Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

DANH SÁCH BẦU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP 2011

            
            1- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII:
Ngày 26-4, thay mặt Hội đồng bầu cử, chủ tịch hội đồng Nguyễn Phú Trọng đã ký nghị quyết số 351/NQ-HĐBC công bố danh sách 827 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại 183 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII.

            Trong 182 ứng viên chính thức đại biểu Quốc hội ở Trung ương có Tổng bí thư - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Trong danh sách 182 ứng viên chính thức đại biểu QH khóa XIII, có 12 bộ trưởng và hàm bộ trưởng đương nhiệm, gồm: Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương; Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Tài chính; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giàng Seo Phử, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.
Danh sách cũng có 8 thứ trưởng đương nhiệm gồm: ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an; Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Thái Bình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Bùi Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Trong danh sách ứng viên Trung ương, thiếu ông Trần Công Toại, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc, Viện trưởng Công nghệ và Quản Trị (TP HCM). Lý do đưa ra là hồ sơ của ứng viên này không đầy đủ, chưa rõ ràng.
Danh sách ứng viên khối Đảng và Nhà nước gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư; ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan...
Ba phó chủ tịch Quốc hội tiếp tục ứng cử gồm: ông Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn và bà Tòng Thị Phóng.
5 ủy viên Ủy ban Thường vụ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII gồm: bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc; ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách; bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội; ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Van hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng.
Bốn lãnh đạo Chính phủ là ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIII gồm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ba Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân.
Theo thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội nghị cử tri sẽ được tổ chức từ ngày 3/5 đến 18/5 để người ứng cử vận động bầu cử.
Quá thời gian trên, người ứng cử có thể thực hiện các hình thức vận động bầu cử khác theo quy định của pháp luật đến hết ngày 20/5 theo hướng tạo điều kiện để những người ứng cử được tiếp xúc cử tri càng nhiều cuộc càng tốt.

2- Bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã

            Theo báo cáo của UBBC tỉnh, tổng dân số của tỉnh Dak Lak hiện có 1.812.311 người, tổng số cử tri 1.105.433 người, cử tri đi bầu lần đầu tiên có 122.861 người. Trong nhiệm kỳ 2011-2016, tỉnh được bầu 9 đại biểu Quốc hội; 85 đại biểu HĐND tỉnh; 560 đại biểu HĐND cấp huyện, 5.523 đại biểu HĐND cấp xã. Toàn tỉnh có 22 đơn vị bầu cử cấp tỉnh, 164 đơn vị bầu cử cấp huyện, 1.524 đơn vị bầu cử cấp xã, 1.779 khu vực bỏ phiếu. 


Trung ương giới thiệu về là 03 người:  Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ông Cao Đức Phát- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp; Ông Trần Mạnh Cường, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Đăk Lăk, đại biểu Quốc hội khóa XII) trong 15 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII và 129 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 theo kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ ba cho UBBC tỉnh. Trong số 13 ứng cử viên đại biểu Quốc hội của tỉnh có 2 nữ, chiếm 16,6%; 3 dân tộc thiểu số, chiếm 25%; 2 người trẻ tuổi, chiếm 16,6% và 1 người ngoài đảng, chiếm 8,33%. Trong số 129 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh, có 37 nữ, chiếm 28,68%; 44 dân tộc thiểu số, chiếm 34,1%; 21 người trẻ tuổi, chiếm 16,27%; 18 người ngoài đảng, chiếm 13,96% và 2 người tự ứng cử.
    
Tỉnh đã thành lập UBBC đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh; 15 huyện, thị xã, thành phố và 184 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh cũng đã mở hội nghị triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bầu cử ở địa phương, thành lập UBBC các cấp, các tổ bầu cử, chuẩn bị kinh phí, phương tiện, thông tin liên lạc phục vụ cho cuộc bầu cử.
    
Để cuộc bầu cử đạt kết qủa tốt và thực sự là ngày hội của toàn dân, trong thời gian tới, cần tập trung vào các vấn đề sau: thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị cuộc bầu ở các địa phương theo hướng hiệu qủa, tiết kiệm; rà soát kỹ lưỡng danh sách các ứng cử viên, danh sách cử tri trước khi niêm yết để tránh sai sót; tiến hành cuộc bầu cử đúng tiến độ và luật định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để mọi cử tri hiểu được quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho cuộc bầu cử, xây dựng các phương án dự phòng để ứng phó kịp thời với các vấn đề nảy sinh; bảo đảm mọi điều kiện cơ sở vật chất để cuộc bầu cử diễn ra thành công.

1 nhận xét: