Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CMVN - CHƯƠNG 1 VÀ 2


CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1.   Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX:
a)      Các nước tư bản: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
b)      Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.
c)      Phong trào đấu tranh xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
d)     Tất cả các câu trên đều đúng. (Đáp án)
2. Mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu trong xã hội Việt Nam dưới thời Thực dân Pháp thống trị là:
e)      Nhân dân, chủ yếu là nông dân với địa chủ
f)       Công nhân với tư bản
g)      Toàn thể nhân dân Việt Nam với Thực dân Pháp (Đáp án)
h)      Công nhân, nông dân với địa chủ và thực dân Pháp
2.   Chủ trương “dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc”, đại diện của xu hướng bạo động này là:
a)      Phan Bội Châu (Đáp án)
b)      Phan Chu Trinh
c)      Bùi Quang Chiêu
d)     Nguyễn Ái Quốc
3.        Chủ trương “vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài”, đại biểu xu hướng cải cách này là:
a)      Phan Bội Châu
b)      Phan Châu Trinh (Đáp án)
c)      Nguyễn Ái Quốc
d)     Trần Phú
4.  Vụ ám sát Ba Danh (Bazin - trùm mộ phu đồn điền cao su của Pháp) xảy ra vào thời gian nào? Do những tổ chức nào thực hiện?
a)      2-1919, một số đảng viên của Tân Việt Cách mạng Đảng
b)      2-1929, một số đảng viên của Việt Nam quốc dân Đảng (Đáp án)
c)      3-1929, một số đảng viên của Đảng Thanh niên Cao vọng
d)     3-1919, một số đảng viên của Đảng Thanh niên
5.    Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ” ?
a)      Cuộc Cách mạng Tháng 10 năm 1917 ở Nga giành thắng lợi.  (Đáp án)
b)      Sự thành lập của Quốc tế cộng sản.
c)      Sự ra đời của Hội Quốc tế. Nông Dân
d)     Cách mạng Tân Hợi
6.   Quốc tế cộng sản (quốc tế III) được thành lập khi nào? (Đáp án)
a)      7/1971.
b)      3/1918.
c)      3/1919.  (Đáp án)
d)     8/1920
7.   Tính chất của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp:
a)      Xã hội thuộc địa.
b)      Xã hội nửa phong kiến.
c)      Xã hội có giai cấp.
d)     Thuôc địa, nửa phong kiến (Đáp án)
8.   Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930-1954:
a)      Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc.
b)      Xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân.
c)      Chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
d)     Tất cả đáp án đều đúng.  (Đáp án)
9.  Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá: “Ông là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia”. Ông là ai?
a)      Phan Bội Châu.  (Đáp án)
b)      Phan Châu Trinh.
c)      Vua Hàm Nghi.
d)     Nguyễn Thái Học
10.    Tân Việt cách mạng Đảng ra đời khi nào?
a)      3/1926.
b)      5/1927
c)      7/1928.  (Đáp án)
d)     12/1929.
11.   Những giai cấp bị trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Pháp là:
a)      Công nhân và nông dân.
b)      Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
c)      Công nhân, nông dân, tiẻu tư sản.
d)     Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.  (Đáp án)
12.        Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào?
a)      22/2/1930.
b)      24/2/1931.
c)      24/2/1930.  (Đáp án)
d)     20/2/1931.
13.    Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam ta” ?
a)      Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
b)      Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.  (Đáp án)
c)      Vụ mưu sát tên toàn quyền Méc- Lanh của Phạm Hồng Thái.
d)     Sự thành lập hội VN Cách mạng thanh niên.
14. Đại biểu các tổ chức cộng sản nào đã tham dự hội nghị thành lập Đảng đầu tiên năm 1930?
e)      Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.  (Đáp án)
f)       Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS liên đoàn.
g)      An Nam CS Đảng và Đông Dương CS liên đoàn.
h)      Đông Dương CS Đảng và Đông Dương CS liên đoàn.
14.        Hội VN cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” khi nào?
a)      Năm 1926.
b)      Năm 1927.
c)      Năm 1928.  (Đáp án)
d)     Năm 1929.
15.        Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập giai cấp nào là chủ, gốc, và cái cốt của cách mệnh?
a)      Liên kết công - nông.  (Đáp án)
b)      Giai cấp vô sản.
c)      Giai cấp công nhân.
d)     Giai cấp địa chủ.
16.        Chọn đáp án đúng nhất:
a)      Cách mạng VN là cuộc cách mạng “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
b)      Đảng Cộng sản VN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân VN.
c)      Sự kiện Đảng Cộng sản VN ra đời là 1 bước ngoặt vô vùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng VN ta.
d)     Các đáp án trên đều đúng.  (Đáp án)
17.        Nội dung nào không phải là nhiệm vụ về kinh tế của cách mạng VN?
a)      Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính Phủ công nông binh quản lí.
b)      Lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.  (Đáp án)
c)      Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ.
d)     Mở mang công nghiệp và nông nghiệp.
18.        Sau khi Tân Việt cách mạng Đảng ra đời, trong nội bộ Đảng diễn ra cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng nào?
a)      Tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cách mạng tư sản.
b)      Tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cải lương.  (Đáp án)
c)      Tư tưởng cách mạng tư sản và tư tưởng cải lương.
d)     Các đáp án trên đúng.
19.        Phong trào Cần Vương diễn ra vào thời gian nào?
a)      1885-1896.  (Đáp án)
b)      1884-1913.
c)      1884-1896.
d)     1885-1913.
20.        Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”?
a)      Bản án chế độ thực dân Pháp.  (Đáp án)
b)      Đường kách mệnh.
c)      Nhật ký trong tù.
d)     Các đáp án đều trên đúng.
21.        Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta đặt ra trong thực tiễn lịch sử Việt Nam dưới sự thống trị của Pháp là?
a)      Xóa bỏ chế độ phong kiến.
b)      Giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân.
c)      Chống đế quốc, giải phóng dân tộc.  (Đáp án)
d)     Các đáp án trên đều đúng.
22.        Việt Nam quốc dân đảng là đảng chính trị theo xu hướng nào?
a)      Dân chủ vô sản.
b)      Dân chủ tư sản.  (Đáp án)
c)      Tư tưởng phong kiến.
d)     Các đáp án trên đều sai.
23.        Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đầu của cách mạng?
a)      Chủ nghĩa Mác- Lênin.  (Đáp án)
b)      Cách mạng tháng 10 Nga.
c)      Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu.
d)     Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
24.        Nội dung của những chủ trương trong xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh?
a)      Vận động cải cách văn hóa, xã hội, phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài.
b)      Động viên lòng yêu nước trong nhân dân, đã kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản.
c)      Thực hiện khai dân trí, chấn dân khi, hậu dân sinh, mở mang dân quyền.
d)     Các đáp án trên đều đúng.  (Đáp án)
25.        Cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:
a)      Tuần báo Thanh niên số 1 ra ngày 21/6/1925 (Đáp án)
b)      Cộng sản đoàn
c)      Hội Thanh niên
d)     Hội học sinh - sinh viên
26.        Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng xã hội Pháp vào thời gian nào?
a)      1918
b)      1919 (Đáp án)
c)      1920
d)     1921
27.    Trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta có giai cấp mới nào được hình thành?
a)      Giai cấp tư sản
b)      Giai cấp tư sản và công nhân (Đáp án)
c)      Giai cấp công nhân
d)     Giai cấp tiểu tư sản
28.        Dưới chế độ thực dân phong kiến, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam là?
a)      Độc lập dân tộc(Đáp án)
b)      Quyền bình đẳng nam nữ
c)      Ruộng đất
d)     Được giảm tô, giảm tức
29.        Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn nào?
a)      Xã hội chủ nghĩa
b)       Chủ nghĩa tư bản độc quyền
c)      Phát xít
d)     Chủ nghĩa đế quốc (Đáp án)
30.    Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần làm gì?
a)      Xóa bỏ tư bản
b)      Lập ra Đảng Cộng sản (Đáp án)
c)      Xóa bỏ phát xít
d)     Cả 3 đều sai
31.  Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời năm nào?
a)      1838
b)      1848 (Đáp án)
c)      1858
d)     1868
32.  Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu lên tấm gương sáng gì?
a)      Giải phóng dân tộc bị áp bức (Đáp án)
b)      Chống tư bản
c)      Chống phát xít
d)     Giải phóng nông dân
33.  Dưới tác động chính sách cai trị, chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Trong đó, giai cấp địa chủ chiếm bao nhiêu % cư dân nông thôn?
a)      5% (Đáp án)
b)      6%
c)      7%
d)     8%
34.  Dưới tác động chính sách cai trị, chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Trong đó, giai cấp địa chủ nắm bao nhiêu % ruộng đất?
a)      50% (Đáp án)
b)      60%
c)      70%
d)     80%
35.  Dưới tác động chính sách cai trị, chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Trong đó, giai cấp nông dân chiếm bao nhiêu % dân số?
a)      60%
b)      70%
c)      80%
d)     90% (Đáp án)
36.  Giai cấp nông dân dưới bộ máy thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam phải chịu bao nhiêu tầng áp bức, bóc lột?
a)      1
b)      2
c)      3 (Đquốc, Pkiến, TSản người Việt) (Đáp án)
d)     4
37.  Dưới tác động chính sách cai trị, chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Giai cấp tư sản Việt Nam gồm những tầng lớp nào?
a)      Tư sản thương nghiệp
b)      Tư sản công nghiệp
c)      Tư sản nông nghiệp
d)     Cả 3 tầng lớp trên (Đáp án)
38.  Giai cấp tư sản Việt Nam dưới bộ máy cai trị của thực dân Pháp bị tư sản nước nào chèn ép?
a)      Tư sản người Hoa
b)      Tư sản Pháp
c)      Cả 2 đều đúng (Đáp án)
d)     Cả 2 đều sai
39.  Bộ phận nào của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ, có tinh thần cách mạng cao, thức thời và nhậy cảm với thời cuộc ?
a)      Học sinh, trí thức
b)      Thợ thủ công, viên chức
c)      Những người làm nghề tự do
d)     Học sinh, viên chức
40.  Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội làm nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn gì?
a)      Nông dân – địa chủ
b)      Tư sản – công nhân
c)      Công nhân - nông dân
d)     Nhân dân Việt Nam - thực dân Pháp (Đáp án)
41.  Trước bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới bộ máy thống trị của thực dân Pháp đã đặt ra cho nhân dân Việt Nam nhiệm vụ hàng đầu là?
a)      Chống phát xít
b)      Chống đế quốc
c)      Giải phóng dân tộc
d)     Cả B và C (Đáp án)
42.  Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến. Trong đó, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở đâu?
a)      Hà Giang
b)      Bắc Giang (Đáp án)
c)      Nghệ An
d)     Huế
43.  Trong thời gian hoạt động tại pháp, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo vào năm nào?
a)      5/1919
b)      7/1920 (Đáp án)
c)      9/1921
d)     11/1922
44.  Đường kách mệnh do cơ quan nào của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bàn năm 1927 ?
a)      Bộ văn hóa
b)      Bộ giáo dục
c)      Bộ tuyên truyền (Đáp án)
d)     Nhà xuất bản chính trị quốc gia
45.  Qúa trình chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam thông qua những bài đăng trên báo nào?
a)      Người cùng khổ
b)      Nhân đạo
c)      Đời sống công nhân
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
46.  Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Sau đó Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên năm nào?
a)      6/1925 (Đáp án)
b)      5/1926
c)      5/1925
d)     6/1926
47.  Để truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xuất bản những tờ báo nào ?
a)      Chuông rè,
b)      Thanh niên, công nông, lính cách mệnh, Tiền phong (Đáp án)
c)      Sài Gòn giải phóng
d)     Nhân dân, Lao động, Tiền Phong
48.  Trong những năm 1919-1925 phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ. Trong đó bãi công của công nhân Ba Son do Tôn Đức Thắng tổ chức diễn ra năm nào?
a)      30/4/1923
b)      30/4/1924
c)      30/4/1925 (Đáp án)
d)     30/4/1926
49.  Các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm nào?
a)      1919
b)      1929 (Đáp án)
c)      1939
d)     1949
50.  Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2/1930, giai cấp nào là lực lượng lãnh đạo cách mạng?
a)      Tư sản
b)      Vô sản (Đáp án)
c)      Tiểu tư sản
d)     Địa chủ
51.  Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2/1930, coi Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng: “……….. và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Hãy điền vào chỗ trống?
a)      Xã hội chủ nghĩa
b)      Tư sản dân quyền (Đáp án)
c)      Dân tộc dân chủ
d)     Cả 3 đều đúng

CHƯƠNG 2
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)
52.  Luận cương chính trị tháng 10/1930 do ai viết?
a)      Nguyễn Ái Quốc
b)      Nguyễn Văn Cừ
c)      Lê Hồng Phong
d)     Trần Phú (Đáp án)
53.  Tác phẩm “Tự chỉ trích” của đồng chí Nguyễn Văn Cừ được phát hành vào thời gian nào?
a)      7/1938
b)      6/1939
c)      7/1939 (Đáp án)
d)     6/1938
54.  Đêm 13/8/1945 đã xảy ra sự kiện gì?                            
a)      Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.              
b)      Nhật đầu hàng vô điều kiện.
c)      Nhân dân Hà Nội vùng dậy giành chính quyền  
d)     Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa. (Do TBT Trường Chinh trực tiếp phụ trách). (Đáp án)
55.  Từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã có sự kiện gì xảy ra?
a)      Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang).  (Đáp án)
b)      Họp Đại hội đại biểu của Đảng tại Từ Sơn (Bắc Ninh).
c)      Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang).
d)     Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang).
56.  Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là gì?
a)      Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.
b)      Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
c)      Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình.  (Đáp án)
d)     Tất cả đều đúng.
57.  Luận cương tháng 10/1930 xác định lực lượng cách mạng gồm?
a)      Giai cấp vô sản, tư sản dân tộc, tiểu tư sản và nông dân.
b)      Giai cấp tư sản và nông dân.
c)      Giai cấp vô sản: công nhân và nông dân.  (Đáp án)
d)     Giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
58.  Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế cộng sản (Đại hội VII), Đảng Cộng sản Đông dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là?
Thực dân Pháp.
a)      Bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai của chúng.  (Đáp án)
b)      Bọn phong kiến.
c)      Câu A và B đúng.
59.  Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm ….. ?
a)      1944
b)      1945 (Đáp án)
c)      1943
d)     1942
60.  Bốn tỉnh đầu tiên giành được chính quyền ở nước ta trong cuộc tổng khởi nghĩa CM Tháng 8/1945 là?
a)      Bắc Ninh, Quảng Ninh, Phú Yên, Kon Tum
b)      Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam (Đáp án)
c)      Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An, Bình Định
d)     Hà Giang, Nam Định, Ninh Bình, Gia Lai
61.  Tại Đại hội toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào từ ngày 13 đến 15/8/1945, ai đã được bầu làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ?
a)      Phạm Văn Đồng
b)      Trường Chinh
c)      Hồ Chí Minh, (gồm 5 người: Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền, HCM) (Đáp án)
d)     Võ Nguyên Giáp
62.  Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng Tháng Tám 1945 là gì?
a)      Đấu tranh vũ trang.
b)      Kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị.  (Đáp án)
c)      Đấu tranh chính trị.
d)     Đấu tranh ngoại giao.
63.  Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng?
a)      Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
b)      Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13 đến 15/8/1945).  (Đáp án)
c)      Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào.
d)     Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9/3/1945.
64.  Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự kết hợp của các tổ chức nào?
a)      Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn
b)      Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân (Đáp án)
c)      Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ
d)     Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên
65.  Hội nghị TW lần 6 (11/1939) chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng là vì:
a)      Từ chỗ làm 3 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng thì nay chỉ làm một nhiệm vụ - giải phóng dân tộc
b)      Từ chỗ chống đế quốc, phong kiến thì nay chống đế quốc phát - xít
c)      Từ đấu tranh đòi tự do dân chủ thì nay đấu tranh giải phóng dân tộc  (Đáp án)
d)     Từ chỗ làm 2 nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc (nhiệm vụ dân tộc), đánh đổ phong kiến (nhiệm vụ dân chủ) thì nay chỉ làm nhiệm vụ dân tộc
66.  Nhân tố chủ yếu nhất quyết định thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 ?
a)      Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
b)      Sức mạnh liên minh công – nông.
c)      Bối cảnh quốc tế thuận lợi.
d)     Sự lãnh đạo của Đảng.  (Đáp án)
67.  Tại sao trong thời kì 1936 – 1939, chủ trương cách mạng của Đảng ta có sự thay đổi?
a)      Chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp.
b)      Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, đặc biệt chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần VII Quốc tế cộng sản.
c)      Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt
d)     Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp, áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa
68.  Điền vào chỗ trống: “Tháng…, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại …”
a)      Tháng 5/1930 - Quảng Châu (TQ).
b)      Tháng 6/1932 - Hương Cảng (TQ).
c)      Tháng 3/1935 - Ma Cao (TQ).  (Đáp án)
d)     Tháng 7/1935 - Matxcova (LX).
69.  Tại Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
a)      Mặt trận Liên Việt.
b)      Mặt trận Đồng Minh.
c)      Mặt trận Việt Minh.  (Đáp án)
d)     Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
70.  Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
a)      Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9. 3. 1945).
b)      Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.  (Đáp án)
c)      Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
d)     Đại hội quốc dân Tân Trào.
71.  Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản tại Matxcova (tháng 7/1935) do ai dẫn đầu?
a)      Đồng chí Lê Hồng Phong.  (Đáp án)
b)      Đồng chí Trường Chinh.
c)      Đồng chí Phạm Hùng
d)     Đồng chí Hoàng Sâm.
72.  Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào? “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.
a)      Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
b)      Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).  (Đáp án)
c)      Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị TW lần thứ 8.
d)     Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
73.  Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?
a)      Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộ
b)      Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
c)      Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
d)     Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
74.  Điền vào chỗ trống: “Cuộc dân tộc giải phóng …phải kết chặt với cách mạng điền địNghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc”
a)      Nhất định
b)      Không bắt buộc
c)      Bắt buộc
d)     Không nhất định (Đáp án)
75.  Từ ngày 14 đến 30/10/1930, đã xảy ra sự kiện gì?
a)      Đại hội đại biểu lần thứ nhất.
b)      Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất.  (Đáp án)
c)      Đại hội đại biểu lần hai.
d)     Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần hai.
76.  Đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ TW Đảng họp Hội nghị mở rộng ở?
a)      Bắc Sơn - Vũ Nhai.
b)      Bắc Bó - Cao Bằng.
c)      Tân Trào - Tuyên Quang.
d)     Từ Sơn - Bắc Ninh. làng Đình Bảng (Đáp án)
77.  Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 ?
a)      Hình thức tổ chức bí mật, đấu tranh vũ trang.
b)      Hình thức tổ chức và đấu tranh công khai.
c)      Hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.  (Đáp án)
d)     Hình thức tổ chức bí mật và đấu tranh chính trị.
78.  “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” là của ai?
a)      Nguyễn Ái Quốc.  (Đáp án)
b)      Võ Nguyên Giáp.
c)      Nguyễn Văn Cừ.
d)     Tất cả đều sai.
79.  Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào quyết định thành lập?
a)      Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Tiền thân CP lâm thời VN sau này.
b)      Mặt trận Việt Minh.
c)      Mặt trận nhân dân Đông Dương.
d)     Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
80.  Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không diễn ra trong những năm 1939 - 1941?
a)      Khởi nghĩa Nam Kỳ.
b)      Binh biến Đô Lương.
c)      Khởi nghĩa Ba Tơ.  (Đáp án)
d)     Khởi nghĩa Bắc Sơn.
81.  Tháng 5/1941, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh để thay thế cho?
a)      Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
b)      Mặt trận dân chủ Đông Dương.
c)      Mặt trận phản đế, phản phong.
d)     Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (11/1939).  (Đáp án)
82.  Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là hai sự kiện nào?
a)      Phong trào Đại hội Đông Dương và đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
b)      Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường.
c)      Phong trào đón Gođa và đấu tranh nghị trường.
d)     Phong trào báo chí và đòi dân sinh, dân chủ.
83.  Nội dung nào sau đây không nằm trong chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 1939 - 1945?
a)      Thành lập Mặt trận Việt Minh.
b)      Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
c)      Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
d)     Đưa nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu.  (Đáp án)
84.  Luận cương tháng 10-1930 đã đề cao nhiệm vụ:
a)       Giải phóng dân tộc
b)       Giải phóng giai cấp (Đáp án)
c)       Đòi quyền dân sinh dân chủ dân chủ
d)      Tự do, hòa bình cơm áo
85.  Luận cương 10-1930 đã coi nhẹ vai trò của giai cấp nào?
a)       Tư sản dân tộc
b)       Tiểu tư sản
c)       A & B đúng (Đáp án)
d)      A & B sai
86.  Điểm giống nhau giữa Luận cương chính trị 10-1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2-1930 là gì?
a)       Đã khẳng định vai trò của Đảng cộng sản (Đáp án)
b)       Dùng phương pháp bạo lực cách mạng
c)       Từ Cách mạng Tư sản dân quyền chuyển sang Cách mạng XHCN
d)      Cả 3 câu trên đều đúng
87.  Ai chủ trì hội nghị BCH Trung ương Đảng lần I?
a)       Nguyễn Ái uốc
b)       Lê Hồng Phong
c)       Trần Phú (Đáp án)
d)      Trần Văn Cung
88.  Đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản bàn về vấn đề gì?
a)      Giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933
b)      Tiêu diệt Chủ Nghĩa Đế Quốc
c)      Ngăn chặn chủ nghĩa phátxit (Đáp án)
d)     Cả A, B, C đều đúng
89.  Chủ nghĩa phátxit ra đời đầu tiên ở nước nào?
a)      Đức (Đáp án)
b)      Nhật
c)      Tây Ban Nha
d)     Italia
90.  Ai là tác giả của tác phẩm “Tự chỉ trích”?
a)      Trần Phú
b)      Nguyễn Văn Cừ (Đáp án)
c)      Lê Hồng Phong
d)     Nguyễn Ái Quốc
91.  Tại sao Đảng nhận thấy khi Nhật đảo chính Pháp thì thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi:
a)      Bọn thống trị Nhật đang hoang mang do dự, chia rẽ đến cực độ, nhưng lực lượng địch còn mạnh
b)      Tầng lớp nhân dân ở giữa chưa hoàn toàn ủng hộ cách mạng
c)      Chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ lực lượng
d)     Cả 3 câu trên đều đúng  (Đáp án)
92.  Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13-15/8/1945 diễn ra ở đâu?
a)      Bắc Pó
b)      Tân Trào (Đáp án)
c)      Bà Điểm
d)     Đình Bảng
93.  Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa vào thời gian nào?
a)      18-3-1945
b)      3-8-1945
c)      8-3-1945
d)     13-8-1945  (Đáp án)
94.  Cuộc tổng khởi nghĩa đã giành được thành công trên cả nước trong vòng:
a)      5 ngày
b)      10 ngày
c)      15 ngày (14-28/8)  (Đáp án)
d)     20 ngày
95.  Theo luận cương chính trị tháng 10/1930, cái cốt của cách mạng Tư sản dân quyền là:
a)       Chống đế quốc
b)      Vấn đề thổ địa (Đáp án)
c)      Chống quan lại, quí tộc
d)     Vấn đề độc lập dân tộc
96.  Yêu cầu chung trước mắt của quần chúng nhân dân nêu trong chương trình hành động của Đảng (1930-1935)
a)      Đòi bỏ thuế thân
b)      Đòi các độc quyền về rượu, thuốc phiện
c)      Đòi quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đilại trong nuớc và ra nước ngoài, bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư…Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối
d)     Đòi loại hình đặc biệt đối với người bản xứ
97.  Theo nhận thức của Đảng (1936-1939) thì kẻ thù của cách mạng
a)       Chủ nghĩa phát xít
b)      Chủ nghĩa phong kiến
c)       Chủ nghĩa đế quốc
d)      Bọn phản động thuộc địa và bè lủ tay sai (Đáp án)
98.   Từ 1939-1945 nhiệm vụ được Đảng đưa lên hàng đầu:
a)       Giải phóng dân tộc (Đáp án)
b)       Đòi quyền dân chủ
c)       Đánh đổ phong kiến
d)      Đánh đổ đế quốc, địa chủ
99.   Năm 1931 Xứ Ủy Trung kỳ đã đề ra chủ trương:
a)       Đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp yêu nước
b)       Thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ (Đáp án)
c)       Cô lập trí, phú, địa, hào
d)      Không có chỉ thị nào
100.     Ai trước lúc hi sinh đã căn dặn đồng chí của mình: “hãy giữ vững chí khí chiến đấu”
a)       Trần Phú (Đáp án)
b)       Lý Tự Trọng
c)       Nguyễn Đức Cảnh
d)      Trần Bình Trọng

1 nhận xét: