MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP
VĂN KIỆN
TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP
---
I.
Công tác xây dựng các văn kiện trình đại hội
Thành
lập tiểu ban chuẩn bị văn kiện đại hội.
Thành
lập tổ biên tập văn kiện.
Xây
dựng kế hoạch thực hiện.
Xây
dựng dự thảo đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của báo cáo chính trị trình đại
hội.
Chỉ
đạo nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề nhánh và tổng kết các nghị quyết chuyên đề,
các chương trình trọng tâm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội.
Các
bước biên tập báo cáo chính trị.
II.
Một số vấn đề về biên tập báo cáo chính trị
1.
Căn cứ để biên tập nội dung báo cáo chính trị
Tình
hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh và nghị quyết đại hội cấp mình nhiệm kỳ 2010 - 2015; các nghị quyết, chỉ
thị của Trung ương, của cấp ủy tỉnh, thành phố trên địa bàn.
Chỉ
đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng văn kiện đại hội nhiệm kỳ 2015 -
2020.
Về
những định hướng lớn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong quá trình chuẩn bị văn kiện
trình đại hội.
2.
Chủ đề đại hội: Việc lựa chọn chủ đề đại hội cần quán triệt một số nội dung
sau:
-
Chủ đề đại hội phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và xu hướng, dự báo phát
triển trong thời gian tới.
Chủ
đề đại hội phải thể hiện rõ mục tiêu, trọng tâm xuyên suốt, động lực phát triển
toàn diện, chủ trương đột phá lớn trong nhiệm kỳ.
Chủ
đề đại hội phải bảo đảm ngắn gọn, xúc tích, có tính khái quát cao, tập trung
nêu bật những thành tố quan trọng nhất.
Thông thường chủ đề đại hội được kết cấu bởi 4 thành tố
sau đây: Xây dựng Đảng - phát huy khối đại đoàn kết dân tộc - vấn đề đổi mới -
mục tiêu đến năm 2020.
3.
Về kết cấu của báo cáo chính trị. Thông thường báo cáo chính trị có thể có ba dạng
kết cấu khác nhau như sau:
Kết
cấu báo cáo theo cách truyền thống (kết cấu ngang).
Kết
cấu báo cáo theo vấn đề (kết cấu dọc).
Kết
cấu báo cáo theo hình thức hỗn hợp.
3.1.
Báo cáo theo cách truyền thống sẽ được chia thành 3 phần lớn:
Phần
thứ nhất: Kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sau 5 năm thực
hiện nghị quyết đại hội đảng bộ.
Phần
thứ hai: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới.
Phần
thứ ba: Những chủ trương, giải pháp lớn cần tập trung thực hiện để hoàn thành
thắng lợi toàn bộ mục tiêu của nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ tới.
Ưu
điểm, kết cấu này bảo đảm bao quát được hết các vấn đề, các lĩnh vực, thể hiện được
tính thống nhất trong nhìn nhận vấn đề, dễ viết...
Nhược
điểm là dễ dàn trải, thiếu trọng tâm và thường dài...
3.2.
Báo cáo theo vấn đề (kết cấu dọc). Kết cấu này thường lựa chọn đúng một số vấn đề
quan trọng, chủ yếu để tập trung làm rõ, như:
Về
phát triển kinh tế.
Về
các vấn đề văn hoá, xã hội.
Về
giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
Về
công tác nội chính.
Về
xây dựng chính quyền và các đoàn thể nhân dân.
Về
xây dựng Đảng.
Ưu
điểm: Báo cáo thường ngắn; mang tính phấn đấu cao, vấn đề nêu ra rõ, dễ thực hiện,
tính khả thi cao.
Nhược
điểm: Khó bao quát được hết mọi vấn đề; rất dễ trùng về nhận định đánh giá, đòi
hỏi phải có trình độ biên tập cao.
3.3.
Báo cáo theo hình thức hỗn hợp thường có ba phần:
Phần thứ nhất
Đánh giá 5 năm
thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015
I.
Về phát triển kinh tế
Những
kết quả đạt được
Hạn
chế, khuyết điểm
II.
Về phát triển văn hoá
………………………………………….
X.
Về xây dựng Đảng
- Phần thứ
hai
Phương hướng,
mục tiêu chủ yếu của đảng bộ
nhiệm kỳ nhiệm
kỳ 2015 - 2020
I.
Bối cảnh và dự báo tình hình tình
II.
Mục tiêu
III.
Chỉ tiêu
Phần thứ ba
Những chủ trương,
giải pháp lớn cần tập trung thực hiện
I.
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế (có thể nêu ở dạng đánh giá khái
quát nhất hoặc nêu tên chương trình trọng tâm)
II.
Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hoá - xã hội
…………………………………………………………
V.
Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ ..................
X.
Về xây dựng Đảng
4.
Yêu cầu chung về kỹ thuật biên tập báo cáo chính trị. Biên tập báo cáo chính trị
phải nắm vững yêu cầu sau:
Người
biên tập phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, am hiểu thực tiễn, nhất
là thực tiễn các lĩnh vực mà báo cáo chính trị đề cập.
Báo cáo chính trị trước hết phải chính xác về nội dung
chính trị, về nhận thức, về đánh giá, về các khái niệm, từ ngữ, số liệu; bảo đảm
sự trong sáng của tiếng Việt.
Báo cáo chính trị phải có văn phong chính luận, bảo đảm
tính logic trong trình bày; thuyết minh, biện luận để thể hiện quan điểm, lập
trường, thái độ và chính kiến, công khai trước từng vấn đề đặt ra. Không phân
tích, lập luận dài dòng; không có biểu cảm cá nhân.
Báo cáo chính trị phải có cấu trúc hợp lý, ngoài việc đánh
giá thực trạng, cần đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm, chủ yếu trong lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy trong nhiệm kỳ.
Nguồn thông tin, số liệu để biên tập báo cáo chính trị
thuộc tất cả các lĩnh vực phải được các cơ quan chức năng cung cấp một cách chuẩn
xác, chính thống (Cục Thống kê).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét