thuộc Trung ương).
c. Văn phòng các tỉnh, ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện cuộc vận động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh vào dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng tỉnh ủy.
d. Văn phòng huyện ủy, Văn phòng đảng ủy xã xây dựng dự toán kinh phí thực hiện cuộc vận động của Ban chỉ đạo cấp huyện, xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
e. Các cấp ủy đảng trong các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xây dựng dự toán kinh phí thực hiện cuộc vận động của Ban chỉ đạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 84-QĐ/TW, ngày 01-10-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương).
4. Quản lý và sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí cuộc vận động
Ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện cuộc vận động, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào khả năng huy động các nguồn lực xã hội hóa để tăng nguồn chi cho cuộc vận động theo quy định.
Việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện cuộc vận động được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; không đăng công báo và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung chi, mức chi được thực hiện kể từ ngày tổ chức thực hiện cuộc vận động.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị ở Trung ương và các địa phương phản ánh kịp thời về Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết.
CHÁNH VĂN PHÒNG TW ĐẢNG BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Vũ Văn Ninh Ngô Văn Dụ
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Các cơ quan đảng, các đảng ủy khối ở Trung ương, Đảng ủy Quân sự Trung ương; Đảng ủy Công an Trung ương;
- Các tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể ở Trung ương;
- Lưu Vụ I, VP Bộ Tài chính, Văn phòng Trung ương Đảng.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Các cơ quan đảng, các đảng ủy khối ở Trung ương, Đảng ủy Quân sự Trung ương; Đảng ủy Công an Trung ương;
- Các tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể ở Trung ương;
- Lưu Vụ I, VP Bộ Tài chính, Văn phòng Trung ương Đảng.
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
PHỤ CẤP BÁO CÁO VIÊN
Hướng dẫn 06-HD/TCTW-BTGTW của Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo Trung ương về phụ cấp đối với cán bộ, công chức Đảng, đoàn thể theo Thông báo số 13-TB/TW
Ngày 15-8-2011, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên Giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn liên ban Số 06-HD/TCTW-BTGTW về thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp theo Thông báo 13-TB/TW ngày 28-3-2011 của Bộ Chính trị.
Sau đây là nội dung hướng dẫn.
- Căn cứ Quyết định số 78-QĐ/TW, ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương và Quyết định số 80-QĐ/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Căn cứ điểm 2, Thông báo số 13-TB/TW, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về việc sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
Sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan liên quan, Ban Tổ chức Trung ương - Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp, cụ thể như sau :
I. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Những người được công nhận là báo cáo viên được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm khi có đầy đủ các điều kiện sau :
a) Có quyết định công nhận của cấp ủy các cấp và được cấp thẻ báo cáo viên theo Quy chế số 09-QC/TTVH ngày 17-11-2005 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) về quy chế hoạt động của báo cáo viên.
b) Thẻ báo cáo viên còn giá trị đến sau ngày 01-01-2011.
2. Về số lượng báo cáo viên của từng cấp :
a) Ở Trung ương : Ban Tuyên giáo Trung ương xem xét, quyết định số lượng báo cáo viên Trung ương.
b) Ở địa phương :
- Số lượng báo cáo viên ở các tỉnh uỷ, thành uỷ; các đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) không quá 50 người. Riêng Đảng bộ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quân đội, Công an mỗi đảng bộ không quá 60 người.
- Số lượng báo cáo viên của các huyện uỷ, quận uỷ ...(gọi chung là cấp huyện), trong đó bao gồm cả số lượng báo cáo viên của cấp uỷ xã (phường), không quá 30 người. Các báo cáo viên này làm nhiệm vụ của cả hai cấp huyện và xã.
II. Mức phụ cấp trách nhiệm và nguyên tắc chi trả
1. Mức phụ cấp
a) Báo cáo viên cấp Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung.
b) Báo cáo viên ở cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu chung.
c) Báo cáo viên ở cấp huyện và xã được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung.
2. Nguyên tắc chi trả
a) Người tham gia báo cáo viên nhiều cấp thì được hưởng một mức phụ cấp báo cáo viên của cấp cao nhất.
b) Khi thôi làm báo cáo viên hoặc bị thu hồi thẻ báo cáo viên thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
c) Phụ cấp báo cáo viên không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
d) Phụ cấp báo cáo viên các cấp được chi trả theo quý. Ở cấp Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban Tuyên giáo cùng cấp chi trả; Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương do văn phòng cấp uỷ chi trả; ở cấp huyện và xã do văn phòng huyện ủy chi trả.
III. Tổ chức thực hiện
1. Chế độ phụ cấp báo cáo viên quy định tại Hướng dẫn này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp đối với báo cáo viên quy định tại Hướng dẫn này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành .
3. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Hướng dẫn này.
Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương xem xét, giải quyết.
K/T TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG PHÓ TRƯỞNG BAN Nguyễn Văn Quynh (đã ký) | K/T TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC Vũ Ngọc Hoàng (đã ký) |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN MỚI
Theo Hướng dẫn số 08-HD/BTCTW ngày 21/06/2007
của Ban Tổ chức Trung ương
"Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể
về nghiệp vụ công tác đảng viên
và lập biểu thống kê cơ bản
trong hệ thống tổ chức đảng"
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011
50 NĂM - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN
ĐỀ CƯƠNG
Tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm,
ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển
(23/10/1961 - 23/10/2011)
Phần thứ nhất
Quá trình hình thành và phát triển
đường Hồ Chí Minh trên biển (1961 - 1975)
I. Sự ra đời và phát triển đường Hồ Chí Minh trên biển
Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, các nước tham gia Hội nghị đã long trọng tuyên bố tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Mỹ là nước trực tiếp giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và là thành viên của Hội nghị Giơnevơ nhưng lại trắng trợn tuyên bố: “Mỹ không bị nội dung này ràng buộc”, từ đó ráo riết hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 của Việt Nam làm giới tuyến quân sự tạm thời, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, biến miền Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa.
Tháng 6 năm 1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn, lập Chính phủ bù nhìn đồng thời thành lập phái đoàn quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM) và “khẩn cấp” tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm; được Mỹ hậu thuẫn, tháng 5 năm 1959, Ngô Đình Diệm ban hành Luật phát xít 10/59 và Luật số 21, lê máy chém đi khắp miền Nam, gây nên những vụ giết người man rợ.
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II) họp tại Hà Nội, xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết xác định con đường giải phóng miền Nam là “Con đường cách mạng bạo lực”. Theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, tháng 5 năm 1959, Tổng Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Phòng nghiên cứu hoạt động chi viện quân sự cho miền Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Quân uỷ Trung ương, ngày 19 tháng 5 năm 1959, “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (đơn vị tiền thân của Đoàn 559) được thành lập. Ngày 01 tháng 6 năm 1959, Tiểu đoàn 301 trực thuộc “Đoàn 559” ra đời, tiểu đoàn có nhiệm vụ mở tuyến vận tải xuyên Trường Sơn để chi viện vũ khí, trang bị, lực lượng cho chiến trường miền Nam. Đến tháng 7 năm 1959, Tiểu đoàn 603 được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm phương thức vận chuyển bằng đường biển chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam; Tiểu đoàn gồm 107 cán bộ, chiến sỹ, biên chế thành 2 đại đội, đóng quân tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Để giữ bí mật, Tiểu đoàn lấy tên là “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”; được sự giúp đỡ của nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương, Tiểu đoàn nhanh chóng ổn định nơi ăn, ở và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho chuyến vượt biển đầu tiên vào Khu V. Phương tiện vận tải ban đầu của đơn vị là 4 chiếc thuyền gỗ, mỗi chiếc trọng tải từ 15 đến 20 tấn; thuyền có 2 đáy, phía dưới để vũ khí, phía trên để lưới và dụng cụ đánh cá, cải trang thành thuyền buồm đánh cá miền Nam.
Sau khi chuẩn bị cơ sở vật chất, các đại đội tranh thủ ra khơi “đánh cá”, thực chất là tập luyện; tập kéo lưới, tập chịu đựng sóng gió, tập lấy phương hướng theo sao, theo địa hình; ban đầu tập gần bờ, sau đó xa bờ, tập ra khơi. Cùng với tập luyện, đơn vị tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, bồi dưỡng lập trường giai cấp, tinh thần dũng cảm, xây dựng ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sỹ và quán triệt phương án chiến đấu: nếu đưa được hàng vào bến an toàn, sẽ tìm cách huỷ tàu và đi theo đường bộ để trở lại đơn vị; nếu lạc đường, lạc hướng thì thả hàng xuống biển để giữ bí mật, trường hợp bị địch bắt cho nổ mìn phá thuyền.
Cuối năm 1959, công tác chuẩn bị cho vận chuyển đã cơ bản hoàn thành; Đại đội 1, Tiểu đoàn 603 tổ chức chuyến thuyền vượt biển đầu tiên; nhiệm vụ của chuyến vận tải này là: chở 5 tấn vũ khí và thuốc chữa bệnh cho chiến trường Khu V; địa điểm cập bến là chân đèo Hải Vân. Tham gia chuyến đầu tiên gồm 6 người: đồng chí Nguyễn Bất, đại đội trưởng Đại đội 1 làm thuyền trưởng; đồng chí Trần Mức làm thuyền phó; 4 thành viên còn lại là: Huỳnh Ba, Nguyễn Sanh, Huỳnh Sơn, Nguyễn Nữ. Để giữ bí mật, lợi dụng lúc thời tiết xấu, gió mùa đông bắc, 18 giờ ngày 27 tháng 1 năm 1960 (tức 30 Tết Canh Tý) thuyền nhổ neo; đêm đầu tiên, thuyền chạy thẳng ra vùng biển quốc tế, với ý định từ đó sẽ đi dần vào chân đèo Hải Vân; ngày hôm sau gió to, sóng lớn, thuyền có nguy cơ bị lật, 6 người kiên trì chèo chống nhưng thuyền vẫn cứ dạt về phía Nam và bị gãy một lái; đến ngày thứ 3, thuyền trôi vào Cù Lao Ré (Quảng Ngãi), mọi người định chèo thuyền ngược ra thì tay lái còn lại gãy nốt; lúc này gió bắt đầu lặng, tàu tuần tiễu của địch và tàu đánh cá của dân ra biển ngày một đông, nếu ở vùng biển này lâu sẽ bị lộ; để giữ bí mật, thuyền trưởng Nguyễn Bất quyết định phải cho huỷ 5 tấn súng đạn và thuốc chữa bệnh xuống biển để xóa dấu vết. Tuy không có chứng cớ rõ ràng, nhưng 6 thủy thủ của ta vẫn bị địch bắt đưa đi giam ở các khu vực để tra tấn, khai thác, 5 thủy thủ đã hy sinh, chỉ duy nhất đồng chí Huỳnh Ba còn sống (được trao trả năm 1974).
Chuyến đi đầu tiên không thành công, nhận thấy việc dùng thuyền gỗ, chạy bằng buồm, chở vũ khí vào chiến trường bằng đường biển có rất nhiều khó khăn và không an toàn, Quân ủy Trung ương quyết định cho Tiểu đoàn 603 ngừng hoạt động. Trong khi chờ đợi trên tìm phương án mới, Tiểu đoàn 603 giải thể, các đại đội chuyển về Tiểu đoàn 301 làm nhiệm vụ mở đường Trường Sơn.
Đầu năm 1960, cùng với Phong trào Đồng khởi Bến Tre, cách mạng của các tỉnh đồng bằng Nam Bộ chuyển mạnh lên thế tiến công và trở thành cao trào đồng khởi rộng khắp; trước tình hình đó, yêu cầu về vũ khí trang bị, đạn và thuốc chữa bệnh trở thành vấn đề sống còn, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và phát triển lực lượng của các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Yêu cầu cấp bách là phải nhanh chóng vận chuyển vũ khí, hàng hóa để chi viện cho chiến trường Nam Bộ; lúc này, tuyến đường bộ trên dãy Trường Sơn đã mở và hoạt động có hiệu quả, nhưng chưa vươn tới các địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng. Tổng Quân ủy tiếp tục chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu đề án mới về xây dựng và tổ chức lực lượng vận tải biển chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Khu V.
Trong khi chưa có lực lượng để làm nhiệm vụ vận chuyển trên biển chi viện cho miền Nam, Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các tỉnh ven biển ở miền Trung và Nam Bộ chủ động chuẩn bị bến, bãi và tổ chức đưa thuyền vượt biển ra miền Bắc, vừa thăm dò, nắm tình hình địch, nghiên cứu tuyến vận chuyển trên biển, vừa nhận vũ khí để kịp thời cung cấp cho phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam đang phát triển.
Giữa năm 1961, Tỉnh Bạc Liêu điều hai thuyền ra Bắc (còn gọi là Đội thuyền Cà Mau); thuyền thứ nhất do đồng chí Bông Văn Dĩa (Hai Dĩa) phụ trách, rời rạch Cá Mòi (Mũi Cà Mau) bắt đầu chuyến hành trình vượt biển ra Bắc, ngày 7 tháng 8 năm 1961 cập bến tại cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình); thuyền thứ hai do đồng chí Nguyễn Thanh Trầm (Tư Lưới) phụ trách, ngày 3 tháng 8 năm 1961 xuất phát, khi đi ngang qua Huế thì thuyền bị thủng, phải quay trở lại Cà Mau để sửa chữa.
Tỉnh Trà Vinh thành lập 1 khung cán bộ để đưa thuyền ra Bắc, do đồng chí Hồ Văn In (Bảy Thắng) làm thuyền trưởng, đồng chí Nguyễn Thanh Lồng (Hai Tranh) làm Chính trị viên; ngày 3 tháng 8 năm 1961 thuyền xuất phát, ra tới Nha Trang gặp bão; sóng to, gió lớn thuyền trôi dạt sang Ma Cao (Trung Quốc) sau đó đi trở lại hướng Tây Nam; ngày 15 tháng 8 năm 1961, thuyền bị Bộ đội Biên phòng Trung Quốc giữ và đưa về Du Hải - Quảng Châu; ngày 16 tháng 8 năm 1961 đại diện Đại sứ quán Việt Nam đón và đưa anh em về Hà Nội, còn thuyền thì Bạn cho Tàu Nam Hải 136 chở sang bàn giao cho Ty Thủy sản Hải Phòng.
Tỉnh Bến Tre tổ chức hai thuyền ra Bắc, thuyền thứ nhất do đồng chí Đặng Bá Tiên (Sáu Giáo) làm thuyền trưởng. 16 giờ ngày 17 tháng 8 năm 1961 thuyền xuất phát, sau 8 ngày đêm hành trình, vật lộn với sóng, gió và né tránh sự kiểm soát của địch; ngày 24 tháng 8 năm 1961, thuyền đã chở 6 anh em cập vào bến Hà Tĩnh; thuyền thứ hai do đồng chí Lê Công Cẩn (Năm Công) phụ trách, ngày 28 tháng 8 năm 1961, thuyền cập vào bến Thanh Hoá.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhưng thuyền của tỉnh Bà Rịa do đồng chí Nguyễn Sơn (Nguyễn Văn Phe) xã đội trưởng xã Phước Hải làm thuyền trưởng, đồng chí Lê Hà (Lê Văn Mây) làm thuyền phó, ngày 15 tháng 5 năm 1962 cũng ra đến miền Bắc an toàn.
Như vậy, từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, 5 thuyền của địa bàn Nam Bộ đã ra tới miền Bắc; những người con kiên trung của thành đồng Tổ quốc (trong đó có 18 đảng viên) đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Lê Duẩn và các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương gặp mặt, ân cần thăm hỏi, động viên.
Những chuyến thuyền từ Nam Bộ vượt biển ra Bắc thành công là một trong những cơ sở quan trọng để xúc tiến việc thành lập đoàn vận tải thủy tiếp tế vũ khí cho miền Nam. Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra Quyết định số 97/QP do Thứ trưởng Hoàng Văn Thái ký thành lập Đoàn 759 vận tải thuỷ, đồng chí Đoàn Hồng Phước làm đoàn trưởng; Cơ quan của Đoàn gồm có Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần; lực lượng của Đoàn ban đầu có 38 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 20 đồng chí thuộc các thuyền của Bến Tre, Trà Vinh và Liên khu V vừa điều ra. Đoàn có nhiệm vụ mua sắm phương tiện, vận chuyển tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Đoàn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh, lấy nhà số 83 Lý Nam Đế (Hà Nội) làm trụ sở. Cuối năm 1961, đề án công tác của Đoàn đã được Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh thông qua; ngày 12 tháng 2 năm 1962, Tổng cục Chính trị có Quyết định số 09/QĐ thành lập Đảng uỷ Đoàn 759 do đồng chí Phạm Thái Hoà làm Bí thư.
Quyết định thành lập Đoàn 759 thể hiện tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của Bộ Chính trị mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, sự ra đời của Đoàn 759 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển. Ngày 23 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của Đoàn 759 trước đây, Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay, đồng thời là Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển.
II. Táo bạo - bí mật - bất ngờ, vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn I (1962 -1965), góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
Phong trào Đồng khởi năm 1960 thắng lợi, cách mạng miền Nam chuyển biến mạnh mẽ, cục diện chiến trường có nhiều thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta, chính quyền Ngô Đình Diệm đứng trước nguy cơ sụp đổ; để cứu vãn tình thế và chiếm lại những địa bàn, vùng dân cư đã mất, đầu năm 1962, đế quốc Mỹ thực hiện Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, nội dung cơ bản của chiến lược này là càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược trên quy mô lớn, đưa hàng triệu nông dân miền Nam vào trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân; tăng cường bắn pháo, ném bom, rải chất độc hoá học diệt sự sống trên mặt đất. Trước tình hình đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam chỉ rõ: “…Tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, nhất là xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tập trung của miền, quân khu…”.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, sau khi rút kinh nghiệm các chuyến vận chuyển đường biển từ Bắc vào Nam chưa thành công, Đoàn 759 quyết định để thuyền “Bạc Liêu” đi chuyến trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam. Thuyền gồm 6 người do đồng chí Bông Văn Dĩa là Bí thư chi bộ phụ trách, đồng chí Hai Tranh là Phó Bí thư chi bộ. Đêm 10 tháng 4 năm 1962, thuyền rời cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) đi về hướng nam, ngày 14 tháng 4 năm 1962, khi thuyền đến vùng biển Nha Trang thì gặp tàu Mỹ, chúng nghi ngờ và cho tàu chạy vòng quanh, quần đảo từ 8 giờ sáng đến 14 giờ chiều; anh em trên thuyền phải bỏ hết hải đồ, la bàn xuống biển, đóng vai dân chài ra khơi đánh cá bị gió đẩy xa bờ, địch bị ta nghi binh không đeo bám nữa; thuyền tiếp tục hành trình về hướng nam; ngày 18 tháng 4 năm 1962, thuyền tới cửa Bồ Đề (thuộc Tân Ân - Ngọc Hiển - Cà Mau); thuyền đi vào cửa Rạch Ráng, 10 giờ đêm hôm đó cập vào Vàm Lũng; sau thời gian nghiên cứu, khảo sát bến, thuyền Bạc Liêu tiếp tục quay trở ra miền Bắc; chuyến đi trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam đã thành công.
Trung tuần tháng 8 năm 1962, Quân uỷ Trung ương thông qua Nghị quyết mở đường vận chuyển chiến lược trên biển. Bắt đầu từ đây, Đoàn 759 bước vào một giai đoạn vận chuyển mới. Tháng 8 năm 1962, Đoàn 759 nhận bàn giao 4 tàu gỗ từ Xưởng đóng tàu I (Hải Phòng) và tiếp nhận bổ sung cán bộ. Đêm 11 tháng 10 năm 1962, chiếc tàu gỗ đầu tiên chở 30 tấn vũ khí đã rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) lên đường đi Cà Mau do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm chính trị viên cùng 11 thủy thủ. Ngày 19 tháng 10 tàu vào bến Vàm Lũng, 30 tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc đã được chiến trường miền Nam tiếp nhận an toàn. Đường biển, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam đã trở thành hiện thực, tạo tiền đề cho những chuyến vận chuyển thành công tiếp theo của cán bộ, chiến sỹ Đoàn 759.
Phát huy kết quả của tàu thứ nhất, lần lượt tàu thứ hai, thứ ba và tàu thứ tư tiếp tục vượt biển vào bến Cà Mau. Để đảm bảo bí mật cho tuyến đường vận tải đặc biệt, những chiếc tàu của Đoàn 759 phải cải hoán thành tàu đánh cá, không có số hiệu cố định, xen kẽ, trà trộn vào những đoàn tàu đánh cá của ngư dân địa phương trên biển, tên gọiĐoàn tàu không số được ra đời. 4 chuyến trong hai tháng đã vận chuyển 111 tấn vũ khí cho Khu IX an toàn, đây là một thắng lợi lớn khi mà vùng đất cực nam Nam Bộ, lực lượng vũ trang đang phát triển, cần vũ khí để chiến đấu đập tan các cuộc càn quét của Mỹ ngụy, củng cố niềm tin và quyết tâm của quân dân miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Khi tuyến đường vận tải biển được khai thông, những tấn vũ khí đầu tiên đến với lực lượng vũ trang Cà Mau (10/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện biểu dương khen ngợi, đồng thời nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ đoàn 759"…hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào miền Nam giết giặc".
Qua những chuyến tàu vỏ gỗ đi vào Cà Mau thắng lợi, đã khẳng định ta có thể vận chuyển bằng đường biển lâu dài, vì vậy cần phải có những phương tiện vận chuyển tốt hơn đi trong mọi thời tiết; Quân uỷ Trung ương chủ trương nhanh chóng đầu tư, trang bị cho Đoàn 759 loại tàu vỏ sắt trọng tải từ 50 tấn đến 100 tấn; cuối năm 1962, Bộ Tổng Tư lệnh đề nghị Xưởng đóng tàu III (Hải Phòng) thuộc Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm việc đóng tàu vỏ sắt.
Ngày 17 tháng 3 năm 1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên do đồng chí Đinh Đạt làm thuyền trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Tiến làm chính trị viên chở 44 tấn vũ khí lên đường và đã vào bến Trà Vinh an toàn. Xưởng đóng tàu III (Hải Phòng) tiếp tục cho hạ thủy chiếc tàu thứ 2, rồi tàu thứ 3, thứ 4, thứ 5 và tàu thứ 6. Nhờ đó, trong năm 1963, Đoàn 759 đã tổ chức đi nhiều chuyến chở hàng hóa, vũ khí; những chuyến tàu cùng cán bộ, chiến sỹ lặng lẽ, bí mật, nối tiếp nhau rời bến, cập bến chi viện cho chiến trường miền Nam; mỗi chuyến ra khơi là mỗi lần thử thách đầy khó khăn, gian khổ, căng thẳng, hiểm nguy đối với cán bộ, chiến sỹ; họ không chỉ đấu trí với kẻ thù mà còn phải vượt qua sóng gió, thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt. Trong Đoàn, không tàu nào biết tàu nào; trước khi lên đường, cán bộ, chiến sỹ không tiếp xúc bạn bè, người thân. Nhờ tổ chức tốt, kỷ luật nghiêm, ý thức trách nhiệm cao, tinh thần vững vàng và trình độ chuyên môn giỏi, những chuyến đi của Đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ được bí mật. Chỉ trong vòng 1 năm, Đoàn 759 đã thực hiện 29 chuyến hàng vào Nam Bộ, vận chuyển 1.430 tấn vũ khí cho chiến trường, đạt hệ số vận chuyển cao, đây là chiến công to lớn trực tiếp góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân và dân miền Nam.
Phát huy kết quả vận chuyển bằng đường biển chi viện cho chiến trường Nam Bộ, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Khu VII mở bến đón tàu, để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào thẳng chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đoàn 759 được lệnh chuẩn bị một tàu chở vũ khí đột phá mở đường mới vào bến Bà Rịa; đêm 26 tháng 9 năm 1963, chiếc tàu gỗ mang số hiệu 41 do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng, đồng chí Đặng Văn Thanh là chính trị viên cùng 11 thuỷ thủ, chở 18 tấn vũ khí xuất phát tại cảng Bính Động (Hải Phòng). Để giữ bí mật Tàu phải đi trong mưa bão để tránh tàu tuần tiễu, tuần tra của địch; khi tàu tới khu vực đảo Phú Quý thì chuyển hướng vào bến, khó khăn lúc này là chưa bắt được liên lạc với ban phụ trách bến theo kế hoạch; trời sắp sáng, thủy triều bắt đầu xuống, trên đường vào bến tàu bị mắc cạn gần đồn Phước Hải của địch, lại đúng lúc chúng đang càn quét ở vùng này; để giữ bí mật lâu dài, ban phụ trách bến yêu cầu cho phá hủy tàu ngay trong đêm; song cán bộ, chiến sỹ Tàu 41 đã hạ quyết tâm không phá tàu, tuy tàu mắc cạn gần địch nhưng chưa bị lộ và đề nghị lực lượng ở bến cùng với cán bộ, chiến sỹ trên tàu nhanh chóng bốc dỡ vũ khí đưa vào bờ; mặc dù vũ khí chưa lấy hết, nhưng trời đã sáng nên đành dừng lại; suốt từ mờ sáng cho đến trưa, Tàu 41 và 2 cán bộ của ta là bí thư chi bộ Đặng Văn Thanh và thợ máy Huỳnh Văn Sao ở lại giữ tàu, thi gan, đấu trí với máy bay địch, có những lúc tưởng chừng như địch đã phát hiện ra con tàu chở vũ khí của ta, nhiều lần ban phụ trách bến yêu cầu hủy tàu, nhưng với lòng dũng cảm, trí thông minh, đồng chí Đặng Văn Thanh và Huỳnh Văn Sao đã nêu một tấm gương sáng về sự bình tĩnh, mưu trí, gan dạ và linh hoạt trong xử lý tình huống trước kẻ thù, do đó đã giữ được bí mật tuyệt đối của chuyến đi quan trọng này và chuyến đi mở đường, mở bến chi viện vũ khí cho Khu VII vào Bà Rịa thành công.
Với thành tích vận chuyển vũ khí cho chiến trường, tháng 9 năm 1963, Đoàn 759 đã được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai; Tàu 41 được tặng Huân chương Quân công hạng Nhất; Tàu 43, 54, 55, 56 được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Tàu 42, 67, 68 được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì.
Quá trình vận tải bằng đường biển, Đoàn 759 nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh; sự giúp đỡ, phối hợp, hiệp đồng có hiệu quả của các cơ quan trực thuộc Bộ; nhất là Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu); Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ (Tổng cục Chính trị); Cục Quân khí (lúc đó thuộc Tổng cục Hậu cần); sự phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải; Đảng bộ và nhân dân các địa phương, nhất là Thành phố Hải Phòng.
Tháng 8 năm 1963, Quân uỷ Trung ương quyết định giao Đoàn 759 trực thuộc Quân chủng Hải quân. Ngày 29 tháng 1 năm 1964, Bộ Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125.
Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, BTL Quân chủng Hải quân, Đoàn 125 đã khẩn trương củng cố tổ chức và ổn định mọi mặt; vừa xây dựng, vừa vận chuyển; Đoàn 125 không ngừng trưởng thành và đạt nhiều thành tích mới. Từ năm 1962 đến hết năm 1964, Đoàn 125 đã huy động 17 tàu vỏ sắt, 3 tàu vỏ gỗ, tổ chức 79 chuyến vận chuyển vũ khí trang bị và cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Quân đội vào miền Nam. Số vũ khí, trang bị mà đơn vị vận chuyển trong thời gian này được hơn 4.000 tấn. Tàu của Đoàn đã cập bến Bạc Liêu (Cà Mau) 43 lần, Bến Tre 17 lần, Trà Vinh 14 lần, Bà Rịa 2 lần, Phú Yên 2 lần, Bình Định 1 lần. Số vũ khí đã đến được với chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Khu V đúng lúc, đáp ứng kịp thời sự mong đợi của chiến trường, trực tiếp góp phần cùng các lực lượng vũ trang Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Khu V nhanh chóng phát triển thế tiến công, giành nhiều thắng lợi oanh liệt như chiến thắng ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã..., góp phần làm thất bại về căn bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ – ngụy trên chiến trường miền Nam.
Sau chuyến vận tải vào Khu V thành công, cuối năm 1964, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu mở rộng tuyến vận tải bằng đường biển vào các bến thuộc địa bàn Khu V; lựa chọn phương án này, tuy cung đường được rút ngắn, nhưng xuất hiện nhiều khó khăn mới, nhất là việc tìm đặt bến; địa hình ven biển trống trải, các cửa sông tàu ta có thể vào để giao hàng thì địch đã đóng đồn bốt, ngoài biển thì rađa, tàu chiến, máy bay địch kiểm soát khá cẩn mật.
Sau khi nhận được thông tin về bến, bãi do các tổ trinh sát và cơ quan quân sự địa phương cung cấp, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã thông qua phương án vận chuyển do Đoàn 125 đề xuất; đồng thời nhấn mạnh: Các tàu vào ven biển Khu V phải thật khôn khéo lừa địch trên đường hành trình, táo bạo, bí mật thọc sâu vào bến, nhanh chóng bốc dỡ hàng xong là rút ngay; trường hợp thật đặc biệt mới ở lại ban ngày, nhưng phải chuẩn bị đầy đủ kế hoạch và phương án chiến đấu phòng khi bị lộ.
Sau một thời gian phối hợp với Khu V nghiên cứu và chuẩn bị bến bãi, ngoài bến Vũng Rô (Phú Yên) đã có, các bến Lộ Diêu (Bình Định), Đạm Thuỷ (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam) được khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng tiếp nhận hàng.
Ngày 21 tháng 9 năm 1964, Tàu 401 được lệnh lên đường vào Khu V, Tàu có 12 cán bộ, chiến sỹ; khi hành trình trên biển, gặp gió mùa Đông Bắc, nên chi ủy tàu hội ý và quyết định cho tàu quay trở lại; ngày 10 tháng 10 năm 1964, Tàu xuất phát lần hai, nhưng gặp bão, đành phải đưa tàu vào tạm trú tại đảo Hải Nam. Ngày 25 tháng 10, Tàu tiếp tục hành trình, vượt qua sóng gió và sự tuần tra, kiểm soát của địch, sáng ngày 1 tháng 11 năm 1964, Tàu cập bến Lộ Diêu giao hàng nhưng bị mắc cạn, phải tiến hành mạo hiểm lấy hàng vào ban ngày, toàn bộ vũ khí được đưa về vị trí cất giấu an toàn. Do bị mắc cạn, Tàu 401 bị hỏng nặng không thể khắc phục được, chi bộ quyết định đốt cháy tàu để xóa dấu vết.
Tình hình Tàu 401 mở bến Lộ Diêu được báo cáo lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng chỉ thị: Không sử dụng bến Lộ Diêu nữa mà tìm cách đưa hàng vào bến mới ở Phú Yên. Chấp hành chỉ thị của đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương và sự chỉ đạo hướng dẫn của Cục Tác chiến, Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định chọn bến Vũng Rô làm điểm giao hàng cho chiến trường Phú Yên.
Để thực hiện chuyến đi vào Vũng Rô, Bộ Tư lệnh Hải quân và Đoàn 125 chọn Tàu 41. Đây là chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên của Đoàn 125 đi vào Khu V, gồm 16 cán bộ, thủy thủ do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và Chính trị viên Trần Hoàng Chiếu chỉ huy. Ngày 16 tháng 11 năm 1964, Tàu 41 chở 45 tấn vũ khí rời bến Bãi Cháy (Hòn Gai, Quảng Ninh); tàu đi được hơn một ngày thì gặp gió mùa đông bắc, sở chỉ huy chỉ thị cho tàu dừng lại ở đảo Hải Nam (thường gọi là A3) chờ lệnh; Ngày 26 tháng 11, tàu được lệnh tiếp tục hành trình, đến 23 giờ ngày 28 tháng 11, tàu cập bến Vũng Rô, sau chuyến thứ nhất Tàu 41 được lệnh vào Vũng Rô lần thứ 2, lần thứ 3. Cả 3 chuyến vận chuyển đều thắng lợi, an toàn.
Có vũ khí từ miền Bắc chuyển vào, tháng 12 năm 1964, Bộ Tư lệnh Khu V đã mở các đợt tác chiến tiêu diệt quân chủ lực ngụy, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá kìm, diệt ác, giải phóng một số vùng ở đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà. Tại thung lũng An Lão, chỉ trong một đêm, lực lượng của ta đã san bằng 9 cứ điểm của địch. Phát huy thắng lợi, các trung đoàn chủ lực của Khu V đã phối hợp với các tiểu đoàn bộ đội địa phương và đặc công tiếp tục tiến công địch giành chiến thắng vang dội ở Việt An, Quế Sơn, Đèo Nhông, Dương Liễu…, hàng ngàn tên địch bị tiêu diệt, hàng vạn nhân dân vùng đồng bằng được giải phóng. Đến đây, cao trào đấu tranh quân sự, chính trị song song ở Khu V có bước phát triển mới, góp phần làm chuyển biến cục diện chung trên toàn Miền.
Công việc vận chuyển đang tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện Tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô. Tàu 143 được lệnh chở 63 tấn vũ khí vào bến Lộ Diêu (Bình Định), nhưng sau đó được lệnh đưa hàng vào bến Vũng Rô (Phú Yên). Ngày 16 tháng 2 năm 1965, sau khi bốc dỡ hàng hóa tàu quay ra thì tời neo bị hỏng, buộc phải ngụy trang ở lại bến, nhưng bị địch phát hiện, chúng cho máy bay ném bom và sử dụng lực lượng bộ binh bao vây hòng tiêu diệt và bắt sống cả người và tàu của ta; trong trận chiến đấu không cân sức, một số đồng chí bộ đội địa phương bị thương và hy sinh, ta mất một số vũ khí cất giấu chưa kịp chuyển đi. Con đường vận chuyển chiến lược trên biển không còn giữ được bí mật nữa. Biết rõ ý đồ của ta, địch tăng cường tuần tiễu, kiểm soát chặt chẽ và phong tỏa vùng biển miền Nam. Việc vận chuyển vũ khí, hàng hóa quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển gặp muôn vàn khó khăn, Quân ủy Trung ương quyết định tạm ngừng việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam để nghiên cứu phương thức vận chuyển mới, phù hợp với tình hình.
Tháng 10 năm 1964, Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho lực lượng vũ trang miền Nam mở đợt hoạt động Đông - Xuân (1964 - 1965) nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, mở rộng vùng giải phóng. Chiến trường chính trong đợt hoạt động này là miền Đông Nam Bộ, miền Trung Trung Bộ và Tây Nguyên.
Để chuẩn bị cho đợt hoạt động Đông - Xuân (1964 - 1965), Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ xin chi viện vũ khí vận chuyển bằng đường biển vào Bà Rịa. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho Đoàn 125 thực hiện yêu cầu trên. Ngày 29 tháng 11 năm 1964, Tàu 56 chở 44 tấn vũ khí, nhổ neo và đến 10 giờ đêm 22 tháng 12 Tàu đã cập bến Lộc An - Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu) an toàn.
Năm 1964 là năm mà Đoàn 125 vận chuyển được nhiều vũ khí nhất chi viện cho chiến trường; từ ngày đi chuyến đầu tiên (tháng 10 năm 1962) cho tới đầu năm 1965, Đoàn 125 đã tổ chức trên 90 chuyến, vận chuyển trên 5 ngàn tấn vũ khí cho chiến trường; bao gồm súng đạn, thuốc chữa bệnh và các trang bị quân sự, những chuyến đi và hàng trăm câu chuyện thần kỳ về lòng dũng cảm, đức hy sinh, sự tài trí; là những câu chuyện cảm động về tình đồng đội, về tinh thần vượt khó, chịu đựng gian khổ, thời tiết khắc nghiệt, xông pha nơi hiểm nguy, đối mặt trực diện với kẻ thù; mỗi chuyến đi là một chiến công, kể cả những chuyến đi thành công và những chuyến đi chưa thật trọn vẹn. Những sự tích anh hùng, những huyền thoại của “Đoàn tàu không số”, xâu chuỗi thành con đường bất tử - Đường Hồ Chí Minh trên biển, mãi mãi lưu truyền trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
III. Vượt qua thử thách ác liệt, khắc phục khó khăn, tiếp tục vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn II, góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “việt nam hoá chiến tranh” của đế quốc mỹ (1965 - 1972)
Bị thất bại trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, đế quốc Mỹ tiếp tục tăng quân, ráo riết chuẩn bị mở cuộc phản công lớn lần thứ hai; tính đến tháng 8 năm 1966, số quân Mỹ tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã lên gần 300.000 tên. Hải quân và Không quân Mỹ tăng cường tối đa các vụ oanh kích hòng chặn đứng mọi nguồn chi viện của miền Bắc cho các chiến trường miền Nam, số lượng máy bay và số trận máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc trong năm 1966 tăng gấp hai lần năm 1965.
Ngày 29 tháng 6 năm 1966, đế quốc Mỹ đã leo nấc thang mới rất nghiêm trọng; chúng ném bom một số mục tiêu kinh tế, chính trị quan trọng ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải Phòng. Trước hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, ngày 17 tháng 7 năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quân và dân cả nước: “...Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do; đến ngày thắng lợi, nhân dân sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn...”.
Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đoàn kết một lòng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Miền Bắc càng sục sôi khí thế đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, dồn sức chi viện cho miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của địch. Hòa cùng khí thế chung của cả nước, Đoàn 125 chuẩn bị bước vào giai đoạn vận chuyển mới.
Trong điều kiện yếu tố bí mật, bất ngờ của tuyến đường không còn; địch bố phòng, kiềm toả gắt gao, đường đi mới, xa bờ, qua nhiều vùng biển lạ, nguy hiểm; do vậy, công tác chuẩn bị cho chuyến mở đường phải được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, chu đáo. Đoàn 125 giao cho Tàu 42 gồm 16 thuỷ thủ do đồng chí Nguyễn Văn Cứng làm thuyền trưởng và đồng chí Nguyễn Ngọc ẩn làm chính trị viên. Đêm 15 tháng 10 năm 1965, Tàu 42 chở 60 tấn vũ khí nhổ neo, xuất bến; đêm 24 tháng 10, Tàu cập bến Rạch Kiến Vàng (Cà Mau) an toàn. Thắng lợi của chuyến đi mở đường của Tàu 42 trong tình hình mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng; nó chứng minh cho ý chí quyết tâm liên tục tiến công chi viện cho miền Nam bằng đường biển là hoàn toàn đúng đắn. Tiếp theo Tàu 42, Tàu 69 và Tàu 68 lần lượt lên đường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Mặc dù so sánh lực lượng trên biển giữa ta và địch là hết sức chênh lệch, một bộ phận Hạm đội 7 của Mỹ và tàu thuyền của quân đội nguỵ Sài Gòn, hệ thống trinh sát, quan sát, cảnh giới tầm xa và tàu địch ken dày cùng với lực lượng không quân hỗ trợ tối đa và một bên là lực lượng vận tải nhỏ, trang bị vũ khí thô sơ; nhưng cán bộ, chiến sỹ của Đoàn 125 đã làm nên những điều kỳ diệu, luôn đương đầu với địch và vật lộn với sóng to, gió lớn; càng gặp khó khăn nguy hiểm, càng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, trên dưới đoàn kết một lòng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ Đoàn 125, ngày 30 tháng 4 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho đơn vị. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Quốc hội, Chính phủ tặng Danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND cho Đoàn 125.
Đêm 30, rạng sáng ngày 1 Tết Mậu Thân (31 tháng 1 năm 1968), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta diễn ra đồng loạt trên khắp miền Nam. Để đáp ứng yêu cầu vũ khí cho chiến trường và phân tán sự đối phó của địch; từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 2 năm 1968, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng 4 tàu: Tàu 165, 56, 54 và Tàu 235 lên đường làm nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam. Kết thúc giai đoạn vận chuyển cực kỳ ác liệt, từ tháng 10 năm 1965 đến tháng 3 năm 1968, Đoàn 125 đã tổ chức 23 chuyến vận chuyển, trong đó có 5 chuyến thành công, chở 310 tấn vũ khí cho chiến trường; 6 chuyến xảy ra chiến đấu, ta phá hủy 4 chiếc, địch lấy của ta 2 chiếc; ta phá 2 tàu bị mắc cạn; những chuyến đi còn lại gặp địch, buộc phải quay về.
Trước thất bại bằng không quân ở miền Bắc và tổn thất nặng nề trên chiến trường miền Nam, ngày 31 tháng 10 năm 1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Theo chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng, Đoàn 125 tham gia Chiến dịch vận chuyển VT5 (vận chuyển hàng hoá, vũ khí từ Hải Phòng vào Sông Gianh - Quảng Bình), và từ đây hàng hoá, vũ khí sẽ được các lực lượng vận chuyển vào chiến trường miền Nam bằng đường bộ.
Với phương châm chỉ đạo “Chuẩn bị chu đáo, tranh thủ thời cơ, làm nhanh, gọn, liên tục, an toàn, đi gần bờ, dựa vào dân”, từ ngày 3 tháng 11 năm 1968 đến ngày 29 tháng 1 năm 1969, vượt qua hàng rào phong tỏa dày đặc thủy lôi và bom từ trường của Mỹ, Đoàn 125 đã huy động 364 lượt tàu, vận chuyển 21.737 tấn hàng, đạt 217,37% kế hoạch; đến cuối tháng 1 năm 1969, Đoàn 125 kết thúc đợt 1 Chiến dịch vận chuyển VT5.
Tháng 2 năm 1969, Đoàn 125 tiếp tục Chiến dịch vận chuyển VT5, với 187 chuyến tàu, vận chuyển 10.889 tấn hàng hóa, vượt chỉ tiêu 1.000 tấn, góp phần chi viện cho chiến trường, đặc biệt là chiến trường Thừa Thiên - Huế và Mặt trận Khu V. Tết Nguyên đán năm 1969, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gửi tặng lẵng hoa và đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc tết đơn vị.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị thất bại, để cứu vãn tình hình, đế quốc Mỹ thực hiện Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chúng tăng cường đưa vũ khí hiện đại với số lượng lớn vào chiến trường miền Nam. Nhiệm vụ lúc này của toàn dân và toàn quân ta là phải tập trung nỗ lực cao nhất, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải sụp đổ và giành thắng lợi hoàn toàn.
Tháng 7 năm 1969, sau khi rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân của những chuyến đi thành công và không thành công, Đoàn 125 sử dụng Tàu 42 cải trang thành tàu nghiên cứu biển, đi trinh sát để tìm phương thức vận chuyển mới. Đây là chuyến đi rất quan trọng nhằm thăm dò tình hình địch phong toả trên biển, mở đường mới, tìm bến mới và những thông tin cần thiết khác. Từ kết quả của chuyến đi trinh sát, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng nhận định tình hình và quyết định chuẩn bị đợt vận chuyển lớn vào chiến trường Khu V, Khu VI, Khu VIII, Khu IX.
Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, năm 1970, Đoàn 125 đã tổ chức 17 chuyến đi, song chỉ có 5 chuyến vào được bến, 10 chuyến gặp địch tuần tra, kiểm soát gắt gao, để giữ bí mật của con đường chiến lược, đành phải quay về.
Từ tháng 10 năm 1971 đến tháng 4 năm 1972, Đoàn tổ chức liên tục 15 chuyến, kết quả tuy còn hạn chế, nhưng có ý nghĩa quan trọng, đưa hàng vào bến mới thành công. Có thể nói, từ năm 1971 đến năm 1972 là giai đoạn cán bộ, chiến sỹ Đoàn 125 phải đối mặt với những thử thách gay go, ác liệt; trong đội ngũ trung kiên của Đoàn xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh anh dũng.
Ngày 12 tháng 4 năm 1972, Tàu 645 do thuyền trưởng Lê Hà và chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy nhổ neo rời bến. Ngày 23 tháng 4, gặp địch, buộc phải quay ra vùng biển quốc tế, tàu khu trục của địch phát hiện và kèm sát tàu ta với ý đồ bắt sống Tàu 645; chúng dùng loa hù dọa, yêu cầu đầu hàng thì sẽ không trừng trị, bảo đảm được an toàn; nhưng anh em vẫn gan dạ, giữ vững ý chí, quyết tâm chiến đấu. Gọi hàng không có kết quả, địch bắt đầu nổ súng, cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra quyết liệt; một số cán bộ, chiến sỹ ta bị thương và hy sinh, tàu bị hỏng lái, không điều khiển được. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đề nghị cho anh em rời tàu, còn anh ở lại điểm hỏa hủy tàu. Khi anh định xuống nước thì phát hiện một tình huống vô cùng nguy hiểm, 16 anh em thủy thủ phần lớn bị thương, đang cụm lại thành khối dìu nhau bơi, lúc gần, lúc lại ra xa tàu; do vậy, anh quyết định không rời tàu, ở lại chọn lúc tàu xa anh em mới điểm hoả huỷ tàu. Dưới biển, anh em nán lại đợi Hiệu, song anh nói to “Các đồng chí về báo cáo với Đoàn là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”, rồi anh quay vào buồng lái, đôi mắt bình thản nhìn về phía tàu địch. Khi tàu chạy ra xa anh em, Nguyễn Văn Hiệu điểm hỏa, một ánh chớp lóe lên, kế đó là một tiếng nổ mạnh, Tàu 645 cùng thiếu úy Nguyễn Văn Hiệu đã ra đi như thế (ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hiệu được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND).
Nhìn lại chặng đường mười năm (từ năm 1961 đến năm 1972) làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, hàng hóa và lực lượng chi viện cho chiến trường miền Nam, Đoàn 125 đã tổ chức gần 600 chuyến tàu, vận chuyển gần 33.000 tấn hàng hóa, vũ khí các loại, kịp thời chi viện cho chiến trường. Mười năm vận chuyển là mười năm kiên gan bền bỉ của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ Đoàn 125; nhiều con tàu ra đi không trở lại, nhiều đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn yên nghỉ nơi biển cả mênh mông. Đếm sao hết số lần phải thi gan, đấu trí với địch; kể sao hết những tấm gương dũng cảm, đức hy sinh cao quý; mỗi lần ra đi là một lần quyết tử, gặp địch là sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hủy tàu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bí mật con đường. Địch chăng lối này, ta mở lối đi khác; phương thức này không thành, ta tìm ra phương thức khác…Con đường vận chuyển trên biển trở thành một kỳ tích, huyền thoại. góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh thắng Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
IV. tham gia chiến dịch hồ chí minh, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
Bị thất bại nặng nề trong chiến dịch đánh phá bằng không quân ra miền Bắc, cùng với thắng lợi của quân dân ta trên chiến trường miền Nam, ngày 27 tháng 1 năm 1973, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, rút hết quân đội về nước, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhưng với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, chúng tìm mọi cách tiếp sức cho nguỵ quyền Sài Gòn xây dựng lực lượng, mở rộng chiến tranh, lấn chiếm vùng giải phóng, đánh phá các cơ sở cách mạng của ta, duy trì chính sách cai trị, độc tài phát xít. Nhiệm vụ của toàn quân lúc này là ra sức củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chiến đấu, đập tan âm mưu gây lại chiến tranh của địch.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Đoàn 125 tiếp tục củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, thành lập thêm tiểu đoàn, tiếp nhận tàu mới, tăng cường huấn luyện nâng cao trình độ mọi mặt và rèn luyện ý chí chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ, sẵn sàng lên đường khi có lệnh.
Đầu năm 1973, Đoàn nhận nhiệm vụ vận chuyển 3.000 tấn vũ khí vào Khu IV trên tuyến đường từ Hải Phòng đến Sông Gianh, Quảng Bình; với tinh thần trách nhiệm cao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trong 63 ngày đêm liên tục, Đoàn đã vận chuyển trên 4.000 tấn hàng vào các binh trạm của Cục Vận tải quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần ở nam Khu IV.
Quý II năm 1973, Đoàn nhận nhiệm vụ vận chuyển 12.000 tấn hàng vào Quảng Bình cho Binh trạm 30 và 19. Đoàn đã tổ chức 161 chuyến tàu, vận chuyển 11.365 tấn hàng vào nam Khu IV an toàn. Đầu tháng 11 năm 1973, Đoàn phối hợp với một số đơn vị, vận chuyển 26 xe cơ giới, 16 máy kéo cho Khu V và căn cứ K5 qua cảng Đông Hà, Quảng Trị. Tiếp đó, năm 1974, Đoàn vận chuyển 15.000 tấn hàng từ Hải Phòng vào Nhật Lệ, Quảng Bình và từ Hải Phòng vào Cửa Việt, Quảng Trị. Trong 2 năm 1973 - 1974, Đoàn đã huy động 380 lượt tàu ra khơi, chuyên chở trên 43 nghìn tấn hàng, đưa 2.042 lượt cán bộ, chiến sỹ từ hậu phương ra tiền tuyến và từ đất liền ra các đảo, vượt qua chặng đường 158.292 hải lý an toàn.
Cuối năm 1974, tình hình chiến trường miền Nam chuyển biến mau lẹ có lợi cho ta, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Đoàn 125 vận chuyển vũ khí và bộ đội vào sâu hơn nữa, sát hơn nữa nơi ta mở chiến dịch càng tốt.
Thực hiện chủ trương của Bộ Tổng tham mưu, Đoàn 125 huy động toàn bộ lực lượng thực hiện đợt vận chuyển binh lực đột kích chủ yếu vào chiến trường (mật danh T5) và vận chuyển phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần Thần tốc, táo bạo chở người và vũ khí vào mặt trận. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1975, Đoàn đã vận chuyển 17.473 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chủ lực vào chiến trường, 40 xe tăng và 7.786 tấn vũ khí, nhiên liệu..., góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Hải quân khẩn trương chuẩn bị lực lượng để giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Quân đội Sài Gòn đóng giữ. Quyết tâm của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Hải quân là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi giải phóng đảo; kiên quyết không để lực lượng khác lợi dụng tình hình đánh chiếm đảo trước ta.
Thời gian lúc này là lực lượng, Đoàn 125 nhanh chóng thành lập một biên đội gồm 3 tàu: Tàu 673, 674, 675 do đồng chí Dương Tấn Kịch chỉ huy, hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng chở Đoàn 126 Bộ đội Đặc công Hải quân và một bộ phận của Tiểu đoàn 471 Đặc công Quân khu V ra giải phóng đảo. Từ ngày 14 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, các lực lượng của ta đã nhanh chóng giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa; tiếp đó, Đoàn 125 tham gia giải phóng một số đảo ở miền Trung và vùng biển Tây Nam. Như vậy, trong 80 ngày đêm hoạt động khẩn trương, liên tục, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đoàn đã tổ chức 143 lần chiếc tàu ra khơi, hành trình 65.721 hải lý, vận chuyển 18.741 cán bộ, chiến sĩ, 8.721 tấn vũ khí, 50 xe tăng và các loại súng, pháo, đánh chìm 1 tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác, gọi hàng 1 tàu, bắt 42 tù binh, trực tiếp góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, ngày 3 tháng 6 năm 1976, Đoàn 125 đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND lần thứ hai.
Đường Hồ Chí Minh trên biển đã hoàn thành trọn vẹn và đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam. Từ 1961 đến 1975, cán bộ, chiến sỹ trên tuyến vận tải biển đã vượt qua muôn vàn gian khổ, khắc phục khó khăn, mưu trí, dũng cảm, táo bạo; vượt qua sóng to, gió lớn; vượt qua sự phong toả ác liệt, vây ráp gắt gao của kẻ thù. Hàng trăm lượt tàu đã ra khơi, hàng ngàn tấn vũ khí, hàng hoá, thuốc chữa bệnh và hàng chục ngàn lượt người đã từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn, trực tiếp góp phần cùng toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; trở thành biểu tượng tự hào của cả dân tộc Việt Nam, hiện thân của ý chí khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; là trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong đó cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam, mà trực tiếp là Đoàn 759 trước đây, Đoàn vận tải quân sự 125 và Lữ đoàn 125 ngày nay là lực lượng nòng cốt.
Thời gian sẽ qua đi, nhưng huyền thoại về Đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn mãi mãi ngời sáng trong trang sử oanh liệt của dân tộc ta như một thiên anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, Quân đội và Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, tiếp thêm sức mạnh cho mọi thế hệ phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
V. truyền thống vẻ vang của đƯỜNG HỒ CHí MINH TRêN BIỂN
Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành một thiên anh hùng ca bất tử, một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải quân sự chiến lược trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng đất nước, xây dựng nên truyền thống vẻ vang.
1. Trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ XHCN và nhân dân; nêu cao ý chí quật cường, dũng cảm; khát vọng độc lập, tự do và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng; sẵn sàng xả thân chiến đấu hy sinh để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng mở đường vận chuyển chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam, lực lượng vận tải quân sự đường biển đã mưu trí, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách ác liệt và chiến thắng vẻ vang. Mỗi chuyến ra đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, với mọi khó khăn, thử thách. Ra đi là xác định hy sinh, đồng thời đòi hỏi sự thông minh, quyết đoán, táo bạo; khi gặp hiểm nguy sẵn sàng lao thẳng vào tàu địch, chiến đấu đến phút cuối cùng để bảo vệ vũ khí trang bị, giữ bí mật về chủ trương của Đảng, về con tàu, về bến bãi. Đó là tình đồng chí, đồng đội, lòng yêu thương gắn bó như anh em ruột thịt, đồng cam, cộng khổ, nhận khó khăn, hy sinh về mình, giành thuận lợi, sự sống cho đồng đội. Tiêu biểu như Tàu 41, 42, 154..., các đồng chí Bông Văn Dĩa, Phan Văn Nhờ (tức Tư Mau), Nguyễn Phan Vinh, Nguyễn Văn Hiệu... là điển hình của những tập thể, cá nhân anh hùng sống mãi với con đường biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh, mãi mãi cùng con tàu ở lại với biển, với non sông đất nước. Họ đã làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, góp phần lớn vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bám sát diễn biến của tình hình chiến trường, từ những chi bộ ngày đầu thành lập cho đến các cấp uỷ, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ luôn coi trọng và tăng cường các nội dung, biện pháp CTĐ, CTCT trên từng con tàu, từng chuyến đi, từng bến bãi; tập trung xây dựng các chi bộ tàu thành những “chi bộ đỏ”, “chi bộ thép”, đủ sức lãnh đạo, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực hiện nhiệm vụ độc lập trên biển; giáo dục, động viên bộ đội nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng; thấy rõ được vai trò to lớn của công tác vận tải biển; vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết, chủ động, mưu trí, sáng tạo nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2. Phát huy sức mạnh tổng hợp, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng và chính quyền nhân dân các địa phương và bạn bè quốc tế để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt; địch có ưu thế kiểm soát trên không, trên biển và phong toả ngày càng gắt gao; nhưng với tinh thần quả cảm và trình độ nghiệp vụ tinh thông; trình độ tổ chức, chỉ huy thống nhất; kiên quyết, bí mật; hiệp đồng chặt chẽ, kết hợp chiến thuật với kỹ thuật; bảo đảm thông tin liên lạc, tín hiệu thông suốt giữa sở chỉ huy với tàu, giữa tàu với các bến bãi; cán bộ, chiến sỹ tuyến vận tải biển của Hải quân nhân dân Việt Nam đã chiến thắng địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đó là sự hy sinh, đùm bọc, chở che của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đơn vị của hai miền Nam Bắc và các bến bãi ngay trong lòng địch như Vàm Lũng (Cà Mau), Lộ Diêu (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), Đạm Thủy, Ba Làng An (Quảng Ngãi), Bình Đạo (Quảng Nam), Hòn Hèo (Khánh Hoà) và bến bãi của các tỉnh Bạc Liêu, Minh Hải, Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh...; là sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đã chuyên chở vũ khí bằng đường sắt đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) để tàu ta trực tiếp nhận vũ khí từ đó chuyển vào chiến trường miền Nam; là sự giúp đỡ của Trung Quốc, giành cho chúng ta các cảng biển như Hậu Thủy, Duy Ninh, Bắc á, Hải Khẩu để tiếp nhận hàng hóa, vũ khí; hoặc những lúc tàu ta bị nạn, lúc cán bộ, chiến sỹ bị thương, ốm đau...được bạn cấp cứu, cung cấp lương thực, thực phẩm, sửa chữa tàu, thuyền, động viên, chia sẻ. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là tình cảm, niềm tin của đồng bào, đồng chí ở những vùng sâu, vùng xa, nơi chiến trường nóng bỏng đang từng ngày, từng giờ chờ đón những con tàu vận tải chi viện vũ khí, trang bị để làm nên chiến thắng. Những yếu tố trên đã làm nên huyền thoại của một con đường chiến lược trên biển.
3. Nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; đoàn kết, thống nhất, kỷ luật nghiêm minh; nắm vững khoa học kỹ thuật; khắc phục khó khăn, phá thế bao vây của địch; linh hoạt, mưu trí, sáng tạo, liên tục tiến công, quyết chiến, quyết thắng; tìm ra nhiều phương thức vận chuyển có hiệu quả cho cách mạng miền Nam
Để tạo nên yếu tố bí mật, bất ngờ, phải dùng tàu loại nhỏ, hoạt động trong các điều kiện thời tiết, địa hình phức tạp và sự phong tỏa của địch, hàng loạt vấn đề khoa học kỹ thuật đã được đặt ra và giải quyết để đưa con tàu vượt qua sóng gió, bão tố, vượt qua sự bao vây, phong toả của địch tới bến an toàn. Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vận tải đã đề xuất, tổ chức tiếp nhận, cải hoán phương tiện để có trang bị phù hợp, giữ nghiêm kỷ luật chiến trường, kết hợp giữa hoạt động bí mật và công khai, giữa du kích và hiện đại, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế, sáng tạo ra chiến thuật độc đáo trong vận tải; địch phong toả đường trong, ta đi đường ngoài; địch phong tỏa biển gần, ta đi biển xa; địch phong tỏa theo tuyến biển dài, ta đi phân đoạn; đồng thời biết khéo léo kết hợp với cải dạng, ngụy trang nghi binh, đối sách khôn khéo, táo bạo, bí mật, thọc sâu vào bến nhanh chóng, bất ngờ, quay vòng tăng chuyến, vận chuyển năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn.
Cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số”, với trang bị hàng hải thô sơ, nhưng bằng trình độ và kinh nghiệm dày dạn, đã nắm vững kỹ thuật điều khiển tàu và khả năng phán đoán thời tiết, nắm vững địa hình, hàng hải thiên văn, đi được biển xa cập bến an toàn.
Ra đời và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng vận tải quân sự từ chỗ ngày đầu chỉ có 4 tàu gỗ thô sơ gắn máy từ miền Nam đưa ra và 38 cán bộ, chiến sĩ làm nòng cốt, sau một thời gian hoạt động đã trở thành lữ đoàn vận tải, đảm đương hướng chiến lược trên biển, với những trang bị từng bước hiện đại. Từ chỗ chỉ có tàu gỗ, hoạt động ven bờ đã phát triển lên những đội tàu vỏ sắt, hoạt động xa bờ, dài ngày, lợi dụng đường hàng hải quốc tế, biển công và cả vùng biển nước bạn, đi bằng hàng hải thiên văn như những con tàu viễn dương hiện đại, rồi trà trộn vào những tàu thuyền của ngư dân hoạt động ở ven biển để cập bến an toàn, đưa vũ khí đạn dược và đưa, đón cán bộ, chiến sĩ vào các chiến trường ven biển và Nam Bộ đúng lúc, đúng thời cơ; góp phần duy trì, phát triển chiến tranh cách mạng, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Phần thứ hai
Phát huy truyền thống đường hồ chí minh trên biển
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
việt nam xã hội chủ nghĩa
1. Tham gia vận chuyển và chiến đấu, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế (1975 - 2011)
Đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, nhiệm vụ của Hải quân nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới có sự phát triển, trọng tâm là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, cùng với sự phát triển của Quân chủng, lực lượng vận tải quân sự Hải quân cũng có bước phát triển mới, biên chế tổ chức của đơn vị có nhiều biến động; nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn 125 là vận tải cho các tuyến đảo xa vừa mới giải phóng và phục vụ đi lại của cán bộ, nhân dân 2 miền Nam - Bắc, trong đó nhiệm vụ vận chuyển cho Trường Sa được đặt lên hàng đầu. Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến hết năm 1975, Đoàn 125 đã huy động 121 lần chiếc tàu, hành trình 64.856 hải lý, chở 40.809 tấn hàng và 14.762 lượt người an toàn.
Ngày 26 tháng 10 năm 1975, các vùng Hải quân được thành lập, mỗi vùng đều có các hải đội tàu bảo đảm, trong đó có tàu vận tải. Tiếp theo là sự ra đời của Hải đoàn 3 thuộc Hạm đội 171; Hải đoàn 128; Hải đoàn 129; Hải đội 384 thuộc Cục Hậu cần; Lữ đoàn 955 thuộc Vùng 4. ở các lữ đoàn tàu chiến đấu 171, 127, 170, 161 đều có các Hải đội tàu bảo đảm, trong đó có tàu vận tải. Ngày 12 tháng 2 năm 1979, Đoàn 125 được biên chế thành lữ đoàn trực thuộc Quân chủng Hải quân. Ngoài số tàu vận tải đã có, các lực lượng tàu vận tải quân sự Hải quân được bổ sung nhiều tàu vận tải, trang bị mới và đồng bộ, có trọng tải từ 600 tấn đến 1.000 tấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Năm 1976, lần đầu tiên chiến dịch vận chuyển cho Quần đảo Trường Sa được thực hiện. Đoàn 125 đã huy động 11 lượt tàu, đi 22 chuyến, chở 2.300 tấn hàng ra đảo; ngoài ra, Đoàn còn làm nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền và chở cán bộ tù chính trị từ đảo Phú Quốc về đất liền an toàn.
Trong năm 1978, các Tàu 607, 608, 610, 885 của Đoàn 125 đã tổ chức đưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng ra thăm và kiểm tra Quần đảo Trường Sa; kết hợp vận chuyển với đưa bộ đội ra thực hiện nhiệm vụ tại 5 đảo: Trường Sa Đông, An Bang, Thuyền Chài, Phan Vinh, Sinh Tồn Đông. Tổng hợp từ năm 1976 đến năm 1981, Đoàn 125 đã huy động 127 lần chuyến tàu, chở 23.214 tấn hàng và 6.696 lượt cán bộ, chiến sĩ từ đất liền ra đảo, góp phần tăng cường sức mạnh phòng thủ đảo, ổn định một bước nơi ăn ở, sinh hoạt của bộ đội trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Cũng trong năm 1978, tình hình trên các vùng biển, đảo phía Bắc đã nảy sinh những vấn đề mới, nhằm củng cố thế trận phòng thủ trên vùng biển, đảo phía Bắc, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân chủ trương tăng cường lực lượng và hệ thống công sự trên các đảo dọc tuyến Đông Bắc, trọng tâm là đảo Bạch Long Vĩ và đảo Vạn Hoa. Đoàn 125 được Bộ Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ củng cố đầu cầu phía Bắc để chỉ huy vận tải. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đoàn đã củng cố lại tổ chức, nâng cao chất lượng, phương tiện, làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho bộ đội và xây dựng phương án chiến đấu. Trong 2 năm (1978 - 1979) Đoàn đã tổ chức 48 chuyến, vận chuyển hàng nghìn tấn vật liệu xây dựng công trình chiến đấu, hàng trăm tấn vật chất hậu cần phục vụ sinh hoạt cho bộ đội.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tình đoàn kết giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia không ngừng được củng cố; song, tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari thực hiện chính sách phản động làm cho nhân dân Campuchia phải chịu những tai họa khủng khiếp của nạn diệt chủng; từ năm 1977, tập đoàn Pôn Pốt phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam nước ta; năm 1978, chúng huy động nhiều sư đoàn mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đẩy mạnh phản công và tiến công, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pôn Pốt-Iêngxari, đuổi chúng về bên kia biên giới, sau đó tiếp tục giúp nhân dân Campuchia tiến hành cuộc cách mạng. Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, trong đó có lực lượng vận tải quân sự Quân chủng Hải quân đã cùng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari, giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, tái thiết đất nước.
Sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế, quân và dân ta tiếp tục công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy vậy, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, việc tăng cường khả năng phòng thủ đất nước nói chung và phòng thủ đảo là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của toàn Quân chủng. Vì vậy, nhu cầu vận chuyển chiến đấu xây dựng đảo rất lớn.
Để nâng cao hiệu quả điều hành công tác vận chuyển cho quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ mùa vận chuyển năm 1981, Quân chủng Hải quân đã tổ chức thêm sở chỉ huy vận tải ở Cam Ranh, đồng thời áp dụng phương thức khoán khối lượng vận chuyển cho từng tàu và từng hải đội. Phong trào thi đua quay vòng, tăng chuyến, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đã diễn ra sôi nổi giữa các tàu, khối lượng vận chuyển năm sau cao hơn năm trước. Tổng kết 5 năm (1980 - 1985) lực lượng vận tải quân sự của Quân chủng đã vận chuyển 652.530 tấn hàng hoá, vật liệu xây dựng cho các đảo xa và các đơn vị trong Quân chủng (trong đó Lữ đoàn 125 đã huy động 993 lần chuyến tàu vận chuyển cho Trường Sa, chở 112.932 tấn hàng hoá, vũ khí).
Cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình trên vùng biển đảo Trường Sa trở nên căng thẳng và phức tạp; thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, toàn Quân chủng tập trung cao nhất mọi lực lượng để triển khai xây dựng và bảo vệ vững chắc các đảo đã xác định trong kế hoạch 3 năm (1988 - 1990). Trong giai đoạn này, cùng với Lữ đoàn 125, có các tàu của Vùng 4, Hải đội 384 (Cục Hậu cần), Lữ đoàn 171 và Lữ đoàn 649 (Tổng cục Hậu cần) tham gia vận chuyển cho Trường Sa. Với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”, cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã chạy đua với thời gian, vượt qua mọi hiểm nguy, sóng gió; khảo sát, thăm dò, vận tải và chốt giữ đảo, cùng các lực lượng trong Quân chủng tăng cường sức mạnh phòng thủ trên các đảo chìm và đảo nổi.
Năm 1988, các lực lượng vận tải quân sự trong Quân chủng vận chuyển chiến đấu với khối lượng tăng gấp 7 lần so với năm 1987. Các lực lượng vận tải đã huy động hết mọi khả năng, phương tiện, kết hợp với phương tiện của đơn vị bạn và của Nhà nước hoàn thành kế hoạch vận chuyển 46.300 tấn hàng phục vụ cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, 129.453 tấn hàng phục vụ cho sinh hoạt thường xuyên, đạt khối lượng vận chuyển 44.438.686 tấn (trong đó Lữ 125 đã huy động 318 lần chuyến tàu, vận chuyển 22.564 tấn).
Tổng kết đợt hoạt động CQ-88 (năm 1988), Quân chủng có 4 tập thể và 6 cá nhân được tuyên dương Danh hiệu Anh hùng LLVTND; trong đó, lực lượng vận tải quân sự có 3 tập thể: Tàu HQ505, HQ931 (Lữ đoàn 125), tàu HQ671 (Vùng 4) và 2 cá nhân là đồng chí Vũ Huy Lễ (thuyền trưởng Tàu HQ505), đồng chí Vũ Phi Trừ (thuyền trưởng Tàu HQ604) được tuyên dương Danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, các lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu, chấp hành nghiêm mệnh lệnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, từng bước cải thiện thế bố trí chiến lược trên biển, đảo. Đặc biệt lực lượng vận tải quân sự đường biển của Hải quân đã phát huy truyền thống của “Đoàn tàu không số”, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, thực hiện đúng đối sách, xử lý linh hoạt, chuẩn xác các tình huống phức tạp trên biển, quyết tâm quay vòng, tăng chuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển cho Trường Sa, góp phần xây dựng đảo Trường Sa vững mạnh về mọi mặt; đã mưu trí, khôn khéo, quyết đoán, thể hiện ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng hy sinh cùng con tàu, sẵn sàng lao lên bãi cạn, bám chặt đất Mẹ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững môi trường ổn định trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Năm 1989, thực hiện Hiệp ước ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam và Campuchia, lực lượng tàu vận tải quân sự Hải quân đã hoàn thành thắng lợi 8 đợt vận chuyển quân tình nguyện Việt Nam từ Campuchia về nước, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện, góp phần cùng các lực lượng trong Quân chủng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế vẻ vang”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong giai đoạn mới, từ năm 1991 - 2011, được sự đầu tư của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, các lực lượng vận tải quân sự trong Quân chủng được bổ sung hàng chục tàu vận tải đóng mới có trang bị đồng bộ, có trọng tải 1.000 tấn thay thế số tàu nhỏ, trọng tải ít.
Trong 20 năm (1991 – 2011), lực lượng vận tải quân sự Hải quân đã vượt qua sóng gió và mọi khó khăn thử thách, vận chuyển hàng triệu tấn hàng, trung bình hàng năm hoàn thành từ 100% đến 105% kế hoạch; riêng Lữ đoàn 125 từ năm 2001 đến 2011 đã tổ chức 679 lần chuyến, chở 286.028 tấn hàng hoá các loại; đưa, đón và phục vụ 11.733 lượt người an toàn, trong đó có 68 lần chuyến trực bảo vệ chủ quyền trên biển, kịp thời phát hiện sớm những vấn đề nảy sinh, chủ động đấu tranh ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển của ta, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hoà bình.
Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ vận tải biển, các tàu vận tải Hải quân, đã thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống bão lụt, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trong gió bão, các tàu vận tải của Hải quân đã nhanh chóng ra khơi kịp thời thông báo cho ngư dân những thông tin cần thiết; hướng dẫn, lai dắt, chuyển tải và nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ hàng trăm tàu thuyền của ngư dân về nơi tránh bão an toàn. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng tàu vận tải quân sự Hải quân đã cùng cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng với tinh thần “Lá lành đùm lá rách” tiết kiệm tiêu dùng ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt hàng tỷ đồng, góp phần giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân chủng anh hùng, làm sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Người chiến sỹ Hải quân trong lòng nhân dân.
II. Phát huy truyền thống đường hồ chí minh trên biển Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của tổ quốc trong tình hình mới
Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội vẫn diễn ra ở nhiều nơi; tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo, ngày càng gay gắt; asean tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực.
Những thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới đã tạo ra cho đất nước ta thế và lực mới, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Tuy vậy, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo đặt ra những yêu cầu mới.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, quân và dân ta mà trọng tâm là các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trên biển, đảo không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Một là, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; cũng như môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo; góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai là, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng, an ninh, đối ngoại vùng biển và ven biển vững mạnh.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời của Tổ quốc.
- Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý, bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
- Phát triển kinh tế gắn liền với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển, đảo.
- Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.
- Thu hút và khuyến khích nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
Ba là, xây dựng các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của của Tổ quốc vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Xây dựng cho cán bộ, chiến sỹ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, kiên định, mưu trí sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
- Tổ chức quán triệt, giáo dục cho các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo có nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo; tình hình tranh chấp, những tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển, đảo và quốc phòng - an ninh, tình hình hiện nay trên Biển Đông. Nâng cao hiểu biết pháp luật quốc tế về biển; âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; tăng cường cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo.
- Củng cố, kiện toàn biên chế tổ chức và trang bị hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, đảo; nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển có biên chế tổ chức và trang bị hợp lý, tinh gọn, có sức cơ động cao, đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội và sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
- Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có và trong tương lai, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại; kế thừa và phát huy truyền thống, nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Quán triệt, học tập nắm vững nội dung các hiệp định đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan về Biển Đông và chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta giải quyết các bất đồng, tranh chấp chủ quyền trên biển bằng biện pháp hoà bình; kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao, tôn trọng luật pháp quốc tế và độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia; kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo cũng như tình đoàn kết, hữu nghị với các nước trong khu vực.
- Thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng hoàn thiện các phương án, kế hoạch, quyết tâm chiến đấu; nâng cao hiệu quả và năng lực vận tải, chất lượng trực sẵn sàng chiến đấu trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa, không ngừng nâng cao khả năng hoạt động, tác chiến độc lập; tác chiến phối hợp và hiệp đồng với các lực lượng; kịp thời phát hiện và đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, trọng tâm là chi bộ và vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo.
Bốn là, tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ giúp dân phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, chăm sóc sức khoẻ, giúp đỡ nhân dân làm ăn trên các vùng biển và ổn định đời sống nhân dân trên các đảo.
Năm là, quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, nhất là hoạt động đối ngoại quân sự, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các nước trên biển. Tham gia tốt các hoạt động giao lưu với hải quân các nước trong khu vực; phối hợp hiệp đồng chặt chẽ trong tuần tra, diễn tập, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, chống cướp biển... nhằm giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, trật tự an ninh và phát triển kinh tế biển.
Sáu là, tiếp tục phát huy truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển, nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; chủ động, sáng tạo, cần kiệm lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội; làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, thực hiện tốt cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”.
* * *
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; được sự giúp đỡ tận tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân các địa phương và bạn bè quốc tế; sự phối hợp hiệp đồng có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội; các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đường Hồ Chí Minh trên biển luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; đoàn kết, mưu trí, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; tích cực, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất và công tác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
-------------------
MỘT SỐ TƯ LIỆU
* Một số kết quả vận chuyển từ 1961 - 2011
Từ năm 1961 đến năm 1971
1. Tổ chức 166 chuyến tàu vào 19 bến của 9 tỉnh (trong đó có 6 chuyến đi trinh sát).
2. Vận chuyển 5.712 tấn vũ khí, hàng hóa.
3. Đưa, đón hàng ngàn lượt người.
Từ năm 1971 đến năm 1975
1. Tổ chức 411 chuyến tàu.
2. Vận chuyển trên 50 ngàn tấn vũ khí, hàng hóa.
3. Đưa, đón 2.042 lượt người.
4. Đoàn 371 dùng thuyền gỗ vận chuyển hợp pháp ven biển từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam 37 chuyến, Vận chuyển 620 tấn vũ khí, hàng hóa vào Quân khu IX.
5. Từ tháng 11/1968 đến tháng 6/1969, Đoàn tổ chức 598 chuyến tàu, vận chuyển gián tiếp 34.774 tấn vũ khí, hàng hóa cho chiến trường.
Kết quả vận chuyển tham gia Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
- 143 lần chiếc tàu ra khơi, chuyên chở 8.721 tấn vũ khí, 50 xe tăng và pháo, vận chuyển 18.741 cán bộ, chiến sỹ đi chiến đấu, hành trình 65.721 hải lý.
- Đánh chìm 1 tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác, gọi hàng 1 tàu, bắt sống 42 tù binh.
- Tham gia giải phóng quần đảo Trường Sa, gồm Sông Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa.
- Tham gia giải phóng Cù Lao Thu.
- Tham gia giải phóng một số đảo ở vùng biển Tây Nam: Phú Quốc, Thổ Chu, Pô-lô-vai.
- Chở hơn 1.000 chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo trở về.
- Tham gia tiếp quản một số quân cảng.
Từ năm 1976 đến năm 2011
1. Từ năm 1976 đến năm 1979.
- Tổ chức 959 chuyến tàu.
- Vận chuyển 77.615 tấn hàng hóa, vũ khí.
- Vận chuyển 57.917 lượt người.
- Hành trình 287.254 hải lý.
2. Từ 1980 đến 1987.
- Tổ chức 1.312 chuyến tàu.
- Vận chuyển 164.709 tấn hàng hóa, vũ khí.
- Vận chuyển 28.656 lượt người.
- Hành trình 309.197 hải lý.
3. Từ năm 1988 đến 1990.
- Tổ chức 500 chuyến tàu.
- Vận chuyển 40.024 tấn hàng hóa, vũ khí.
- Vận chuyển 6.079 lượt người.
- Hành trình 91.769 hải lý.
4. Từ năm 1991 đến 1996.
- Tổ chức 540 chuyến tàu.
- Vận chuyển 242.413 tấn hàng hóa, vũ khí.
- Vận chuyển 8.269 lượt người.
- Hành trình 291.920 hải lý.
5. Từ năm 1997 đến 2000.
- Tổ chức 304 chuyến tàu.
- Vận chuyển 126.577 tấn hàng hóa, vũ khí.
- Vận chuyển 10.232 lượt người.
- Hành trình 146.412 hải lý.
6. Trong hơn 30 năm vận chuyển (1976-2011): Tổ chức trên 4000 chuyến tàu; vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa, vũ khí; hàng trăm ngàn lượt người.
* Những phần thưởng cao quý
1- Lữ đoàn 125
- Được tuyên dương Danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND hai lần (lần thứ nhất ngày 1 tháng 1 năm 1967; lần thứ hai ngày 3 tháng 6 năm 1976).
- Được tặng thưởng 3 Huân chương Quân công (hai hạng nhất, một hạng nhì); 2 Huân chương Chiến công (một hạng nhất, một hạng hai).
- Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa năm 1969.
2- 5 tàu được tuyên dương Danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVTND.
- Tàu 41 (tháng 9/1973).
- Tàu 42 (tháng 8/1970).
- Tàu 154 (tháng 9/1975).
- Tàu 505 (tháng 1/1989).
- Tàu 165 (năm 2001).
3- 8 đồng chí được tuyên dương Danh hiệu Anh hùng LLVTND.
- Đồng chí Đặng Văn Thanh, sinh năm 1928, nhập ngũ 1947, quê quán: Thuận Điền, Thuận Nam, Ninh Thuận. Tuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
- Đồng chí Hồ Đức Thắng, sinh năm 1922, nhập ngũ 1945, quê quán: Hiệp Thành, Cầu Ngang, Trà Vinh. Tuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
- Đồng chí Nguyễn Phan Vinh, sinh năm 1933, nhập ngũ 1954, quê quán: Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam. Tuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
- Đồng chí Nguyễn Văn Hiệu, sinh năm 1932, nhập ngũ 1951, quê quán: Thăng Phương, Thăng Bình, Quảng Nam. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
- Đồng chí Vũ Huy Lễ, sinh năm 1946, nhập ngũ 1965, quê quán: Thái Thọ, Thái Thụy, Thái Bình. Tuyên dương ngày 6 tháng 1 năm 1989.
- Đồng chí Vũ Phi Trừ, sinh năm 1957, nhập ngũ 1975, quê quán: Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa. Tuyên dương ngày 13 tháng 12 năm 1989.
- Đồng chí Nguyễn Chánh Tâm, sinh năm 1935, nhập ngũ 1954, quê quán: Long Xuyên, Bình Thủy, Cần Thơ. Tuyên dương ngày 23 tháng 5 năm 2005.
- Đồng chí Nguyễn Văn Cứng, sinh năm 1927, nhập ngũ 1946, quê quán: Tân An, Ngọc Hiển, Cà Mau. Tuyên dương ngày 23 tháng 5 năm 2005.
4- 38 tập thể và 231 cá nhân được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.
__________________
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)