Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CMVN - CHƯƠNG 3 VÀ 4


CHƯƠNG 3
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
(1945 - 1975)
1.       Những khó khăn cơ bản của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
a)      Nạn đói, dốt rất nặng nề, nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược
b)      Ngân quỹ quốc gia trống rỗng;hai triệu người dân Bắc kỳ bị chết đói
c)      Nguy cơ bị xâm lược từ các thế lực bên ngoài.
d)     Nạn đói, dốt rất nặng nề;ngân quỹ quốc gia trống rỗng;nguy cơ bị xâm lược từ các thế lực bên ngoài (Đáp án)
2.       Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nước ta có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Để giải quyết những vấn đề đó Đảng ta đã đưa ra chỉ thị gì?
a)      Kháng chiến kiến quốc.  (Đáp án)
b)      Chống giặc ngoại xâm.
c)      Đánh đổ thực dân Pháp và tay sai.
d)     Công việc khẩn bây giờ.
3.       Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra vào thời gian nào?
a)      22/12/1945
b)      24/12/1945
c)      22/11/1945
d)     25/11/1945 (Đáp án)
4.       Kẻ thù chính được xác định trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là:
a)      Quân đội Anh.
b)      Quân đội Tưởng Giới Thạch.
c)      Quân đội Pháp xâm lược.  (Đáp án)
d)     Quân đội Mỹ.
5.       Hiệp ước nào đã được ký kết giữa Pháp và Tưởng khiến Đảng ta chuyển từ việc hòa hoãn với Tưởng sang hòa hoãn với Pháp?
a)      Tạm ước.
b)      Hiệp định sơ bộ.
c)      Hiệp ước Trùng Khánh (28/2). Hoa - Pháp  (Đáp án)
d)     Hiệp định Giơnevơ.
6.       Sau khi ban thường vụ Trung ương Đảng cử người đi đàm phán với thực dân pháp nhưng không thành công. Đảng ta đã quyết định:
a)      Tiếp tục nhân nhượng và thương lượng với thực dân Pháp.
b)      Đưa ra điều kiện có lợi với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.
c)      Đàm phán thêm nếu không được sẽ tấn công.
d)     Quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc và chủ động tiến công.  (Đáp án)
7.       Thực hiện đường lối kháng chiến được đề ra trong những năm 1947-1950 Đảng đã tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu là:
a)      Giam chân địch trong những khu đô thị lớn và củng cố các vùng tự do lớn, đánh bại cuộc hành quân của địch lên Việt Bắc, lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu phương; chống phá thủ đoạn “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp; chủ trương thiết lậpquan hệ ngoại giao với các nước XHCN (Đáp án)
b)      Chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp và dùng người Việt đánh người Việt.
c)      Thực hiện vũ trang nhân dân
d)     Chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của thực dân Pháp, xây dưng vững chắc thành trì của CNXH
8.       Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) diễn ra ở đâu?
a)      Cao Bằng
b)      Hà Nội
c)      Tỉnh Tuyên Quang
d)     Xã Vinh Quang (Đáp án)
9.       Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng Sản Đông Dương(2-1951) đã đưa ra quyết định:
a)      Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam.  (Đáp án)
b)      Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
c)      Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương.
d)     Đảng tiếp tục hoạt động bí mật chờ thời cơ để ra hoạt động công khai.
10.   Đối tượng cách mạng chính của Đảng trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam là:
a)      Địa chủ phong kiến, và Phong kiến phản động.
b)      Thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
c)      Chủ nghĩa đế quốc xâm lược mà cụ thể là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.  (Đáp án)
d)     Phong kiến phản động và đế quốc Pháp.
11.   Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng được nêu trong Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam là:
a)      Đánh đuổi đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai để dành độc lâp, tự do cho dân tộc.
b)      Xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho dân cày có ruộng.
c)      Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gầy cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
d)     Cả 3 đáp án trên đều đúng (Đáp án)
12.   Chủ trương của Đảng trong hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (3-1951) là:
a)      Tăng cường công tác chỉ đạo chiến tranh bằng cách củng cố và gia cường bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, gia cường lãnh đạo kinh tế tài chính… Củng cố Đảng về tư tưởng, chính trịvà tổ chức.  (Đáp án)
b)      Ra sức tiêu diệt sinh lực địch giành ưu thế quân sự.
c)      Ra sức phá âm mưu thâm độc: dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
d)     Củng cố phát triển kháng chiến toàn quốc, toàn dân, và phát triển đoàn kết.
13.   Bị thua trong chiến dịch nào dưới đây khiến cho thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán để thương lượng với ta tại hiệp định Giơnevơ (Thụy Sỹ)
a)      Chiến dịch Biên Giới.
b)      Chiến dịch Việt Bắc.
c)      Chiến dịch Điện Biên Phủ.  (Đáp án)
d)     Cả 3 đáp án trên.
14.   Phái đoàn của ta tham dự hội nghị Giơnevơ do ai làm trưởng đoàn?
a)      Phạm Văn Đồng.  (Đáp án)
b)      Võ Nguyên Giáp.
c)      Trường Chinh.
d)     Hồ Chí Minh.
15.   Sau tháng 7 năm 1954 cách mạng Việt Nam có những thuận lợi mới nào?
a)      Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật.
b)      Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
c)      Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng là căn cứ địa chung của cả nước. Thế vàlực của cách mang lớn mạnhhơn sau 9 năm kháng chiến…
d)     Cả 3 câu trên đều đúng.  (Đáp án)
16.   Sau tháng 7 năm 1954 cách mạng Việt Nam có những khó khăn gì?
a)      Đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu và miền Nam trờ thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.  (Đáp án)
b)      Xuất hiện sự bất đồng giữa các nước.
c)      Tình hình thế giới ngày càng căng go và phức tạp, thế giới đi vào thời kì chiến tranh nóng.
d)     Cách mạng trong nước ngày càng khó khăn với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh của Mỹ.
17.   Nghị quyết Bộ Chính trị “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng” vào tháng 9-1954 đã chỉ ra cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: “..., Nước nhà tạm chia làm hai miền, từ nông thôn chuyển vào thành thị, từ phân tán chuyển đến tập trung”. Điền vào chỗ trống:
a)      Từ củng cố chuyển sang xây dựng.
b)      Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình.  (Đáp án)
c)      Từ phòng thủ chuyển sang phản công.
d)     Từ đấu tranh chuyển sang phòng thủ.
18.   Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là gì?
a)      Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến.
b)      Thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
c)      Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
d)     Tất cả các phương án trên.  (Đáp án)
19.   Đại hội lần thứ ba của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội diễn ra vào thời gian nào?
a)      Từ ngày 05 đến ngày 10/09/1960 (Đáp án)
b)      Từ ngày 06 đến ngày 11/09/1960
c)      Từ ngày 07 đến ngày 12/09/1960
d)     Từ ngày 08 đến ngày 13/09/1960
20.   Mối quan hệ cách mạng ở hai miền Nam Bắc: Do cùng thực hiên một mục tiêu chung, nên hai nhiệm vụ chiến lược ấy như thế nào?
a)      Có quan hệ gắn bó với nhau
b)      Có mối quan hệ gắn bó và mật thiết với nhau.
c)      Có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.  (Đáp án)
d)     Có mối quan hệ tác động lẫn nhau.
21.   Vai trò và nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc?
a)      Đẩy mạnh cách mạng chủ nghĩa xã hội và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và giữ vai trò quyết định trực tiếp.
b)      Xây dựng và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội sau này nên giữ vai trò quyết định nhất.  (Đáp án)
c)      Hậu thuẫn miền Nam nhanh chống giành thắng lợi và thống nhất đất nước, giữ vai trò quyết định trực tiếp.
d)     Bảo vệ căn cứ địa cả nước, hậu thuẫn cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhanh chống giành thắng lợi, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, giữ vai trò quyết định nhất.
22.  Vai trò của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam?
a)      Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước (Đáp án)
b)      Có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
c)      Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ, thống nhất nước nhà.
d)     Có vai trò quyết định chủ yếu đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
23.   Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế trong giai đoạn 1960 đường lối cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần gì của Đảng ta?
a)      Độc lập, tự do và tự chủ.
b)      Tự do, tự chủ và sáng tạo.
c)      Độc lập, tự do và sáng tạo.
d)     Độc lập, tự chủ và sáng tạo.  (Đáp án)
24.   Cuộc rải thảm bom 12 ngày đêm bằng pháo đài bay B.52 tại Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác của đế quốc Mỹ diễn ra vào thời gian nào?
a)      Từ ngày 18 đến 30/12/1972 (Đáp án)
b)      Từ ngày 19 đến 31/12/1972
c)      Từ ngày 18 đến 30/12/1971
d)     Từ ngày 19 đến 31/12/1971
25.  Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước trong giai đoạn 1965-1975 là gì?
a)      Quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược
b)      Kiên quyết đánh tan chiến tranh xâm lược của Mỹ
c)      Thực hiện kháng chiến lâu dài
d)     “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” (Đáp án)
26.   Nhiệm vụ cuộc đấu tranh miền Nam và miền Bắc trong giai đoạn 1965- 1975 là gì?
a)      Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn (Đáp án)
b)      Miền Nam là chiến trường, miền Bắc là chiến khu
c)      Miền Nam là tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương
d)     Miền Nam là chiến trường, miền Bắc là hậu phương
27.  Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam trong giai đoạn 1965 -1975 là gì?
a)      Tập trung lực lượng của cải hai miền để mở cuộc tiến công lớn.
b)      Kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn này, đấu tranh quân sự có tá dụng quyết định trực tiếp và giữ vị trí ngày càng quan trọng.  (Đáp án)
c)      Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam.
d)     Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
28.   Nước ta chiến đấu chống đế quốc Mỹ trong bao nhiêu năm?
a)      18 năm
b)      20 năm
c)      21 năm (Đáp án)
d)     22 năm
29.  Ở miền Nam, quân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh nào của Mỹ trong giai đoạn 1954-1960?
a)      Chiến tranh cục bộ
b)      Chiến tranh xâm lược
c)      Chiến tranh đơn phương. Dưới đời Tổng thống Aixenhao. (Đáp án)
d)     Chiến tranh đặc biệt
30.   Đế quốc Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pari vào thời gian nào?
a)      Tháng 01/1969 (Đáp án)
b)      Tháng 02/1969
c)      Tháng 03/1969
d)     Tháng 04/1969
31.  “Ba mũi giáp công” trong đường lối của Đảng giai đoạn 1965 - 1975 là gì?
a)      Đồng bằng, trung du, miền núi
b)      Công nhân, nông dân, thợ thủ công
c)      Kinh tế, chính trị, xã hội
d)     Quân sự, chính trị, binh vận (Đáp án)
32.  Tổng thống Níchxơn tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Đây là một chính sách rất thâm độc của Mỹ nhằm:
a)      Đánh nhanh, thắng nhanh.
b)      Dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.  (Đáp án)
c)      Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
d)     Tất cả đều sai.
33.  Trong Thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” vào thời gian nào?
a)      01/01/1969 Năm qua thắng lợi vẻ vang/Năm này tiền tuyến chắc càng thắng to/Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào/Tiến lên! Chiến sỹ, đồng bào/Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Đáp án)
b)      02/02/1969
c)      01/02/1969
d)     02/01/1969
34.  Những nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8?
a)      Xây dựng đi đôi bảo vệ đất nước (Đáp án)
b)      Tập trung lực lượng kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam
c)      Bảo vệ biên giới
d)     Tất cả đều sai
35.   Phương châm tiến hành kháng chiến trong đường lối kháng chiến của Đảng là:
a)      Mỗi người dân một chiến sĩ, một làng xóm là một pháo đài
b)      Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
c)      Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính (Đáp án)
d)     Đánh chắc tiến chắc
36.   Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trên Đài tiếng nói Việt Nam vào thời gian nào?
a)      20/12/1946 (Đáp án)
b)      19/12/1946
c)      18/12/1946
d)     10/12/1946
37.   Nhiệm vụ chính trước mắt trong cách mạng giai đoạn 1945-1954? 
a)      Xóa bỏ tàn tích phong kiến
b)      Làm cho dân cày có ruộng
c)      Phát triển chế độ dân chủ nhân dân
d)     Hoàn thành giải phóng dân tộc (Đáp án)
38.   Nền tảng lực lượng của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954?
a)      Công nhân, tiểu tư sản, trí thức
b)      Công nhân, nông dân, lao động trí thức (Đáp án)
c)      Công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị
d)     Công nhân, nông dân, địa chủ yêu nước
39.   Tháng 1/1959, hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam
a)      Cách mạng XHCN ở Miền Bắc
b)      Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam
c)      Cả 2 câu đều đúng (Đáp án)
d)     Cả 2 câu đều sai
40.   Chủ trương kháng chiến - kiến quốc của Đảng về chỉ đạo chiến lược đã đưa ra khẩu hiệu gì?
a)      “Đánh đuổi đế quốc, thực dân”
b)      “Đoàn kết nhất trí đánh đuổi kẻ thù”
c)      “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” (Đáp án)
d)     Tất cả đều sai
41.  Ba công cụ của “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là:
a)      Ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị (Đáp án)
b)      Ngụy quân, quân viễn chinh, quân chư hầu
c)      Quân viễn chinh, quân chư hầu, lính đánh thuê
d)     Ngụy quân, ngụy quyền và quân viễn chinh Mỹ
42.  Ngày 19/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng ở đâu?
a)      Vĩnh Phúc
b)      Vạn Phúc (Đáp án)
c)      Lạng Sơn
d)     Bắc Giang
43.   Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam còn có tên gọi khác là?
a)      Liên Hiệp
b)      Liên Việt (5/1946). Đến tháng 3/1951, Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt, lấy tên là Liên Việt (Đáp án)
c)      Liên Quốc
d)     Nam Việt
44.  Nghị quyết hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn là
a)      Củng cố sự lãnh đạo của Đảng
b)      Đề ra phương hướng tác chiến trong chiến tranh
c)      Mở đường cho cách mạng miền Nam (Đáp án)
d)     Mở đường cho cách mạng miền Bắc
45.  Quyết định tại Hội nghị Trung ương lần thứ năm ( tháng 11/1953) của Đảng là:
a)      Tăng cường công tác chỉ đạo chiến tranh
b)      Chuẩn bị cải cách ruộng đất
c)      Giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất (Đáp án)
d)     Cả 3 đều sai
46.  Phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến lược:
a)      Rừng núi, trung du, đồng bằng
b)      Rừng núi, đồng bằng, thành thị (Đáp án)
c)      Rừng núi, cao nguyên, thành thị
d)     Rừng núi, thành thị, nông thôn
47.  Theo nhận định của Đảng, cuộc Chiến tranh cục bộ mà Mĩ tiến hành ở miền Nam là
a)      Có chuẩn bị từ lâu
b)      Buộc phải thực hiện trong thế thua, thế bị động  (Đáp án)
c)      Lớn nhất từ trước tới giờ
d)     Theo mong đợi của nhân dân Mĩ
48.  Tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh ở miền Nam là
a)      Giữ vững và phát triển thế tiến công (Đáp án)
b)      Chủ động phòng thủ
c)      Phát động đấu tranh nhân dân
d)     Cả 3 đều sai
49.  Nước ta đã trải qua bao nhiêu năm đấu tranh chống đế quốc thực dân phương Tây
a)      110 năm
b)      120 năm
c)      113 năm
d)     115 năm (Đáp án)
CHƯƠNG 4
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ
50.  Đường lối công nghiệp hoá đất nước đã được hình thành từ đại hội nào của Đảng ta?
a)      Đại hội III (9/1960). Chính thức tại Đại hội VIII (6/1996)  (Đáp án)
b)      Đại hội IV.
c)      Đại hội V.
d)     Đai hội VI.
51.  Từ 1975 đến 1985 nước ta tiến hành công nghiệp hóa:
a)      Miền Bắc.
b)      Miền Nam.
c)      Miền Trung
d)     Trên phạm vi cả nước  (Đáp án)
52.  Đại hội lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải ?
a)      Lấy công nghiệp nặng làm mặt trận hàng đầu.
b)      Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Song vẫn còn xem nhẹ, hình thức. (Đáp án)
c)      Lấy công nghiệp nhẹ làm mặt trận hàng đầu.
d)     Lấy thương nghiệp làm mặt trận hàng đầu.
53.  Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới là:
a)      Công nghiệp hoá theo mô hình nền kinh tế khép kín; hướng nội và thiên về công nghiệp nặng.
b)      Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh làm lớn; không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
c)      Công nghiệp hoá chủ yếu dựa vào lợi thế của lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN; chủ lực thực hiện Công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước;việc phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp không tôn trọng các quy luật của thị trường.
d)     Tất cả các ý trên đều đúng.  (Đáp án)
54.  Chương trình mục tiêu của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ được Đại Hội VI xác định là:
a)      Lương thực - thực phẩm.
b)      Hàng tiêu dùng; lương thực thưc phẩm.
c)      Hàng xuất khẩu.
d)     Lương thực, thực pẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu (Đáp án)
55.  Đại Hội X của Đảng chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần:
a)      Gắn với phát triển kinh tế tri thức;coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọngcủa nền kinh tế và của CNH, HĐH.  (Đáp án)
b)      Gắn với nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa.
c)      Gắn với nền kinh tế khép kín.
d)     Gắn với nền kinh tế thị trường, thực hiện chiến lược hàng xuất khẩu.
56.  Quan điểm công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta là:
a)      Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
b)      Công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
c)      Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
d)     Tất cả các ý trên đều đúng (Đáp án)
57.  Các yếu tố tăng trưởng kinh tế gồm:
a)      Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý Nhà nước (Đáp án)
b)      Vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế.
c)      Con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, tài nguyên thiên nhiên, giá trị đồng tiền.
d)     Vốn, khoa học và công nghệ, con người, giá trị đồng tiền, thể chế chính trị.
58.  Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế là:
a)      Vốn.
b)      Thể chế chính trị.
c)      Khoa học và công nghệ.
d)     Con người  (Đáp án)
59.  Tiến hành công nghiệp hoá theo kiểu rút ngắn so với các nước đi trước đặc biệt chúng ta cần thực hiện yêu cầu nào
a)      Phát triển kinh tế và công nghiệp phải có sự nhảy vọt và không cần thực hiện tuần tự
b)     Coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đáp án)
c)      Phát triển kinh tế trí thức được dời lại trong giai đoạn sau
d)     Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
60.  Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm
a)      Xây dựng nền kinh tế khép kín và hướng nội
b)     Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ (Đáp án)
c)      Xây dựng nền kinh tế phải dựa vào sự giúp đỡ và lệ thuộc vào các nước tư bản
d)     Xây dựng nền kinh tế mở nhưng chỉ giao lưu hợp tác với các nước XHCN
61.  “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất” được nhận định trong đại hội mấy của Đảng ?
a)      Đại hội VIII
b)      Đại hội IX
c)      Đại hội X  (Đáp án)
d)     Đại hội XI
62.  Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nào được coi là yếu tố quan trọng ?
a)      Kinh tế nông nghiệp
b)      Nền kinh tế công nghiệp
c)      Nền kinh tế tri thức (Đáp án)
d)     Nền kinh tế công - nông nghiệp kết hợp
63.  Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại nhằm
a)      Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại
b)      Học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới
c)      Khai thác thị trường thế giới để tiệu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế và khả năng cạnh tranh cao
d)     Tất cả các ý trên đều đúng (Đáp án)
64.  Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN trong khu vực khi nào?
a)      28/7/1995 (Đáp án)
b)      27/8/1995
c)      16/3/1993
d)     28/7/1997
65.  Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại kinh tế thế giới WTO khi nào?
a)      11/1/2007 (Đáp án)
b)      11/1/2006
c)      11/1/2005
d)     11/1/2008
66.  Đâu là mục tiêu cụ thể của CNH, HĐH:
a)      Nền tảng và động lực của CNH, HĐH chính là khoa học, công nghệ
b)      Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Đáp án)
c)      Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
d)     Tất cả đều đúng
67.  Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của CNH, HĐH thời kì đổi mới:
a)      Nhiều chính sách & giải pháp chưa đủ mạnh
b)      Chỉ đạo & tổ chức yếu kém
c)      Cải cách hành chính còn chậm & kém hiệu quả
d)     Cả 3 đáp án đều đúng (Đáp án)
68.  Nội dung của việc bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên:
a)      Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
b)      Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo
c)      Cả 2 câu đều sai
d)     Cả 2 câu đều đúng  (Đáp án)
69.  Những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa từ 1960 đến 1985 được đưa ra tại Đại hội lần thứ mấy của Đảng:
a)      VI  (Đáp án)
b)      VII
c)      IX
d)     VI
70.  Quan điểm của Đảng về vấn đề CNH, HĐH trong thời kỳ đổi mới
a)      Khoa học & công nghệ là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh nền kinh tế nước ta
b)      Tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng đi đôi với thực hiện tiến bộ & công bằng xã hội
c)      CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN & hội nhập kinh tế quốc tế  (Đáp án)
d)     Cả 3 câu đều đúng
71.  Vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
a)      Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn
b)      Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
c)      Tạo ra sự liên kết các vùng
d)     Cả 3 câu đều đúng (Đáp án)
72.  Những nhân tố cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ
a)      Nguồn nhân lực
b)      Đổi mới cơ chế quản lý khoa học & công nghệ
c)      Khoa học& công nghệ
d)     Tất cả đều đúng (Đáp án)
73.  Chọn câu đúng:
a)      Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém là 1 trong những nguyên nhân đưa đến hạn chế trong việc thực hiện đường lối CNH, HĐH thời kỳ trước đổi mới (Đáp án)
b)      Chỉ coi trọng số lượng tăng trưởng kinh tế trong việcphát triển kinh tế ở từng vùng, địa phương, dự án KT-XH là nội dung của CNH, HĐH
c)      Giảm tối thiểu các chương trình xóa đói giảm nghèo
d)     Ba chương trình mục tiêu: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu được đề ra trong Đại hội VII
74.   Trong Đại hội lần thứ III của Đảng đã chỉ ra con đường nào là con đường duy nhất để cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
a)      Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa  (Đáp án)
b)      Xóa tình trạng mù chữ
c)      Diệt giặc đói
d)     Xóa bỏ rào cản kinh tế với phương Tây
75.  Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) chỉ ra việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho ngành nào?
a)      Nông nghiệp
b)      Công nghiệp nhẹ
c)      Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, thương nghiệp
d)     Nông nghiệp và công nghiệp nhẹ  (Đáp án)
76.  Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa XHCN được đại hội III xác định là:
a)      Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại
b)      Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của CNXH
c)      Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH  (Đáp án)
d)     Cả 3 câu trên đều sai
77.  Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH được thông qua trong Đại hội nào của Đảng?
a)      Đại hội VI
b)      Đại hội VII (Đáp án)
c)      Đại hội VIII
d)     Đại hội IX
78.  Tại Đại hội nào của ĐCS Việt Nam coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”?
a)      Đại hội lần thứ V
b)      Đại hội lần thứ VI
c)      Đại hội lầ thứ VII
d)     Đại hội lần thứ VIII  (Đáp án)
79.  Chỉ thị 100 CT/TW (13/1/1981) đưa ra chủ trương nào sau đây?
a)      Phát huy quyền sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh
b)      Mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm
c)      Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp  (Đáp án)
d)     Cải tiến phương pháp phân phối lưu thông
80.  Hội nghị nào của Ban Chấp hành TW Đảng khóa V đã quyết định phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hạch toán kinh doanh XHCN?
a)      Hội nghị lần thứ VIII (6/1985)  (Đáp án)
b)      Hội nghị lần thứ IX (12/1985)
c)      Hội nghị lần thứ X (5/1986)
d)     Hội nghị lần thứ V (12/1983)
81.  Chủ trương thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng - hàng xuất khẩu được Đảng đề ra tại Đại hội nào?
a)      Đại hội lần thứ IV
b)      Đại hội lần thứ V
c)      Đại hội lần thứ VI  (Đáp án)
d)     Đại hội lần thứ VII
82.  Đại hội nào của Đảng được gọi là Đại hội “Trí tuệ, đổi mới dân chủ, kỷ cương và đoàn kết”?
a)      Đại hội lần thứ V
b)      Đại hội lần thứ VI
c)      Đại hội lần thứ VII  (Đáp án)
d)     Đại hội lần thứ VIII
83.  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI với tinh thần?
a)      Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật  (Đáp án)
b)      Nhìn vào tương lai, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật
c)      Đề ra mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng XHCN
d)     Tất cả đều đúng
84.  Hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ở Đại hội IX và Đại hội X Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh.
a)      Phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.  (Đáp án)
b)      Rút ngắn thời gian so với đi trước và tận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ của các nước đi trước.
c)      Coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
d)     Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
85.  Đại hội X xác định mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là?
a)      Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển.
b)      Tạo nền tảng đến năm 2020, để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
c)      Cả 2 đáp án đều sai
d)     Cả 2 đáp án đều đúng (Đáp án)
86.  Đại hội X nhận định trong thế kỉ XXI là:
a)      Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt
b)      Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất
c)      Tất cả đều đúng  (Đáp án)
d)     Tất cả đều sai
87.  Kinh tế tri thức là:
a)      Nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.  (Đáp án)
b)      Nền kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
c)      Nền kinh tế phát triển giáo dục đào tạo và xem đây là nền tảng, động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
d)     Nền kinh tế sủ dụng tri thức trong sản xuất là phổ biến, vì thế cần đẩy mạnh đưa sinh viên đi du học ở các nước phát triển
88.  Xây dựng CNXH ở nước ta thực chất là:
a)      Nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.  (Đáp án)
b)      Nhằm đưa nước ta thoát khỏi sự thống trị của các giai cấp trong xã hội
c)      Nhằm đòi lại quyền tự do cho con người
d)     Tất cả để phục vụ: làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu
89.  Cụm từ “công nghiệp không khói” nói đến ngành gì?
a)      In sách báo
b)      Dịch vụ  (Đáp án)
c)      Điện tử
d)     Kinh doanh khách sạn
90.  Đại hội nào đã nhận định: “Trong thế kỉ XXI khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”
a)      Đại hội VII
b)      Đại hội VIII
c)      Đại hội IX
d)     Đại hội X  (Đáp án)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét