Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

BÀI GIẢNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Những nội dung cần chú ý khi giảng chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"
22:22' 9/12/2008

Kèm theo Hướng dẫn số 58 - HD/BTGTW ngày 13/11/2008 của Ban Tuyên giáo Trung ương)


Chuyên đề 1

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế


I. khái niệm
Đây là phần trọng tâm, phân tích tập trung vào các khái niệm, làm cơ sở để học viên tiếp thu tốt các chuyên đề tiếp theo
1. Trình bày khái niệm "toàn cầu hoá", lấy các ví dụ minh hoạ làm rõ khái niệm. Tóm tắt, làm nổi bật 4 ý chính của khái niệm "toàn cầu hoá".
2. Trình bày tóm tắt khái niệm "toàn cầu hoá kinh tế quốc tế”.
3. Trình bày khái niệm "toàn cầu hóa và khu vực hóa".
4. Trình bày khái niệm "hội nhập kinh tế quốc tế".
II. Những nhân tố khách quan thúc đẩy quá trình tòan cầu hoá
Phân tích rõ những nhân tố dẫn tới tính khách quan của quá trình toàn cầu hoá:
1. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá và cơ chế kinh tế thị trường;
2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế tri thúc;
3. Sự phát triển của quá trình phân công lao động quốc tế. Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia
III. Tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa
1. Phân tích, làm nổi bật những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hoá.
2. Phân tích, lấy dẫn chứng chứng minh những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá.
3. Phân tích những quan niệm tính chất tư bản chủ nghĩa của toàn cầu hóa
IV. những xu hướng chủ yếu của Quá trình toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay
Phân tích những xu hướng chủ yếu của quá trình toàn cầu hoá đối với mối quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập về kinh tế của các nước trong giai đoạn hiện nay.
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích các khái niệm toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế?
2. Phân tích rõ những nhân tố dẫn tới tính khách quan của quá trình toàn cầu hoá ?

Chuyên đề 2
Cơ hội và thách thức trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

I. Khái quát chung những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Phân tích, lấy các số liệu và sự kiện chứng minh các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần hình thành nền kinh tế độc lập tự chủ của nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
- Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế
II. Những thách thức, khó khăn đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chú ý phân tích khó khăn nhưng phải bằng cách nhìn tích cực, lạc quan, gợi ý các giải pháp khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức.
Làm rõ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta gặp không ít khó khăn và đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam:
- Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tham gia có hiệu quả vào thị trường toàn cầu
- Nền công nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé đang hội nhập vào thị trường quốc tế đang cạnh tranh gay gắt, quyết liệt
- Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội
- Nguy cơ "tụt hậu" về trình độ khoa học, công nghệ
- Nguy cơ bị lệ thuộc của nền kinh tế
- Những thách thức trong lĩnh vực môi trường
- Tác động của hội nhập kinh tế đến lĩnh vực tư tưởng, văn hoá
III. Cơ hội và thách thức đối với nước ta khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Phân tích và chỉ rõ cơ hội, thách thức khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO. Trên cơ sở đó, làm rõ mối quan hệ giữa cơ hội và thách thức để có thể tin rằng, Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội, vượt qua mọi thách thức để đưa nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn phát triển nhanh, bền vững.
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
2. Phân tích những thách thức, khó khăn đặt ra trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế?

Chuyên đề 3
Đường lối, quan điểm, giải pháp tích cực, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay

I. Khái quát về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1. Quá trình hoàn thiện đường lối tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta
- Thời kỳ trước đổi mới
- Thời kỳ đổi mới
2. Các bước đi của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chú trọng về lộ trình đàm phán đề Việt Nam xin gia nhập WTO và mốc ngày 7-11-2006 nước ta đã được kết nạp vào WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
3. Nêu ý nghĩa của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
4. Phân tích những nội dung chủ yếu trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
II. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế (Đây là phần trọng tâm, cần tập trung phân tích những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta). Cụ thể là:
1. Nêu rõ mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
2. Phân tích, làm rõ những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta

III. Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới

Phân tích, làm rõ những chủ trương, chính sách lớn:
- Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân
- Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO; hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm
- Bổ sung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi cam kết WTO
- Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc
- Giải quyết tốt các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập
- Hoàn thiện các thiết chế dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích mục tiêu, quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ?

2. Phân tích một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển bền vững khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ?


Chuyên đề 4
Giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc
văn hoá dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
----------
I. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc
1. Làm rõ khía cạnh văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Lấy dẫn chứng minh hoạ việc toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, nó không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan toả, thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ và văn hoá, pháp luật, giáo dục...
2. Nói rõ yêu cầu giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý, bản sắc dân tộc của nền văn hoá Việt Nam.
3. Phân tích làm nổi bật những âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng - văn hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Âm mưu của các thế lực thù địch
- Diễn biễn hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá
II. Bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
§©y lµ phÇn träng t©m cÇn chó ý ph©n tÝch, liªn hÖ víi t×nh h×nh ®Þa ph­¬ng, c¬ së. Phân tích, liên hệ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân đối với việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bảo vệ, phát huy và phát triển văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, đấu tranh có hiệu quả chống âm mưu "diễn biến hoà bình" trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích khía cạnh văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
2. Phân tích và liên hệ trách nhiệm của tập thể và bản thân đối với việc bảp vệ và phát triển văn hoá dân tộc, giữ vững trận địa tư tưởng trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét