1. Ngày
Truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1-8-1930 – 1-8-2012).
Sau
Hội nghị thành lập Đảng, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng ta là tuyên truyền
những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân
dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi theo Đảng làm cách
mạng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng đã thành lập của Đảng ngày 3/2/1930, đã tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, vận động công nhân, nông dân mít tinh, biểu tình
chống khủng bố, đòi độc lập dân tộc, dân chủ.
Đặc
biệt, vào ngày 1/8/1930, Ban cổ động và Tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam
đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8” nhân kỷ niệm ngày Quốc
tế đỏ 1/8, ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ
Liên Bang Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu gọi binh lính đoàn
kết với nhân dân hưởng ứng cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. Đây là tài
liệu duy nhất, sớm nhất còn lưu lại cho đến.
Căn cứ vào những tài liệu và sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000,
Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày
Truyền thống công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng.
2. Ngày
Truyền thống ngành tổ chức xây dựng Đảng (14-10-1930 – 14-10-2012),
Ngày 14-10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lâm thời của Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) thông qua Luận cương chính trị,
đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Điều
lệ Đảng. Điều lệ Đảng quy định: “Trung ương chiểu theo các việc mà lập ra
các bộ như Bộ Tổ chức, Bộ Tuyên truyền, Bộ Công nhân vận động…”. Do đó,
ngày 14-10-1930 được xem là ngày thành lập Bộ
Tổ chức và được sự đồng ý của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khoá IX, ngày 14-10 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Ngành Tổ chức xây
dựng Đảng.
3. Ngày
Truyền thống công tác dân vận (15-10-1930 – 15-10-2012),
Trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định công tác
dân vận là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn
cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc.
Ngay sau khi
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến 31-10-1930, tại Hương
Cảng, Trung Quốc, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận Cương
Chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về: Công nhân vận động, Nông dân vận
động, Cộng sản thanh niên vận động, Phụ nữ vận động, Quân đội vận động, vấn đề
cứu tế và Hội phản đế đồng minh.
Ngày
15-10-1949, Báo Sự thật đăng bài "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nội dung bài báo có thể coi như một cương lĩnh về công tác dân vận của Đảng.
Bài báo nêu rõ bản chất, nhiệm vụ, phương hướng công tác dân vận và trách
nhiệm, tác phong của toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức đối với công
tác vận động nhân dân.
Với ý nghĩa
đó, ngày 14-10-1999, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII) đã quyết định lấy
ngày 15-10 hằng năm làm Ngày Dân vận của cả nước, để cùng nhau học tập và thực
hiện những lời Bác Hồ dạy về công tác dân vận.
4. Ngày
Truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 – 16/10/2012)
Ngay từ những
ngày đầu thành lập, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm
tra, giám sát đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến
lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết được nghiêm chỉnh thực
hiện, đồng thời tăng cường việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng.
Ban kiểm tra
Trung ương đầu tiên của Đảng được thành lập theo Quyết nghị số 29/QN/TW ngày
16-10-1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I) do đồng chí Tổng Bí thư
Trường Chinh (tức Thận) ký; ngày đó trở thành ngày truyền thống ngành Kiểm tra
của Đảng.
Ban Kiểm tra
Trung ương đầu tiên gồm 3 đồng chí: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Hà Xuân
Mỹ (Hà Minh Quốc) do đồng chí Trần Đăng Ninh làm trưởng ban, dưới Ban kiểm tra
có các phái viên có nhiệm vụ “Đi xuống các khu xem xét chủ trương của Đảng có
được thi hành và có sát, đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật
trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho chính sách của
Đảng”.
5. Ngày
truyền thống văn phòng cấp ủy (18-10-1930 – 18-10-2012).
Ngay
từ ngày thành lập Đảng, đã có hoạt động của văn phòng cấp uỷ với những dấu ấn
đầu tiên là làm tốt công tác phục vụ và bảo vệ Hội nghị thành lập Đảng
(3-2-1930) và Hội nghị Trung ương lần thứ nhất năm 1930. Những ngày đầu với
muôn vàn khó khăn, gian khổ, chính Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo tiền bối đã
là những "cán bộ văn phòng" đầu tiên của Đảng, nêu cao tấm gương
sáng, mẫu mực về lòng trung thành với lý tưởng cộng sản, sự tận tụy, tỷ mỷ, chu
đáo, đầy sáng tạo trong công việc, để lại những kinh nghiệm quý về cách tổ chức
công tác văn phòng cấp uỷ trong điều kiện hoạt động bí mật, mở đầu cho truyền
thống vẻ vang của Văn phòng Trung ương và văn phòng các cấp uỷ.
Ở mỗi giai
đoạn cách mạng, hoạt động của bộ phận giúp việc của Đảng như Đội công tác Trung
ương (thành lập năm 1946 tại căn cứ địa Việt Bắc), Văn phòng Thường vụ Trung
ương Đảng (thành lập tháng 5 năm 1947 tại Định Hoá, Thái Nguyên), đến Hội nghị
văn phòng cấp uỷ đầu tiên (được tổ chức vào tháng 6 năm 1949 tại Việt Bắc), dù
tên gọi có lúc khác nhau nhưng văn phòng cấp uỷ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra.
Dựa trên các
cứ liệu lịch sử, xét đề nghị của Văn phòng Trung ương và Ban Tổ chức Trung
ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã quyết định lấy ngày 18-10-1930 là
Ngày truyền thống của Văn phòng Trung ương, đồng thời là ngày truyền thống của
văn phòng cấp uỷ Đảng.
6. Truyền
thống Phụ nữ Việt Nam
20/10/1930-20/10/2012
Năm
1986, gần 30 năm, Trong bài “Thơ vui về phái yếu” Nhà thơ Xuân Quỳnh
(6/10/1942- 29/8/1988) đã viết:
Chúng tôi là những người đàn bà
bình thường trên trái đất.
Quen với công việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
Nếu ví dù không có chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.
Quen với công việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
Nếu ví dù không có chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.
Phụ nữ Việt
Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền
tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành
lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược,
đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc và phong
cách riêng: là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao
động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những
người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của
dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ
phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất
công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng.
Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào
Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham
gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái,
Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Từ năm 1927
những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ
như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có
tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927
nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em
ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị
tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
- Nhóm chị
Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia
sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928,
nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh
hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận,
chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Năm 1930,
trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia
phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên
300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu
tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng
ngàn phụ nữ tham gia.
- Ngày
3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã
ghi: “Nam
nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng
và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia
các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ
nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy
mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện
lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ
trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Với
tinh thần nhất quán, Cương lĩnh chính trị 2011 Đảng ta khẳng định “Thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự
tiến bộ của phụ nữ” là một trọng tâm xuyên suốt trong quá trình xây dựng
CNXH ở nước ta.
Văn
kiện Đại hội XI cũng nêu rõ: “Xây dựng và
triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập
trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao;
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo
điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu
cầu công việc, nhiệm vụ”.
Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ
Chính trị
Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới
Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới
Nghị quyết số 11-NQ/TW Ngày 27-4-2007, Bộ
Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là những văn bản rất quan trọng về
công tác Phụ nữ hiện nay.
Theo Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê:
Năm
|
Tổng dân số VN
|
Nam
|
Nữ
|
Thành thị
|
Nông thôn
|
2011
|
87840,0
|
43.444,8
|
44.395,2
|
27.888,2
|
59.951,8
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét