Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG (01/3/1906-29/4/2000)



Ông sinh tại thôn Thi Phổ, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, một trong những cái nôi của Cách mạng Việt Nam. Song thân của Người là Phạm Văn Nga (1) và Nguyễn Thị Thuần. Phạm Văn Nga đỗ Cử nhân khoá Nhâm Ngọ (1882) làm Tham biện Nội các tại triều đình Huế.

Thời niên thiếu Phạm Văn Đồng học tại trường Đông Ba và trường Quốc học Huế.
Năm 1925, đang học năm thứ 2 trường Bưởi ở Hà Nội (nay là trường Chu Văn An), Pham Văn Đồng tham gia phong trào bãi khoá để tang cụ Phan Chu Trinh, sau đó thôi học và bắt liên lạc với người của Bác Hồ.

Năm 1926 Phạm Văn Đồng đi Quảng Châu (Trung quốc) dự lớp huấn luyện do đồng chí Nguyễn Aí Quốc tổ chức và được kêt nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Thời kỳ ở Quảng Châu là cái mốc quan trọng trong cuộc đòi hoạt động cach mạng suốt 70 năm của Phạm văn Đồng.
Trong một tài liệu, Phạm Văn Đồng có viết: ”Việc đâu tiên mà Nguyễn Aí Quốc ra sức làm cho bằng được là tổ chức lớp học nhằm đào tạo một số thanh niên yêu nước được tuyển chọn từ các miền của đất nước và tập hợp ở Quảng Châu. Quảng Châu lúc bấy giờ là trung tâm cách mạng của Trung Quốc. Đây là cơ hội thành lập tổ chức thanh niên cách mạng đầu tiên của nước ta. Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (1925) là vườn ươm những chiến sĩ cách mạng -  tiền thân của Đảng Cộng sản Viêt Nam sau này. Càng suy nghĩ về quá trình đấu tranh cách mạng ở nước ta từ đầu thế kỷ XX cho đến nay thì càng thấy nổi bật ý nghĩa lịch sử của lớp huấn luyện chiến sĩ đầu tiên này, từ đó mà đánh giá rất cao sự sáng suốt và tài năng phi thưòng của Hồ Chí Minh”(2)
Trong thời gian từ đầu năm 1926 đến tháng 4 năm 1927, Nguyễn Aí Quốc đã trực tiếp mở được 3 lớp với 75 học viên. Lớp đầu tiên được khai mạc vào khoảng đầu năm 1926. Báo cáo của Nguyễn Aí Quốc gửi Quốc tế Cộng sản cũng cho biết Nguyễn ái Quốc tổ chức một trường tuyên truyền . Các học viên được bí mật đưa đến Quảng Châu . Sau một tháng rưỡi học tập, họ trở về nước. Khoá thứ nhất được 10 người. Khoá thứ 2 sẽ mở vào tháng 7 tới, có khoảng 30 người. Tham dự khoá 2 này, có các đồng chí Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng v.v...Đồng chí Phạm Văn Đồng cũng sang dịp này, nhưng bị ốm một thời gian nên vào học khoá sau.
Khoá 3 triệu tập vào cuối năm 1926 và kết thúc vào tháng 2 năm 1927. Vào dịp này, Jacques Doriot -  phái viên kiểm tra của Quốc tế Cộng sản, đi khảo sát phong trào ở Quảng châu, có đến thăm trường huấn luyện của Nguyễn Aí Quốc. Thay mặt học viên, Phạm Văn Đồng đã được cử đọc diễn văn chào mừng Doriot (bằng tiếng Pháp)...

Nội dung các bài giảng của Nguyễn Aí Quốc sau được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp thành cuốn sách dưới tiêu đề “Đường Kách Mệnh”.(3)
Cuối năm 1927, từ Trung Quóc về nước, Phạm Văn Đồng tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn. Đâù năm 1928, được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ, sau đó vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Tháng 5 1929, Phạm Văn Đồng được cử đi Hương Cảng (Trung Quốc ) dự Đại hội Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
Tháng 7-1929, trở về Sài Gòn hoạt động cách mạng và bị thực dân Pháp bắt, bị kết án 10 năm tù và đày đi Côn Dảo Nhờ có phong trào Mặt trận Bình dân (Front populaire) ở Pháp nên mức án 10 năm của Phạm Văn Đồng được giảm xuống còn 7 năm. Giám đốc nhà tù Côn đảo ghi trong lý lịch Phạm Văn Đồng như sau :” A ne pas le renvoyer dans son pays, sa libération constitue un danger pour l’Etat” (không nên cho về nước, việc phóng thích anh ta là một nguy hiểm cho Quốc gia). Nhưng bên Pháp người ta vẫn cứ thả.Như vậy, Phạm Văn  Đồng bị bắt tháng 7 năm 1929 và được thả khoảng tháng 7 năm 1936.Ra tù, không thể ở Sài gòn và bị trục xuất, sau đó ra Hà Nội và hoạt động chính trị bán công khai.
Tháng 5 năm 1940, Phạm Văn Đồng đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp Nguyễn Aí Quốc và tại đây dược kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương rồi tham gia cách mạng ở Liễn Châu,Tĩnh Tây (Trung Quốc).
Đàu năm 1941, Phạm Văn Đồng được cử về Cao Bằng xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tháng 8-1945, Phạm Văn Đồng dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào (Tuyên Quang) và được bầu vào Uỷ ban giải phóng dân tộc.
Cách Mạng Tháng Tám thành công, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Phạm Văn Đồng được cử làm Bộ trưởng bộ Tài chính.Tháng 1-1946, được bầu làm Đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Ngày 16-4 1946, Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng phái đoàn thân thiện của Quốc hội nước Viêt Nam dân chủ cộng hoà đi thăm nước Pháp. Cuối tháng 5-1946, được cử làm Truởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đàm phán với chính phủ Cộng hoà Pháp tại Hội nghị Fontainebleau  (Pháp).

Trước ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Phạm Văn Đồng được cử làm đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam Trung bộ.

Năm 1947, Phạm Văn Đồng được cử làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng,

Năm 1949 được bổ sung làm Uỷ viên chính thức Ban chấp hanh Trung ương Đảng, Tháng 8-1949 được cử làm Phó Thủ tướng nước Viêt Nam dân chủ cộng hoà.

Tháng 2-1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, Phạm Văn Đồng được cử làm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và được Ban chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Thấng 5-1954, Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng doàn đại biểu Chính phủ nước Viêt Nam dân chủ cộng hoà dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
Tháng 9-1954, Phạm Văn Đồng được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ nước Viêt Nam dân chủ cộng hoà kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại của Trung ương Đảng.
Ngày 20-9-1955, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 5 cử Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Phạm Văn Đồng được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng , vào Bộ Chính trị và tiếp tục giữ chức Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tháng 12-1976 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Phạm Văn Đồng được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, vào Bộ Chính trị và tiếp tục giữ chức Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tháng 7-1981, Phạm Văn Đồng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Tháng 3-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, Phạm Văn Đồng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, vào Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
Tại Đại hôi dại biểu của Đảng các khoá VI, VII, VIII, Phạm Văn Đồng được Ban chấp hành trung ương các khoá đó cử làm Cố vấn Ban chấp hành trung ương.

Tháng 12-1997, theo đề nghị của Phạm Văn Đồng và được Ban chấp hành trung ương chấp nhận, kết thúc nhiệm vụ Cố vấn Ban chấp hành trung ương.

Phạm Văn Đồng liên tục được bầu làm đại biểu Quốc hội từ khoá I (!946-1960) đến khoá VII (1981-1987).
Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Phạm Văn Đồng được tặng thưởng huân chương Sao vàng, nhiều huân chương , huy chương cao quý khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng .
Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng chuyên nghiệp với cuộc đời hoạt đông lâu dài gần suốt thế kỷ XX và bao trùm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục , khoa học, văn hoá...

Trong lời điếu tại lễ truy điệu đồng chí Phạm Văn Đồng ngày 06-5-2000, do Tổng Bí thư Lê khả Phiêu đọc, có viết:
”Chín mươi tư tuổi đời, bảy mươi lăm năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Phạm Văn Đồng với cái tên trừu mến “ Anh Tô “ của chúng ta, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và cho lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa...Suốt 41 năm là Uỷ viên Trung ương Đảng, 35 năm là Uỷ viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, 10 năm là Cố vấn Ban chấp hành trung ương, đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà lý luận chính trị và văn hoá sâu sắc, giầu kinh nghiệm thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, tư duy luôn năng động.. Đồng chí là một nhà ngoại giao tài năng, có uy tín trên thế giới, nhìn xa, trông rộng, tinh tế và linh hoạt , kiên cờng và mềm dẻo, ứng xử nhanh nhạy và sáng suốt, luôn luôn thể hiện lập trường chính trị sáng suốt trước thời cuộc và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Là một nhà lãnh đạo kinh tế, đồng chí nghiêm khắc đòi hỏi ở bản thân và mọi người làm việc có hiệu quả thiết thực, có năng suất , chất lượng và tiết kiệm. Đối với ngành giáo dục, đồng chí dành nhiều tâm huyết chăm lo phát triển nền giáo dục nước nhà, luôn quan tâm sâu sắc đến nhà trường , thầy cô giáo và các thế hệ học sinh, sinh viên.

Đồng chí là nhà văn hoá lớn của dân tộc, luôn quan tâm đến văn hoá và liên tục sáng tạo văn hoá, nhấn mạnh văn hoá là đổi mới, đổi mới là văn hoá, luôn luôn coi trọng phát huy vai trò động lực của văn hoá đối với kính tế, xã hội, có nhiều ý tưởng sấng tạo chỉ đạo  các mặt hoạt động văn hoá, đối thoại thân tình và giúp đỡ thiết thực các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ; bản thân mình có nhiều tác phẩm nổi tiếng với văn phong trong sáng , mẫu mực” –(Báo Nhân Dân, ngày 7-5-2000).

Trong bài viết của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: “Đồng chí Phạm Văn Đồng , nhà lãnh đạo xuất sắc và toàn diện, nhà văn hoá uyên bác”.. “:Với tấm lòng kính yêu sâu sắc, tôi muốn trình bầy ở đây một đặc điểm mà tôi ghi nhận về đồng chí từ lâu. Đồng chí là một con người phát triển toàn diện, một  nhà lãnh đạo cách mạng xuất sẳc trên mọi lĩnh vực của cuộc sống... Là một trong những học trò ưu tú nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh, lại thường xuyên ở cạnh Bác, đồng chí Phạm Văn Đồng đã một đời phấn đấu và rèn luyện với tinh thần Nhân, Trí, Dũng của Người, trở thành một nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nớc ta. Cuộc đời 94 tuổi của đồng chí là cuộc đời rực sáng những tình cảm sâu sắc và bao la đối với Tổ quốc và nhân dân, đối với số phận của cả nhân loại và của mỗi một con người... –(Báo Nhân Dân, ngày 7-5-2000).
  Trong buổi lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Phạm Văn Đồng, ngày 01-3-1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã phát biểu “... Đồng chí Phạm Văn Đồng là tấm gương chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, trung với nước, hiếu với dân, được toàn Đảng toàn dân ta yêu quý, ,được Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, bạn bè và nhiều nhà lãnh dạo Đảng và Nhà nước trên thế giới kính trọng...”
 Phạm Văn Đồng còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc, là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước ta (1954) và tiến hành cuộc đấu tranh ngoại giao trong nhiều thập kỷ. Một sự kiện ngoại giao rất quan trọng trong lịch sử ngoại giao nước ta thế kỷ XX là Hội nghị Đông Dương khai mạc tại Giơ-ne-vơ ngày 8-5-1954. Lần đầu tiên Viêt Nam, một nước mới trước đó 9 năm, còn là thuộc địa của Pháp , bị xoá tên trên bản đồ thế giới, ngồi cùng bàn với đại diện các nước lớn: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp. Đoàn Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn đã góp phần tích cực đưa Hội nghi đến thành công.
Ngày 20-9-1954, các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Viêt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết. Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố chung khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào; quy định quân đọi Pháp phải rút khỏi Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.
Sau đây là mẩu chuyện về ngoại giao có liên quan đến nước Pháp, do Võ Văn Sung , nguyên Đại sứ của Viêt Nam tại Pháp kể lại:
”Trong mối quan hệ giữa Viêt Nam và Pháp từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hào đến nay, có thể nói sau chủ tịch Hồ Chí Minh thì Phạm Văn Đồng là người đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Ông đã giữ vị trí trọng yếu trong 2 cuộc đấu tranh ngoại giao tiêu biểu trong quan hệ Việt - Pháp: Hội nghị Fontainebleau năm 1946 và Hội nghị Genève 1954, và mãi về sau là người dày công vun đắp cho sự hợp tác Việt-Pháp và cho tình hữu nghị giữa hai nước...Tôi còn nhớ trong cuộc tiếp tôi tháng 10-1974, Tổng thống Pháp Giscard d’ Estaing đã nói về ông Đồng như sau :””Năm 1973, ở Mátxcơva, tôi có gửi thiếp đến ngài Phạm Văn Đồng cũng đang thăm Liên Xô, và tôi đã nhận được nhanh chóng thiếp trả lời với lời lẽ rất khả ái của Ông. Tôi chưa được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhưng qua những người khác, tôi được biết ngài Phạm Văn Đồng là một trong những Quốc trưởng lỗi lạc của thế giới...”

Việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Cộng hoà Pháp chính thức, tháng 4-1977, theo lời mời của Tổng thống Pháp có ý nghĩa lớn về nhiều mặt đối với nước ta, một “đột phá khẩu” về ngoại giao của nước Việt Nam thống nhất trong quan hệ với phương Tây, đồng thời đối với Pháp cũng là sự kiện hết sức nổi bật... Ngay khi Thủ tướng đến Paris, các báo Pháp đều bình luận sôi nổi. báo Le Monde đăng một bài với nhan đề :” Sự  trùng phùng”
kèm theo bức biếm hoạ ông Đồng cao, gầy, mặc áo vá, nón mê, mang súng trường trên vai với lá cờ đỏ sao vàng nhỏ, hiên ngang đi giữa hai hàng lính lê dương Pháp đang bồng súng chào với lời chú thích :”Người chiến thắng” Vài anh em ta không hài lòng về bức vẽ có áo vá, nón mê, nhưng ông Đồng khi xem lại đã rất thích bức vẽ đó, rồi sau đó cất tiếng cười “ha, ha, ha” quen thuộc của Ông.
Trong bữa tiệc chiêu đãi Phạm Văn Đồng, Tổng thống Pháp không đọc bài diễn văn viết sẵn do Bộ ngoại giao Pháp chuẩn bị, mà đã ứng khẩu phát biểu gần 20 phút đầy nhiệt tình với nội dung đề cao tinh thần hữu nghị giữa hai nước và nói về Thủ tướng Phạm Văn Đồng với lời lẽ rất kính trọng.  Để đáp từ, ông Đồng cũng không đọc bài diễn văn mà ta đã chuẩn bị sẵn và cũng ứng khẩu đáp từ, nói trong gần 20 phút rất hay bằng tiếng Pháp. Một Bộ trưởng Pháp dự tiệc ngồi cạnh tôi nói :“Tổng thống và Thủ tướng không biết ai là người nói tiếng Pháp hay hơn.”(4)
Phạm Văn Đồng cùng với Hồ Chí Minh đã từng được báo chí Pháp gọi là 2 nhà ngoại giao “đáng gờm” (diplômate redoutable).
Tóm lại, trong lĩnh vực ngoại giao, có thể nêu câu nói của nhà báo lão thành Trần Bạch Đằng , nguyên Bí thư Thành uỷ Sài Gòn: Phạm Văn Đồng là một tầm vóc lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX, một con người bằng đức độ, kết dính những ngưòi Việt Nam với nhau, đồng thời cũng là một sứ giả đủ thẩm quyền giao tiếp với năm châu bốn biển” .(4)

Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, chính trị. ngoại giao, hoạt động văn hoá cũng là lĩnh vực mà Phạm Văn Đồng đdợc các giới khoa học, văn học, nghệ thuật.... đánh giá rất cao. Trong bài viết của mình, Song Thành nói: ”Đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà văn hoá lớn của dân tộc. Đồng chí Phạm Văn Đồng đi vào thế giới người hiền của dân tộc và của nhân loại trong thế kỷ XX. Đồng chí xuất hiện trong lịch sử văn hoá cách mạng Việt Nam như  một nhân cách toàn diện, hơn thường. Đó là Người Cộng sản lỗi lạc, nhà chính trị xuất sắc, nhà lãnh đạo kinh tế, nhà ngoại giao tầm cỡ,...Nhưng có lẽ đầy đủ và đúng đắn nhất, đồng chí là nhà Văn hoá lớn của dân tộc”.

Được trời phú cho một trí tuệ hơn người, từ tuổi thanh niên được hấp thụ một nền văn học vững vàng, khi dấn thân vào con đường cách mạng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã sớm nổi bật trong số những học trò lớp đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một chiến sĩ cách mạng lớp tiền bối có trình độ học vấn cao...

Cũng như Bác Hồ, đồng chí Phạm Văn Đồng đã sử dụng ngòi bút như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Trong thời kỳ 1936-1939, hoạt động công khai tại Hà Nội, đồng chí Phạm Văn Đồng đã cộng tác với nhiểu tờ báo của Đảng. Với bút hiệu Đông Tây, đồng chí viết nhiều bài báo giầu tính chiến đấu, đăng trên các tờ báo tiếng Pháp xuất bản công khai tại Hà Nội bấy giờ, như Le travail, Notre Voix và nhiều tờ báo tiếng Pháp khác... Sau này, tại khu giải phóng, đồng chí được Bác Hồ giao cho làm chủ bút báo Việt Nam Độc lập.
Với tầm cao của trí tuệ, chiều sâu của sự suy nghĩ, cùng vốn hiểu biết phong phú, đồng chí Phạm Văn Đồng trong nhiều trường hợp là người đề xuất việc nghiên cứu nhiều vấn đề mới của khoa học xã hội và giáo dục của nước ta. Tác phẩm “Hồ Chủ tịch- hình ảnh của dân tộc” viết từ tháng 8-1948, được coi là tác phẩm xuất sắc đầu tiên, mở đầu cho việc nghiên cứu hệ thống về Hồ Chí Minh ; đồng chí cũng là người có nhiều công trình viết hay nhất về Hồ Chí Minh, được đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đón đọc.
Anh chị em văn nghệ sĩ, trí thức nước ta tìm thấy ở đống chí Phạm Văn Đồng một người Anh lớn, một người bạn lớn, với tấm lòng khoan dung ,đôn hậu, luôn luôn thông cảm, chia sẻ với họ cả thành công lẫn nỗi nhọc nhằn, vấp váp, những “tai nạn” khó tránh của nghề cầm bút. Đối với những trí thức lớn, có tài, chẳng may gặp điều oan khuất, chưa được giải toả, đồng chí chủ động đi lại, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất và tinh thần, một sự chu đáo mà có lẽ chỉ có đồng chí mới làm được trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Người ta nói: Phạm Văn Đồng là lương tâm của người trí thức Viêt Nam...
Sau Bác Hồ, Phạm Văn Đồng là một trong những nhà lãnh đậo hàng đầu của Viêt Nam  được nhân dân cả nước kính yêu, được bạn bè quốc tế, phương Đông và phương Tây hết lòng ngưỡng mộ, tin cậy. Phạm Văn Đồng là một nhà văn hoá lớn, trước hết cũng vì ông là một trí tuệ lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách Việt Nam hoàn hảo (5).
                                           
Người ghi lại và biên tập:
GS.TSKH Phạm Văn Nghiên
(Cháu gọi đồng chí Phạm Văn Đồng bằng chú ruột)
---------------------------------

Theo Khâm Định Đại Nam Hội Diễn Sự Lệ, Nội các có chức năng rất quan trọng, là nơi để chầu hầu chốn cung vua, phụng thừa sắc chỉ, tiếp nhận sớ tấu, tuân thừa châu phê. Tham biện Nội các ngang hàng chức Thị lang, lãnh hàm chánh tam phẩm. Ngang hàng chức thứ trưởng ngày nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét