Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ


I. Những tác dụng cơ bản của Thoả ước lao động tập thể trong quan hệ lao động?
Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, Thoả ước lao động tập thể có những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động:
1. Là công cụ cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp; làm cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
2. Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng đạt được những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật.
3. Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên quan hệ lao động. Trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
4. Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn nâng cao vai trò, vị trí trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn.
II. Thoả ước lao động tập thể bao gồm những nội dung gì?
Thoả ước lao động tập thể bao gồm 7 nội dung sau:
1- Việc làm và đảm bảo việc làm
Nội dung này phải cụ thể, rõ ràng về các hình thức và thời hạn sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động cho từng loại công việc, từng chức danh và bậc thợ trong doanh nghiệp. Các nguyên tắc và chế độ cụ thể khi tuyển dụng, thay đổi nơi làm việc, nâng cao tay nghề, đào tạo, ký lại hợp đồng lao động. Những biện pháp bảo đảm việc làm, chế độ cho công nhân khi doanh nghiệp thu hẹp phạm vi sản xuất. Quyền hạn và trách nhiệm của đại diện tập thể lao động trong việc giám sát thực hiện và giải quyết tranh chấp về HĐLĐ.
2- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Cần quy định cụ thể thời giờ làm việc tối đa cho từng bộ phận, chức danh công việc; nguyên tắc huy động và thời gian cho phép làm thêm giờ, tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, phương thức trả, đơn giá trả lương cho thời gian làm thêm.
Một trong những vấn đề quan trọng của nội dung này là chế độ đối với người lao động khi nghỉ phép năm, tiền lương trả cho họ vì công việc mà không nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày được nghỉ.
3- Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương
Thoả thuận mức tiền lương, phụ cấp lương cụ thể cho từng công việc phù hợp với khả năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là phải thoả thuận mức lương tối thiểu, mức lương trung bình doanh nghiệp trả cho người lao động, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động, nguyên tắc nâng bậc lương, thời gian trả lương, nguyên tắc chi thưởng, mức thưởng.
4- Định mức lao động
Việc xác lập định mức lao động tương ứng với xác định đơn giá tiền lương phải phù hợp với từng loại công việc, từng loại nghề trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc và khả năng thực hiện định mức, nguyên tắc thay đổi định mức.
5- An toàn lao động, vệ sinh lao động
Thoả thuận cụ thể về nội quy an toàn, vệ sinh lao động và các quy định về bảo hộ lao động, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; chế độ đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại; chế độ trang bị phòng hộ cá nhân, bồi dưỡng sức khoẻ và trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp đối với người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thoả thuận quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của giám đốc doanh nghiệp và người lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, thu nộp, chi trả các loại bảo hiểm, các chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng theo từng loại hợp đồng lao động.

7- Những nội dung thỏa thuận khác: về phúc lợi tập thể; ăn giữa ca; trợ cấp hiếu, hỷ; phương thức giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động…

III. Trình tự thương lượng, ký kết thoả ước tập thể?
– Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng: Những yêu cầu và nội dung đưa ra đòi hỏi phải sát thực tế, khách quan, trên tinh thần hai bên cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu và nội dung trái pháp luật, hoặc có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt.
– Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên;
– Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến phía mình đại diện về dự thảo thoả ước;
– Hai bên hoàn thiện dự thảo và tiến hành ký kết thoả ước khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thoả ước.
IV. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể được quy định như thế nào ?
Theo quy định tại Điều 45 Bộ Luật Lao động, tổ chức công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Theo đó:
– Tổ chức công đoàn (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời) là đại diện cho người lao động tham gia thương lượng thoả ước tập thể.
– Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc người do Ban chấp hành công đoàn cơ sở uỷ quyền) là người có thẩm quyền đại diện cho tập thể lao động ký thoả ước lao động tập thể.
– Sau ba tháng thực hiện (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực dưới một năm) và sau sáu tháng (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực từ một năm đến ba năm), Ban chấp hành công đoàn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước.
Như vậy, với chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, tổ chức công đoàn lãnh đạo, tổ chức, vận động, tập hợp người lao động tham gia quá trình thương lượng và là đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Thông qua việc thương lượng và ký kết thoả ước tập thể, công đoàn thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng bảo vệ người lao động và đoàn viên của mình. Qua đó, tạo sự tin tưởng, gắn bó của người lao động với tổ chức công đoàn.
V. Người sử dụng lao động từ chối thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ. quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động:
– Người sử dụng lao động từ chối thương lượng để ký kết hoặc từ chối thương lượng sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của đại diện tập thể người lao động, thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả - buộc phải tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể theo yêu cầu của đại diện tập thể người lao động.
– Sau khi đã ký kết thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động không đăng ký thoả ước với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả - buộc phải tiến hành đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
Theo Liên đoàn LĐVN


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 17/3/2011 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/BTGTW ngày 25/3/2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Kế hoạch số 11-KH/TU, ngày 25/4/2011 của Tỉnh ủy DakLak về việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh DakLak xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng như sau:
         
A - VỀ QUAN ĐIỂM

- Nắm vững những quan điểm cơ bản, các mục tiêu, nhiệm vụ trong các văn kiện Đại hội, qua đó, tích cực thực hiện một cách sáng tạo trong thực tiễn công tác và đời sống, nâng cao ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
- Tạo sự tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh DakLak lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ khối Doanh nghiệp; chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự thống nhất về ý chí, hành động trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động.
- Xây dựng chương trình hành động tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản trọng tâm, có tính khả thi cao, hiệu quả và hoàn thành trong nhiệm kỳ.


B - VỀ MỤC TIÊU

Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp ổn định, hài hòa, phát triển; xây dựng thương hiệu mạnh, tạo được uy tín và sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động; bảo vệ môi sinh, môi trường. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; giữ vững vai trò hạt nhân chính trị trong các doanh nghiệp. Thường xuyên củng cố, xây dựng bộ máy quản lý và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh toàn diện; góp phần xây dựng tỉnh DakLak phát triển, giàu mạnh.


                               C - MỘT SỐ CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Một số chỉ tiêu:
          Tạo bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
          - Phấn đấu về mức tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn khối đạt trên 15% năm (riêng năm 2011 đạt trên 10%). Trên 80% số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi (riêng năm 2011 đạt trên 70%). Hoàn thành các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước. Thu nhập bình quân của người lao động toàn khối có mức tăng trưởng trên 15%/năm (riêng năm 2011 đạt trên 10%) và ngày càng được cải thiện rõ rệt.
          - Hoàn thành tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh.
          - Có 100% số đơn vị doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
          - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, tạo nền tảng tinh thần và động lực cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

          Xây dựng Đảng bộ khối Doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh.
          - Có trên 77% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh. Trong đó có trên 20% đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Giảm thiểu tổ chức cơ sở đảng yếu kém.
          - Có trên 99% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ, trên 80% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong đó 15% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
          - Hàng năm, toàn Đảng bộ kết nạp được trên 170 đảng viên. Có trên 65% tổ chức cơ sở đảng kết nạp được đảng viên mới.
          - Phấn đấu hàng năm kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng đạt trên 50% tổng số đảng viên.

Xây dựng các đoàn thể vững mạnh.
          Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Khối đạt trong sạch, vững mạnh, Đoàn Khối vững mạnh, Công đoàn cơ sở vững mạnh (có trên 70% tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm).
II. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị trong doanh nghiệp
a. Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Từng doanh nghiệp phải xác định hướng đi đúng đắn, phù hợp với đặc thù và lợi thế của mình để xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhanh và bền vững
Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp lý, tập trung phát triển mạnh ngành nghề sản xuất, kinh doanh mũi nhọn, ngành nghề truyền thống mà doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm; mở rộng thị trường gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và triển khai văn hóa doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân.
Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng với đòi hỏi của sự hội nhập, cạnh tranh.
Đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho cán bộ, công nhân viên và người lao động; cải tiến công tác phân phối tiền lương và tăng thu nhập hợp lý, công bằng  trên cơ sở tính chất công việc và hiệu quả lao động.
Tham gia tích cực công tác xã hội, đồng thời với việc góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tích cực đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, nhất là trong khâu quản lý tài chính, vật tư, chống thất thoát, chiếm dụng, tham ô, lừa đảo… đảm bảo an ninh kinh tế.
Trên cơ sở Quyết định số 197 - QĐ/TW ngày 24/11/2008 của Ban Bí thư, Đảng ủy Khối tiếp tục nghiên cứu và cùng các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp công tác giữa đảng ủy tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và cấp ủy địa phương .
Tham mưu kịp thời với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong Khối với các ngành hữu quan và doanh nghiệp.
Luôn đi sâu, đi sát cơ sở để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phát hiện sớm những vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động khi có những sự cố tiêu cực xảy ra.

b. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động, thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình
Thực hiện tốt Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Trọng tâm là xây dựng con người trong thời đại kinh tế tri thức, xem đó là nhân tố quyết định thắng lợi của doanh nghiệp.
Đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho cán bộ, công nhân viên và người lao động; tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết những khó khăn cho xã hội.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các quyền lợi chính đáng cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động…theo luật định.
Tiếp tục thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Trước hết, chăm lo xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân.
Kiên quyết đẩy lùi các tệ nạn tham nhũng, quan liêu, các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội khác; xây dựng khối đoàn kết, thân ái, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống và công tác ở mỗi doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao, rèn luyện thân thể không ngừng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Tiếp tục xây dựng và duy trì quỹ hoạt động văn nghệ, thể thao của khối Doanh nghiệp hàng năm, tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động tập trung, tổ chức tốt hội thao, hội diễn hàng năm của Khối.
Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình phải được thực hiện nghiêm túc, không để xẩy ra vi phạm nhất là đối với cán bộ, đảng viên.

c. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tỉnh
Với các doanh nghiệp nằm trong diện chuyển đổi của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, cấp ủy cần phải tập trung lãnh đạo cán bộ, đảng viên chấp hành tốt chủ trương sắp xếp, đổi mới tại doanh nghiệp. Thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của cấp trên, đạt được yêu cầu, chất lượng.

  d. Tham gia công tác xã hội, thực hiện tốt công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số
          Thực hiện tốt các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, khắc phục thiên tai, thảm họa... Tham gia tích cực hoạt động kết nghĩa các buôn của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với ý thức tự giác cao, xác định công tác kết nghĩa với các buôn là tình cảm, là nhiệm vụ quan trọng của từng tổ chức cơ sở đảng và của doanh nghiệp.

          đ. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
          Thường xuyên nâng cao cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các loại đối tượng phá hoại, nhất là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi cần.
          Thực hiện tốt Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới".
          Quán triệt tư tưởng chủ động, an ninh từ cơ sở, không để phát sinh “điểm nóng” để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá; cảnh giác trước các âm mưu phá hoại nội bộ, lôi kéo, mua chuộc cán bộ, đảng viên, xuyên tạc, vu cáo… tạo ra nguy cơ “tự diễn biến” trong nội bộ.
          Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy khối Doanh nghiệp và Công an tỉnh DakLak về an ninh kinh tế và bảo vệ chính trị nội bộ.

e. Thực hiện quy chế dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí và quan liêu
Thực hiện tốt Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Căn cứ các quy định về quy chế dân chủ của Chính phủ trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát huy tốt các hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt việc công khai, dân chủ ở cơ sở.
Nghiêm túc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

          g. Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi sinh môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng
          Ưu tiên cho phát triển công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, cảnh quan… xem đó là tiêu chí hàng đầu trong đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
         
          2. Thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, bộ máy quản lý và các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp

          a. Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực cụ thể hoá đường lối của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh ủy; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên
         Nâng cao hơn nữa nhận thức và sự kiên định của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; gắn kết chặt chẽ việc nghiên cứu học tập nghị quyết với việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động.
 Thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chú trọng việc “làm theo”, xem đó là đạo đức, là tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Xây dựng tinh thần học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học tập suốt đời, tự giác và thể hiện bằng kết quả từng việc làm cụ thể. Phấn đấu thực hiện tốt chuẩn mực: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Trước hết là cấp uỷ, người đứng đầu doanh nghiệp và cán bộ chủ chốt các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên phải là người tiền phong, gương mẫu để quần chúng noi theo.
          Tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các nghị quyết Hội nghị Trung ương (khóa XI), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh thực hiện các nghị quyết Trung ương (khóa XI) trong cán bộ, đảng viên và các đoàn thể quần chúng.
          Thường xuyên quan tâm công tác tư tưởng, phát hiện sớm những mâu thuẫn nẩy sinh, tham mưu kịp thời, xử lý hiệu quả từ cơ sở.

         b. Đổi mới kiện toàn tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên
         Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp. Coi trọng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động và sinh hoạt của các chi bộ.
          Căn cứ Nghị quyết TW6 (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Kết luận số 80 - KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07 - CT/TW, ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác xây dựng đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” trong tình hình mới; Chỉ thị số 22 - CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
         Tăng cường công tác quản lý đảng viên; phấn đấu ngày càng tăng số chi bộ kết nạp được đảng viên.
         Xây dựng đội ngũ cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu về công tác cán bộ.
         Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả. Quan tâm giải quyết kịp thời những vụ việc vi phạm nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
         Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ tốt cho công tác xây dựng Đảng và bộ máy quản lý.

         c. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên.  Chú trọng nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát.
Hàng năm, các cấp uỷ và tổ chức đảng phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát theo Điều 30, Điều lệ Đảng. Lãnh đạo cấp uỷ cơ sở và uỷ ban kiểm tra 2 cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ của uỷ ban kiểm tra được Điều lệ Đảng quy định. Chủ động, phát hiện và tập trung kiểm tra và giải quyết kịp thời những trường hợp khi có dấu hiệu vi phạm, việc thi hành kỷ luật phải “công minh, chính xác, kịp thời” đảm bảo công bằng, tránh oan sai, không để tồn đng kéo dài. Giải quyết kịp thời số đơn, thư tố cáo và 100% số đơn, thư khiếu nại thuộc thẩm quyền phát sinh trong năm.

d. Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng
         Thực hiện đúng quy định của Trung ương chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp. Cấp ủy cơ sở tiến hành rà soát, bổ sung quy chế làm việc và thực hiện các mối quan hệ công tác theo quy chế. Trong sinh hoạt Đảng phải phát huy dân chủ, đi đôi với giữ vững kỷ cương. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình trên cơ sở chân thành, thẳng thắn, mang tính xây dựng.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đối với các đoàn thể chính trị - xã hội, với doanh nghiệp. Cải tiến, nâng cao chất lượng cấp ủy, phân công cụ thể, gắn bó với cơ sở, nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong doanh nghiệp.

          e. Lãnh đạo xây dựng, củng cố các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng vững mạnh
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt trong việc giáo dục lý tưởng cho thanh niên, giáo dục truyền thống cách mạng và văn hoá dân tộc; thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Bồi dưỡng, giáo dục và giới thiệu cho Đảng ngày càng nhiều đoàn viên ưu tú để tổ chức Đảng xem xét kết nạp.
Hội Cựu chiến binh xứng danh“Bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu trong lối sống và công tác; quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng doanh nghiệp; phối hợp với Đoàn thanh niên và các đoàn thể chăm lo giáo dục thế hệ trẻ; thể hiện rõ vai trò là chỗ dựa tin cậy của Đảng và lãnh đạo doanh nghiệp. Cùng các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên tạo nên phong trào thi đua yêu nước có hiệu quả.
          Hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, phát huy vai trò đại diện quyền lợi của người lao động, tham gia tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, vận động xây dựng khối đoàn kết thống nhất cao, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển.

D - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể, lãnh đạo các doanh nghiệp trong Khối tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của cấp ủy cấp trên kết hợp việc cụ thể hóa bằng chương trình hành động của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trong từng năm và cả nhiệm kỳ để tiến hành việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng một cách thiết thực nhất.
          Ban Chấp hành Đảng bộ khối Doanh nghiệp giao cho Ban Thường vụ Đảng ủy Khối chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình hành động này một cách có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những tồn tại để khắc phục và báo cáo kết quả định kỳ trong các cuộc họp của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối.
          Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối Doanh nghiệp được phân công theo dõi địa bàn có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi kết quả thực hiện ở các đơn vị cơ sở được phân công.
          Văn phòng Đảng ủy Khối chủ trì và phối hợp với các ban xây dựng đảng của Đảng ủy Khối để theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo, tham mưu với Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy Khối để kiểm tra, đánh giá… trong việc thực hiện Chương trình hành động này.


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

QUYẾT ĐỊNH 197-QUI CHẾ PHỐI HỢP GIỮA TCT, TẬP ĐOÀN KINH TẾ NN VỚI CẤP ỦY ĐỊA PHƯƠNG

Quyết định số 197-QĐ/TW ngày 24-11-2008 của Ban Bí
thư về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa đảng ủy
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với cấp ủy địa phương

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư và Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá X);
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan,

BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp công tác giữa đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với cấp uỷ địa phương.
Điều 2. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện quy chế phối hợp công tác, có kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương và doanh nghiệp.
Điều 3. Giao Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương theo dõi việc thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi, Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp, trình Ban Bí thư xem xét, quyết định.

T/M BAN BÍ THƯ
(đã ký)
Trương Tấn Sang
-------------------------

QUY CHẾ
phối hợp công tác giữa đảng uỷ tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước với cấp uỷ địa phương
(kèm theo Quyết định số 197-QĐ/TW,
ngày 24-11-2008 của Ban Bí thư)
_____

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này áp dụng cho đảng uỷ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đảng uỷ công ty mẹ, đảng uỷ cơ quan tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đảng uỷ ngân hàng thương mại nhà nước (gọi chung là đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty); cấp uỷ đảng doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi chung là cấp uỷ đơn vị thành viên) và các cấp uỷ địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) nơi có các đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đóng trên địa bàn.
Điều 2. Đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty và cấp uỷ địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; phối hợp trong lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác cán bộ, một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, công tác xây dựng đoàn thể chính trị - xã hội ở doanh nghiệp và ở địa phương.
Điều 3. Việc phối hợp công tác phải đảm bảo giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ địa phương.

II- NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC PHỐI HỢP

Điều 4. Đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty có tổ chức đảng các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn địa phương nhưng không trực thuộc cấp uỷ địa phương chủ trì, phối hợp:
- Trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh: Định kỳ mỗi năm một lần (hoặc khi cấp uỷ địa phương có yêu cầu), đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty báo cáo với tỉnh uỷ, thành uỷ (nơi có các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn) về kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty; cấp uỷ đơn vị thành viên báo cáo với cấp uỷ cấp huyện nơi đơn vị đóng trên địa bàn về kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị thành viên đóng trên địa bàn có liên quan để phối hợp thực hiện.
- Trong công tác cán bộ: Trước khi bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của đơn vị thành viên, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty lấy ý kiến nhận xét cán bộ của cấp uỷ nơi cán bộ cư trú theo quy định. Khi có quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt của đơn vị thành viên đóng trên địa bàn, cấp uỷ đơn vị thành viên thông báo với cấp uỷ, chính quyền cấp huyện nơi đơn vị đóng trên địa bàn biết để phối hợp công tác.
- Trong công tác xây dựng đảng: Khi cần thiết, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty báo cáo với tỉnh uỷ, thành uỷ về tình hình công tác xây dựng Đảng của đảng bộ; định kỳ mỗi năm một lần, cấp uỷ đơn vị thành viên báo cáo với cấp uỷ cấp huyện nơi đơn vị đóng trên địa bàn về tình hình công tác xây dựng Đảng ở đơn vị mình để cấp uỷ địa phương phối hợp chỉ đạo những vấn đề có liên quan.
Khi có nhu cầu, cấp uỷ đơn vị thành viên chủ động đề nghị với cấp uỷ địa phương về việc cử cấp uỷ viên, đảng viên, đối tượng đảng tham dự các đợt học tập triển khai nghị quyết, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, lý luận chính trị, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng đảng viên mới... do cấp uỷ địa phương tổ chức trên địa bàn.
Đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty chủ động phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo cấp uỷ đơn vị thành viên thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo quy định.
- Trong công tác xây dựng đoàn thể chính trị - xã hội: Nếu các đoàn thể chính trị - xã hội của đơn vị thành viên không sinh hoạt ở địa phương thì đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các phong trào của địa phương nơi đơn vị đóng trên địa bàn theo đề nghị của cấp uỷ địa phương phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Điều 5. Đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty có tổ chức đảng các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn địa phương, trực thuộc cấp uỷ địa phương chủ trì, phối hợp:
- Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh: Định kỳ mỗi năm một lần hoặc khi cần, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty báo cáo với tỉnh uỷ, thành uỷ về kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tập đoàn kinh tế, tổng công ty liên quan đến địa phương, đến nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị thành viên trực thuộc cấp uỷ địa phương.
Cấp uỷ địa phương báo cáo với cấp uỷ cấp trên trực tiếp (quận uỷ, thị uỷ, huyện uỷ, đảng uỷ khối hoặc tỉnh uỷ, thành uỷ) về nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị để cấp uỷ cấp trên chỉ đạo thực hiện; đồng thời có trách nhiệm lãnh đạo triển khai thực hiện nghị quyết của đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty về nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh có liên quan đến đơn vị.
- Trong công tác cán bộ: Đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty chủ động thông báo với cấp uỷ địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp; chủ động trao đổi bằng văn bản với cấp uỷ địa phương về nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách hưu trí đối với cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp; lấy ý kiến nơi cư trú theo quy định khi bổ nhiệm. Khi có ý kiến khác nhau thì đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty cùng cấp uỷ địa phương thảo luận để thống nhất ý kiến, nếu không thống nhất thì đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó; đồng thời, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, cấp uỷ địa phương cùng báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
Khi có quyết định bổ nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ chủ chốt của đơn vị thành viên đóng trên địa bàn, cấp uỷ đơn vị thành viên báo cáo với cấp uỷ cấp trên trực tiếp (huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, đảng uỷ khối hoặc tỉnh uỷ, thành uỷ nơi đơn vị đóng trên địa bàn biết để phối hợp chỉ đạo về công tác đảng.
- Trong công tác xây dựng Đảng: Đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty chủ động trao đổi với cấp uỷ địa phương là cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng các đơn vị thành viên về bộ máy tổ chức, về nhân sự cấp uỷ trước khi đại hội, về khen thưởng, kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng các đơn vị thành viên phù hợp với yêu cầu tổ chức sản xuất và đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong công tác xây dựng đoàn thể chính trị - xã hội: Tập đoàn kinh tế tổng công ty có các đoàn thể chính trị - xã hội sinh hoạt ở địa phương thì chủ động phối hợp với cấp uỷ địa phương:
+ Hỗ trợ tổ chức các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, công tác xã hội, môi trường, chấp hành nghĩa vụ công dân...
+ Tham gia ý kiến về xây dựng tổ chức, về bố trí nhân sự chủ chốt các đoàn thể của đơn vị thành viên.
+ Khi có sự việc đột xuất (thiên tai, hoả hoạn, đình công, lãn công...) xảy ra ở doanh nghiệp, đơn vị thành viên thì đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty chủ động phối hợp với cấp uỷ địa phương lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
+ Xem xét, giải quyết những phản ánh, kiến nghị của các đoàn thể chính trị - xã hội, những vấn đề liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp thành viên đóng trên địa bàn theo đề nghị của các đoàn thể chính trị - xã hội và cấp uỷ địa phương.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể chính trị - xã hội của đơn vị, doanh nghiệp thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ của từng tổ chức theo chỉ đạo của cấp uỷ địa phương và đoàn thể chính trị - xã hội cấp trên.

Điều 6. Cấp uỷ địa phương chủ trì, phối hợp với đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
- Trong lãnh đạo thực hiện nghị quyết, quyết định của cấp uỷ, chính quyền địa phương:
+ Cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động thông báo với các đơn vị thành viên các nghị quyết, quyết định liên quan đến doanh nghiệp đóng trên địa bàn về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, đất đai, tài nguyên, dân số - kế hoạch hoá gia đình... Khi cần thiết, thông báo với đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty có các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn để đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty phối hợp chỉ đạo các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn thực hiện.
+ Khi có tình hình khẩn cấp và yêu cầu đột xuất (thiên tai, hoả hoạn...), cấp uỷ địa phương yêu cầu tập đoàn kinh tế, tổng công ty, đơn vị thành viên triển khai việc điều động cán bộ, người lao động, phương tiện của đơn vị thành viên để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
+ Cấp uỷ chính quyền địa phương mời đại diện cấp uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc đại diện cấp uỷ đảng đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty đóng trên địa bàn dự các hội nghị tổng kết, sơ kết, hội nghị chuyên đề có liên quan đến đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
+ Khi cần, cấp uỷ địa phương chủ động trao đổi, đề xuất với đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty về những nội dung trong các nghị quyết, quyết định của cấp uỷ địa phương để triển khai thuận lợi trong các đơn vị thành viên.
+ Tổ chức đảng các đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty có trách nhiệm chấp hành các nghị quyết, quyết định của cấp uỷ, chính quyền địa phương có liên quan đến đơn vị đóng trên địa bàn.
- Trong lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng:
+ Đối với đảng uỷ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty có tổ chức đảng các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn địa phương: Cấp uỷ huyện, quận thông báo bằng hình thức thích hợp về kế hoạch, nội dung, thời gian mở các lớp học tập nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của cấp uỷ địa phương có liên quan; các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng đảng viên mới, bồi dưỡng cấp uỷ viên... do cấp uỷ địa phương tổ chức để các tổ chức đảng đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty đóng trên địa bàn biết, cử người tham dự các lớp theo kế hoạch của cấp uỷ địa phương nếu có nhu cầu.
+ Đối với đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty có tổ chức đảng các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn địa phương, trực thuộc cấp uỷ địa phương: Cấp uỷ địa phương chủ động trao đổi ý kiến với đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty trước khi xây dựng quy hoạch cấp uỷ, chuẩn bị nhân sự cấp uỷ cho đại hội Đảng; xét khen thưởng và đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng hằng năm đối với các đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty đóng trên địa bàn; phối hơp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện theo đúng quy định

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Định kỳ mỗi năm một lần hoặc khi cần, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty và tỉnh uỷ, thành uỷ, cấp uỷ đơn vị thành viên và huyện uỷ, thị uỷ, quận uỷ nơi có đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty đóng trên địa bàn thông báo bằng hình thức phù hợp những vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động và kế hoạch công tác của mỗi bên để phối hợp lãnh đạo các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện.
Điều 8. Khi cần thiết, đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, cấp uỷ đơn vị thành viên đóng trên địa bàn hoặc tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ tổ chức rút kinh nghiệm việc phối hợp công tác.
Điều 9. Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy chế này.
---------------------

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA - 2011

Đơn vị báo cáo............................................              (Biểu  số 01)      
            Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN                                                                                                                      
 
BÁO CÁO DANH SÁCH
kết quả kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng
(từ 01/11/20… đến 05/10/2011)


STT


HỌ VÀ TÊN
Chức vụ
Nội dung kiểm tra
Thời điểm kiểm tra
Kết luận

Đảng
Quản lý

Chấp hành tốt
Chấp hành
chưa tốt
Có vi phạm




























































































Buôn Ma Thuột, ngày....tháng  …….  năm

      T/M Đảng uỷ (chi bộ)

                                                                                       (Ký tên đóng dấu)




----------------------------------------------------------

Đơn vị báo cáo............                            (Biểu  số 02)         
            Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN                                                                                                                      
 ----------------------------------------
BÁO CÁO TỔNG HỢP
kết quả kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng
(từ 01/11/2009 đến 05/10/2010)  
--------------------------
            1-Tổng số đảng viên được kiểm tra:..............đ/c, trong đó:
            - Đảng uỷ viên……………đ/c,
            - Chi uỷ viên………………đ/c,
            - Đảng viên…………….......đ/c.
            2- Nội dung kiểm tra:
            - Thực hiện 1 trong 4 nhiệm vụ của người đảng viên được Điều lệ Đảng quy định………..đ/c
            - Thực hiện 1 trong số 19 điều cấm đảng viên không được làm………..đ/c
            - Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao…………đ/c.
            - Tham gia sinh hoạt đảng nơi cư trú…………đ/c
            - Các nội dung khác……đ/c.
            3- Cấp kiểm tra:
            - Chi bộ (chi bộ cơ sở hoặc chi bộ trong đảng bộ cơ sở)…………đ/c
            - Đảng uỷ………..đ/c.
            4- Kết luận:
            - Chấp hành tốt nội dung kiểm tra:………..đ.c,
            - Chấp hành chưa tốt nội dung kiểm tra………..đ/c,
- Có vi phạm……………đ/c, trong đó: - Kiểm điểm sâu sắc rút kinh nghiệm……….đ/c:
                                                                     - Phải thi hành kỷ luật……….đ/c,
                                                                      - Đã thi hành kỷ luật…….đ/c,
*Tổng số: - Đảng viên của  TCCS đảng có đến ngày báo cáo……………..đ/c; trong đó đảng viên dự bị…….đ/c,

       - Cấp uỷ có……đ/c.                                                                       

Buôn Ma Thuột, ngày....tháng  …….  năm 2010

                                                                        T/M Đảng uỷ (chi bộ)
                                                                           (Ký tên đóng dấu)

 ------------------------------------------------------

Đơn vị báo cáo...........................                            (Biểu  số 03)
Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN

                                                                            BÁO CÁO
kết quả kiểm tra tổ chức đảng chấp hành Điều lệ Đảng
(từ 01/11/2010 đến 05/10/2011)

STT


Tên chi bộ được kiểm tra
Nội dung kiểm tra
Thời điểm kiểm tra
Kết luận


Chấp hành tốt
Chấp hành
chưa tốt
Có vi phạm



































































Buôn Ma Thuột, ngày....tháng …..  năm 2011

           T/M Đảng uỷ (chi bộ)
            (Ký tên đóng dấu)




----------------------------------------------------------------
Đơn vị báo cáo................                           (Biểu  số 04)          

            Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN                                    

                                                                
                                                BÁO CÁO
kết quả giải quyết  đơn thư tố cáo, kiểm tra đảng viên
khi có dấu hiệu vi phạm và thi hành kỷ luật Đảng
    (từ 01/11/2009 đến 05/10/2010)
                                                           

STT


HỌ VÀ TÊN
Chức vụ
Nội dung
tố cáo, dấu hiệu vi phạm
Cấp ra quyết định
giải quyết

Đã giải quyết xong
ngày,  tháng.
     Hình
      thức
       kỷ
       luật
 Ghi chú




Đảng
C.quyền

tố cáo
dấu hiệu VP













































           
                                   
                                                            Buôn Ma Thuột, ngày....tháng ….. năm 2010
                                                                              T/M Đảng uỷ (chi bộ)
                                                                                   (Ký tên đóng dấu)

------------------------------------------------------------------


Đơn vị báo cáo..........................................   (Biểu  số 05)
Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN
  
                      BÁO CÁO DANH SÁCH
                            kết quả giám sát đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp
                         (từ 01/11/2009 đến 05/10/2010)

STT
Họ và tên đảng viên , cấp uỷ viên được giám sát


Nội dung giám sát
cấp giám sát
Kết luận giám sát


Chấp hành tốt
Chấp hành
chưa tốt
Có vi phạm


































































Buôn Ma Thuột, ngày....tháng  ….. năm 2010
                           T/M Đảng uỷ (chi bộ)
                               (Ký tên đóng dấu)




-----------------------------------------------------------------


Đơn vị báo cáo..............................  Biểu  số 06        
            Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN                                                                                                                      
BÁO CÁO TỔNG HỢP
kết quả giám sát  đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng
(từ 01/11/2009 đến 05/10/2010)
--------------------------
           
            1-Tổng số đảng viên được giám sát:..............đ/c, trong đó:
            - Đảng uỷ viên……………đ/c,
            - Chi uỷ viên………………đ/c,
            - Đảng viên…………….......đ/c.
            2- Nội dung giám sát:
            - Thực hiện 1 trong 4 nhiệm vụ của người đảng viên được Điều lệ Đảng quy định………..đ/c,
            - Thực hiện 1 trong số 19 điều cấm đảng viên không được làm………..đ/c,
            - Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao…………đ/c,
            - Tham gia sinh hoạt đảng nơi cư trú…………đ/c,
            - Các nội dung khác……đ/c..
            3- Cấp giám sát:
            - Chi bộ (chi bộ cơ sở hoặc chi bộ trong đảng bộ cơ sở)…………đ/c,
            - Đảng uỷ………..đ/c.
            4- Kết luận:
            - Chấp hành tốt nội dung giám sát:………..đ.c,
            - Chấp hành chưa tốt nội dung giám sát………..đ/c,
- Có vi phạm……………đ/c, trong đó: - Kiểm điểm sâu sắc rút kinh nghiệm……….đ/c:
                                                                     - Phải thi hành kỷ luật……….đ/c,
                                                                      - Đã thi hành kỷ luật…………đ/c,

Buôn Ma Thuột, ngày....tháng  ….  năm 2010
                        T/M Đảng uỷ (chi bộ)
               (Ký tên đóng dấu)

------------------------------------------------------------------------------

Đơn vị báo cáo............................  (Biểu  số 07)
Nơi nhận báo cáo: UBKT ĐUK DN                                                                                                    
                             BÁO CÁO                                                                                                            
                   kết quả giám sát tổ chức đảng
                  (từ 01/11/2009 đến 05/10/2010)

STT


Tên tổ chức đảng được giám sát
Nội dung giám sát
cấp giám sát
Kết luận giám sát


Chấp hành tốt
Chấp hành
chưa tốt



























































Buôn Ma Thuột, ngày....tháng  ….. năm 2010

                              T/M Đảng uỷ (chi bộ)
                                  (Ký tên đóng dấu)







Đơn vị báo cáo.........................         (Biểu  số 08)

          Nơi nhận báo cáo: UBKT Đảng uỷ khối DN


BÁO CÁO
kết quả tổ chức quán triệt Quyết định 25-QĐ/TW, 
ngày 24/11/2006 của Bộ Chính trị khoá X
ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định 
về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng
           
           
                        1- Số chi bộ trực thuộc(dùng cho đảng uỷ) tổ chức quán triệt chi bộ...
                        2- Tổng số đảng viên tham gia quán triệt    đ/c
                                                     Trong đó: -Cấp uỷ viên    đ/c
                         -Cán bộ UBKT (dùng cho đảng uỷ)...đ/c  - Đảng viên  đ/c


 Buôn Ma Thuột, ngày....tháng …  năm 2010

                                                                                        T/M Đảng uỷ (chi bộ)
                                   (Ký tên đóng dấu)