Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CMVN - CHƯƠNG 5 VÀ 6


CHƯƠNG 5
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.      Chế độ bao cấp thực hiện dưới các hình thức chủ yếu nào?
a)      Bao cấp qua giá
b)      Qua chế độ tem phiếu
c)      Qua chế độ cấp phát vốn
d)     Tất cả đều đúng (Đáp án)
2.      Trong thời kỳ trước đổi mới đặc trưng nào là quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ?
a)      Sản xuất hàng hóa
b)      Cơ chế thị trường
c)      Kế hoạch hóa (Đáp án)
d)     Phân bổ nguồn lực
3.      Trong lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội tiền đề nào là quan trọng cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường?
a)      Sản xuất   
b)      Trao đổi hàng hóa
c)      Thị trường
d)     Sản xuất và trao đổi hàng hóa (Đáp án)
4.      Kinh tế thị trường đã có mầm móng từ trong xã hội nào?
a)      Phong kiến           
b)      Chiếm hữu nô lệ (Đáp án)
c)      Tư bản chủ nghĩa 
d)     Xã hội chủ nghĩa
5.      Kinh tế thị trường đã hình thành trong xã hội nào?
a)      Phong kiến (Đáp án)      
b)      Chiếm hữu nô lệ
c)      Tư bản chủ nghĩa
d)     Xã hội chủ nghĩa
6.      Kết luận rằng “sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội” được khẳng định trong đại hội thứ mấy?
a)      V
b)      VI
c)      VII 6/1991 tiếp tục xây dựng nền KT hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. (Đáp án)
d)     VIII
7.      Trong 4 tiêu chí sau, tiêu chí nào thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường TBCN với kinh tế thị trường định hướng XHCN?
a)      Về mục đích phát triển
b)      Về phương hướng phát triển
c)      Về quản lý (khác biệt cơ bản) (Đáp án)
d)     Về định hướng xã hội và phân phối
8.      Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V quyết định phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hoạch toán kinh doanh XHCN?
a)      Hội nghị lần thứ tám (6-1985)    (Đáp án)
b)      Hội nghị lần thứ chín (12-1985)
c)      Hội nghị lần thứ mười (5-1986)   
d)     Hội nghị Bộ Chính trị (4-1988)
9.      Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh ở chế độ nào?
a)      Công xã nguyên thủy       
b)      Chiếm hữu nô lệ
c)      Tư bản chủ nghĩa (Đáp án)
d)     Xã hội chủ nghĩa
10.  Đại hội IX khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là?
a)      Sỡ hữu, quản lý, tổ chức
b)      Sở hữu, quản lý, tổ chức, điều tiết
c)      Sở hữu, quản lý, tổ chức, phân phối (Đáp án)
d)     Sở hữu, tổ chức, quản lý, phân phối, điều tiết
11.  Đại hội nào đề cập đến sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế:
a)      V  
b)      VI (Đáp án)
c)      VII           
d)     VIII
12.  Chế độ bao cấp được thực hiện dưới hình thức nào mà hạch toán kinh tế chỉ là hình thức:
a)      Bao cấp qua giá   (Đáp án)
b)      Bao cấp qua chế độ tem phiếu
c)       Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn            
d)     Tất cả đều sai
13.  Chọn câu sai khi nói về kinh tế thị trường:
a)      Đối lập với kinh tế tự nhiên
b)      Đối lập với các chế độ xã hội (Đáp án)
c)      Là thành tựu chung của nhân loại
d)     Phát triển mạnh nhất trong xã hội CNTB
14.  Chọn câu sai: kinh tế thị trường có đặc điểm
a)      Là kinh tế hàng hoá phát triển cao
b)      Lấy khoa học công nghệ hiện đại làm cơ sở
c)      Chỉ có thể phát triển mạnh ở xã hội phong kiến.  (Đáp án)
d)     Đạt đến trình độ cao trong CNTB
15.  Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp:
a)      Cơ quan quyền lực Nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và không chịu trách nhiệm về quyết định của mình
b)      Cơ quan hành chính can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không chịu trách nhiệm về quyết định của mình (Đáp án)
c)      Thiệt hại của doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách chính phủ không chịu trách nhiệm
d)     Thiệt hại của doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước chịu trách nhiệm bao cấp
16.  Thị trường có vai trò:
a)      Điều tiết sản xuất
b)      Phân bổ lao động
c)      Là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế (Đáp án)
d)     Phân bổ tư liệu sản xuất
17.  Kinh tế thị trường:
a)      Do chủ nghĩa tư bản sinh ra
b)      Có cùng bản chất với kinh tế hàng hóa (Đáp án)
c)      Tồn tại chủ quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH
d)     Là sản phẩm riêng của CNTB
18.  Đại hội nào của Đảng đã vạch ra 5 mục tiêu cụ thể về kinh tế xã hội và 3 chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực-thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu ?
a)      Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI  (Đáp án)
b)      Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
c)      Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
d)     Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
19.  Đại hội nào đã xác định kinh tế thị trường định hướng XHCN là “một kiểu tổ chức kinh tế vưà tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dưạ trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH:
a)      Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
b)      Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
c)      Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
d)     Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (Đáp án)
20.  Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà khi các... được phân bố bằng nguyên tắc thị trường.
a)      Điều kiện kinh tế.
b)      Môi trường kinh tế.
c)      Nguồn lực kinh tế.  (Đáp án)
d)     Quan hệ kinh tế.
21.  Nền kinh tế nước ta trong thời kì trước đổi mới coi thị trường là công cụ:
a)      Chủ yếu.
b)      Thứ yếu.  (Đáp án)
c)      Hữu dụng.
d)     Cơ bản.
22.  Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ:
a)      Cấp phát
b)      Cấp phát - giao nộp  (Đáp án)
c)      Giao nộp
d)     Cả 3 đều đúng.
23.  Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua tem phiếu ở chế độ bao cấp nào?
a)      Bao cấp qua giá.
b)      Bao cấp chế độ cấp tiền.
c)      Bao cấp qua chế độ tem phiếu.  (Đáp án)
d)     Bao cấp qua chế độ phát vốn.
24.  Đại hội toàn quốc thứ V của Đảng coi mặt trận hàng đầu là:
a)      Công nghệ máy móc.
b)      Giảm mù chữ.
c)      Ngoại giao các nước.
d)     Nông nghiệp.  (Đáp án)
25.  Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường là:
a)      Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.  (Đáp án)
b)      Có thể và không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.
c)      Không thể và không cấn thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.
d)     Kinh tế thị trường là cái riêng có của CNTB.
26.  Công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
a)      Kế hoạch và thị trường, hệ thống pháp luật, các công cụ tài chính-tiền tệ, công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại (Đáp án)
b)      Kế hoạch và thị trường, kinh tế tư nhân, quản lý tiền tệ
c)      Thuế, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể
d)     Hệ thống các chính sách kinh tế và xã hội
219. Vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
e)            Giải quyết thất nghiệp
f)             Kìm chế lạm phát
g)            Kiểm soát, hỗ trợ phát triển kinh tế (Đáp án)
h)            Gia tăng xuất khẩu
27.  Quan điểm về hoàn thiện thể chế thị trường định hướng XHCN là:
a)      Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của các thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
b)      Chủ động, tích cực các vấn đề lý luận và thực tiễn. Đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.
c)      Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường.
d)     Cả 3 đáp án trên đều đúng.  (Đáp án)
28.  Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền là thuộc về:
a)      Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
b)      Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh.
c)      Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường.  (Đáp án)
d)     Hoàn thiện thể chế và vai trò lãnh đạo của Đảng.
29.  Nền kinh tế nào sử dụng các quy luật giá trị, cạnh tranh và cung cầu
a)      Kinh tế thị trường (Đáp án)
b)      Kinh tế tự nhiên
c)      Kinh tế tự cung tự cấp
d)     Tất cả các đáp án đều đúng
30.  Điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện và tồn tại:
a)      Phân công lao động xã hội
b)      Tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau
c)      Phân công lao động xã hội, tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau (Đáp án)
d)     Tất cả đáp án trên đều sai
31.  Một trong những đặc điểm chủ yếu của bất kỳ xã hội nào lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân phối các nguồn lực kinh tế là:
a)      Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước (Đáp án)
b)      Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vi mô của Nhà nước
c)      Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý văn hóa xã hội của Nhà nước
d)     Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý kinh tế, giáo dục của Nhà nước
32.  Một trong những đặc điểm chủ yếu của bất kỳ xã hội nào lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân phối các nguồn lực kinh tế là:
a)      Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lãi tự chịu (Đáp án)
b)      Các chủ thể kinh tế không có tính độc lập, nghĩ là không có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lãi tự chịu
c)      Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền quyết định lỗ lãi
d)     Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền làm bất cứ những gì họ muốn

CHƯƠNG 6
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

33.  Từ năm (1955-1975) và (1975-1989), hệ thống chính trị nước ta có bước chuyển biến gì ?
a)      Từ hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân chuyển sang hệ thống chuyên chính vô sản.  (Đáp án)
b)      Từ hệ thống chuyên chính vô sản chuyển sang hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân.
c)      Từ hệ thống chuyên chính tư sản chuyển sang hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân.
d)     Từ hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân chuyển sang hệ thống chuyên chính tư sản.
34.  Cuộc cách mạng then chốt của nước ta trong giai đoạn mới (sau 4- 1975) là gì ?
a)      Cách mạng về quan hệ sản xuất.
b)      Cách mạng khoa học – kĩ thuật  (Đáp án)
c)      Cách mạng tư tưởng văn hoá.
d)     Cách mạng khoa học- giáo dục
35.  Chuyên chính vô sản là một…… của thời kì quá độ từ CNTB đến CNXH
a)      Kết quả
b)      Nguyên nhân
c)      Tác động
d)     Tất yếu (Đáp án)
36.  Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành vào thời gian nào ?
a)      Năm 1930 (Đáp án)
b)      Năm 1945
c)      Năm 1954
d)     Năm 1975
37.  Cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là gì ?
a)      Nên kinh tế tự cung tư cấp.
b)      Nền kinh tế thị trường.
c)      Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.  (Đáp án)
d)     Cả 3 đều sai
38.  Cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là gì ?
a)      Giai cấp công nhân.
b)      Giai cấp nông dân.
c)      Liên minh công nông.      
d)     Liên minh công nông và tầng lớp trí thức  (Đáp án)
39.  Về pháp lý, khái niệm hệ thống chính trị được ghi nhận trong hiến pháp nào của nước ta?
a)      Hiến pháp 1946.
b)      Hiến pháp 1959.
c)      Hiến pháp 1980.
d)     Hiến pháp 1992.  (Đáp án)
40.  Trong giai đoạn 1975-1986 Đảng đã coi nội dung nào là “bản chất” của hệ thống chính trị ?
a)      Đổi mới hình thức và phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới.
b)      Mở rộng các hình thức tổ chức theo nghề nghiệp, nhu cầu của nhân dân.
c)      Xây dựng nền kinh tế bao cấp.
d)     Xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN.  (Đáp án)
41.  Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong công cuộc đổi mới này, lĩnh vực nào cần đổi mới trước hết ?
a)      Chính trị - xã hội
b)      Kinh tế (Đáp án)
c)      Văn hoá - giáo dục
d)     Tất cả các lĩnh vực cùng một lúc
42.  Khẩu hiệu “…” là cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn 1945.
a)      Tất cả cho chiến thắng
b)      Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.  (Đáp án)
c)      Đánh đuổi quân xâm lược.
d)     Tất cả cho tiền tuyến
43.  Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới từ tháng 4 - 1975 là:
a)      Vượt qua giai đoạn phát triển TBCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.  (Đáp án)
b)      Phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN, rồi tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
c)      Vượt qua giai đoạn phát triển CNXH, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên TBCN.
d)     Xây dựng CNTB.
44.  Từ đặc điểm sản xuất nhỏ đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN kể từ tháng 4 - 1975. Muốn đưa sự nghiệp cách mạng ở nước ta đến toàn thắng, điều kiện tiên quyết là phải:
a)      Xem giáo dục là quốc sách
b)      Thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động (Đáp án)
c)      Có vốn và khoa học công nghệ
d)     Tăng cường đoàn kết với các nước XHCN
45.  Bản chất của chuyên chính vô sản là sự…. đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới.
a)      Kế thừa
b)      Tiếp nối
c)      Thay đổi
d)     Tiếp tục (Đáp án)
46.  Ngày 18-12-1980, Quốc hội khoá VI thông qua Hiến pháp nước CHXHCNVN, trong đó khẳng định:
a)      Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước chuyên chính dân chủ nhân dân
b)      Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước chuyên chính vô sản (điều 2).  (Đáp án)
c)      Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước toàn dân
d)     Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước của giai cấp công-nông
47.  Điểm cốt lõi của cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta là:
a)      Sư lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của nhân dân.
b)      Sư lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của công nhân.
c)      Sư lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.  (Đáp án)
d)     Sư lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của giai cấp vô sản.
48.  Cách mạng XHCN được bắt đầu xây dựng trên phạm vi cả nước kể từ:
a)      Tháng 12-1960
b)      Tháng 5-1954
c)      Tháng 4-1975 (Đáp án)
d)     Tháng 12-1986
49.  Trong nội dung xây dựng hệ thống chính trị xác định quyền làm chủ của… được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức
a)      Chính phủ
b)      Đảng cộng sản Việt Nam
c)      Nhân dân (Đáp án)
d)     Nhà nước
50.  Trong nội dung xây dựng hệ thống chính trị xác định… là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
a)      Chính phủ
b)      Đảng  (Đáp án)
c)      Nhân dân
d)     Nhà nước
51.  Trong nội dung xây dng hệ thống chính trị xác định hiệm vụ chung của… là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về chủ nghĩa xã hội
a)      Mặt trận và các đoàn thể (Đáp án)
b)      Chính quyền các cấp
c)      Chính phủ
d)     Các tổ chức tôn giáo
52.  Vai trò và sức mạnh của các đoàn thể chính là ở:
a)      Khả năng tập hợp quần chúng
b)      Hiểu rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng
c)      Nâng cao giác ngộ XHCN cho quần chúng
d)     Cả 3 ý trên đều đúng (Đáp án)
53.  Trong nội dung xây dưng hệ thống chính trị: Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động theo cơ chế:
a)      Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý (Đáp án)
b)      Nhân dân làm chủ, Đảng quản lý, Nhà nước làm chủ
c)      Nhà nước quản lý, nhân dân lãnh đạo, Đảng làm chủ
d)     Đảng lãnh đạo, nhân dân quản lý, Nhà nước làm chủ
54.  Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là:
a)      Độc lập dân tộc tách biệt với CNXH
b)      Độc lập dân tộc, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
c)      Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Đáp án)
d)     Cả nước đều lên CNXH
55.  Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “... vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới”
a)      Dân chủ (Đáp án)
b)      Cộng sản
c)      Đoàn kết dân tộc
d)     Phát triển kinh tế
56.  Hệ thống chính trị giai đoạn 1975-1986 được xây dựng theo đường lối của các Đại hội nào ?
a)      III, IV
b)      IV, V (Đáp án)
c)      V, VI
d)     VI, VII
57.  Đại hội VI đã đánh giá về chủ trương xây dựng hệ thống chính trị như thế nào ?
a)      Tình trạng buông lỏng chuyên chính vô sản thể hiện ở nhiều khuyết điểm trong cải tạo XHCN, quản lí kinh tế xã hội
b)      Chưa sử dụng đầy đủ sức mạnh tổng hợp của chuyên chính vô sản để thiết lập và giữ vững trật tự XHCN trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội
c)      Đã để cho pháp luật và kỷ cương của Nhà nước bị vi phạm ngày càng phổ biến.
d)     Cả 3 câu trên đều đúng (Đáp án)
58.  Đại hội VI đã đề ra đường lối dổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy… ?
a)      Chính trị
b)      Kinh tế (Đáp án)
c)      Xã hội
d)     Giáo dục
59.  Đổi mới hệ thống chính trị là:
a)      Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường.
b)      Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN (Đáp án)
c)      Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế tự do.
d)     Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế thị trường sang thể chế kinh tế thị trường định hướng TBCN
60.  Trong đổi mới kinh tế và đổi mới về chính trị ở nước ta đều phải giải quyết mối quan hệ:
a)      Giữa phát triển và đổi mới.  (Đáp án)
b)      Giữa ổn định và phát triển.
c)      Giữa độc lập và phát triển
d)     Giữa tự do và phát triển
61.  Một cơ sở để đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu:
a)      Phát huy dân chủ.
b)      Phát triển kinh tế.  (Đáp án)
c)      Thanh lọc đảng viên
d)     Nâng cao dân trí
62.  Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (NĂM 1991) khẳng định:
a)      Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về chính phủ.
b)      Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về Nhà nước
c)      Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về Quốc hội.
d)     Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.  (Đáp án)
63.  Thuật ngữ “xây dựng Nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được đề cập ở đâu:
a)      Hội nghị Trung ương 1 khoá VII
b)      Hội nghị Trung ương 2 khoá VII (Đáp án)
c)      Hội nghị Trung ương 1 khoá VI  
d)     Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII
64.  Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII Đảng ta đã khẳng định phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền VN:
a)      Của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (Đáp án)
b)      Của công nhân, do công nhân và vì công nhân
c)      Của tâp thể, do tâp thể và vì tâp thể
d)     Của chung, do mọi người cùng xây dựng và vì tất cả.
65.  Mối quan hệ giữa các giai cấp các tầng lớp trong xã hội là quan hệ... trong nôi bộ nhân dân,… trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
a)      Hợp tác, đoàn kết
b)      Hợp tác, hợp tác
c)      Hợp tác và đấu tranh/Đoàn kết và hợp tác  (Đáp án)
d)     Hợp tác và đoàn kết, hợp tác và đấu tranh
66.  Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là:
a)      Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định huớng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển (Đáp án)
b)      Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
c)      Khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, tiến lên CNXH
d)     Trấn áp bọn phản cách mạng  (Đáp án)
67.  Nhà nước quản lí xã hội bằng:
a)      Hiến pháp
b)      Pháp luật
c)      Luật lệ.
d)     Hiến pháp và Pháp luật (Đáp án)
68.  Văn kiện đại hội VII của Đảng đã khẳng định:
a)      Thực hiện dân chủ XHCN là xây dựng hệ thống chính trị.
b)      Thực hiện dân chủ XHCN là một phần của việc kiện toàn hệ thống chính trị.
c)      Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị.  (Đáp án)
d)     Thực hiện dân chủ XHCN là mỗi người dân tự làm theo ý mình
69.  Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là:
a)      Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của các bộ phận cấu thành hệ thống.
b)      Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của cơ quan cầm quyền
c)      Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng (Đáp án)
d)     Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của quốc hội
70.  Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải trên cơ sở:
a)      Kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
b)      Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội.
c)      Đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
d)     Cả 3 câu trên đều đúng (Đáp án)
71.  Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị thực hiện tốt vai trò:
a)      Giám sát và phản biện xã hội.  (Đáp án)
b)      Giám sát
c)      Phản biện xã hội
d)     Kiểm sát
72.  Tại Đại hội X Đảng ta xác định:
a)      Đảng cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
b)      Đảng cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.  (Đáp án)
c)      Đảng cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc
d)     Đảng cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN
73.  Nhà nước pháp quyền là:
a)      Một kiểu Nhà nước
b)      Một chế độ Nhà nước
c)      Cách tổ chức phân công quyền lực Nhà nước (Đáp án)
d)     Cả 3 đều đúng.
74.  Những hạn chế của việc xây dựng hệ thống chính trị là:
a)      Việc đổi mới nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế.
b)      Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động, vai trò giám sát phản biện của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị còn yếu.
c)      Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị chậm đổi mới, có mặt lúng túng.
d)     Tất cả các ý trên đúng (Đáp án)
75.  Những hạn chế của việc xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là:
a)      Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn có sự ngập ngừng, lúng túng, thiếu dứt khoát không triệt để (Đáp án)
b)      Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương
c)      Trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn có sự ngập ngừng, lúng túng, thiếu dứt khoát không triệt để.
d)     Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn có sự ngập ngừng, lúng túng, thiếu dứt khoát, không triệt để

2 nhận xét: