Quyết định số : 31/QĐ-TW ngày
01-10-1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quy định về thể loại,
thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng.
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------------------------
Số: 31-QĐ/TW
|
Hà Nội, ngày 01 tháng
10 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy định về thể loại, thẩm quyền
ban hành và thể thức văn bản của Đảng
- Căn cứ Điều
lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII),
- Xét đề nghị
của Văn phòng Trung ương Đảng,
BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng
(văn bản kèm theo).
Điều 2:
Giao cho Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện thống
nhất Quy định này trong hệ thống cơ quan Đảng.
Điều 3: Các
tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Điều 4:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
T/M
BỘ CHÍNH TRỊ
Lê
Khả Phiêu
|
-----------------------------------
QUY ĐỊNH
về thể loại văn
bản, thẩm quyền ban hành
và thể thức văn
bản của Đảng
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 31-QĐ/TW
ngày 01 tháng 10
năm 1997 của Bộ Chính trị )
---------------------
I- NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1 :
Văn bản và hệ thống văn bản
Văn bản của
Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt
động của các tổ chức Đảng, do cấp uỷ, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng
ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương.
Hệ thống văn
bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động
của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Điều 2 :
Ban hành văn bản
Các cấp uỷ, tổ
chức, cơ quan Đảng ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình. Các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, phù hợp về
thể loại và đúng về thể thức.
Điều 3 :
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản
Văn bản của
Đảng chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ
quan đã ban hành, hoặc bằng văn bản của cơ quan Đảng cấp trên có thẩm quyền.
II- THỂ LOẠI
VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
Điều 4 :
Thể loại văn bản
Thể loại văn
bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục
đích ban hành của văn bản.
Các thể loại
văn bản của Đảng gồm:
1- Cương lĩnh chính trị
Cương lĩnh
chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối,
nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.
2- Điều lệ Đảng
Điều lệ Đảng
là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức
và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền hạn của đảng viên và các tổ chức Đảng.
3- Chiến lược
Chiến lược là
văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có
tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất
định.
4- Nghị quyết
Nghị quyết là
văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh
đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế
hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
5- Quyết định
Quyết định là
văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể
về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của
cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.
6- Chỉ thị
Chỉ thị là văn
bản dùng để chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện các
chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
7- Kết luận
Kết luận là
văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng về những
vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
8- Quy chế
Quy chế là văn
bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của
cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.
9- Quy định
Quy định là
văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một
lĩnh vực công tác nhất định của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc trong hệ
thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.
10 - Thông tri
Thông tri là
văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp
dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị ... của cấp uỷ, hoặc thực hiện
một nhiệm vụ cụ thể.
11- Hướng dẫn
Hướng dẫn là
văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp uỷ
hoặc của cơ quan Đảng cấp trên.
12- Thông báo
Thông báo là
văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá
nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
13- Thông cáo
Thông cáo là
văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.
14 - Tuyên bố
Tuyên bố là
văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về
một sự kiện, sự việc quan trọng.
15- Lời kêu gọi
Lời kêu gọi là
văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc
hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
16 - Báo cáo
Báo cáo là văn
bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp uỷ, tổ chức, cơ quan
Đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
17- Kế hoạch
Kế hoạch là
văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn
thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ
sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
18 - Quy hoạch
Quy hoạch là
văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh
vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm.
19- Chương trình
Chương trình
là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của cấp uỷ,
tổ chức, cơ quan Đảng hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian nhất định.
20- Đề án
Đề án là văn
bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một
nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
21- Tờ trình
Tờ trình là
văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo
văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
22- Công văn
Công văn là
văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.
23 - Biên bản
Biên bản là
văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội
Đảng và các hội nghị của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.
Điều 5:
Các loại giấy tờ hành chính
Các cấp uỷ, tổ
chức, cơ quan Đảng thường dùng các giấy tờ hành chính sau đây:
1- Giấy giới
thiệu,
2- Giấy chứng
nhận ( hoặc giấy xác nhận, thẻ chứng nhận),
3- Giấy đi
đường,
4- Giấy nghỉ
phép,
5- Phiếu gửi.
. . .
III- THẨM
QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN
Điều 6:
Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp Trung ương
1- Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành :
- Cương lĩnh
chính trị,
- Điều lệ Đảng,
- Chiến lược,
- Nghị quyết,
- Quy chế,
- Thông báo,
- Thông cáo,
- Tuyên bố,
- Lời kêu gọi,
2- Ban Chấp
hành Trung ương Đảng ban hành
- Chiến lược,
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Thông cáo,
- Tuyên bố,
- Lời kêu gọi,
- Báo cáo.
3- Bộ Chính
trị ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.
4- Thường
vụ Bộ Chính trị ban hành:
- Kết luận,
- Thông tri,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
Điều 7:
Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh)
1- Đại hội
đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành:
- Nghị quyết,
- Quy chế,
- Thông báo.
2- Ban Chấp
hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ) ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.
3- Ban
Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông tri,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
Điều 8:
Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện, quận, thị, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung
là cấp huyện)
1- Đại hội
đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành :
- Nghị quyết,
- Quy chế,
- Thông báo.
2 - Ban
Chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện uỷ) ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.
3 - Ban
Thường vụ huyện uỷ ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông tri,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
Điều 9:
Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
1- Đại hội
đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành :
- Nghị quyết.
2- Ban Chấp
hành đảng bộ cơ sở ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo,
3- Ban
Thường vụ cấp uỷ ban hành :
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy định,
- Thông báo,
- Báo cáo.
Điều 10:
Tổ chức Đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quyết định
của Bộ Chính trị
1- Đảng uỷ
Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, các đảng uỷ khối các cơ quan
Trung ương và các đảng uỷ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản
tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương .
2- Các đảng uỷ
trực thuộc tỉnh, thành uỷ được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ
quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.
3- Các đảng uỷ
trực thuộc huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành các loại
văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
Điều 11
: Các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ các cấp ban hành :
- Quyết định,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Hướng dẫn,
- Thông báo,
- Báo cáo.
Điều 12
: Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành:
- Nghị quyết,
- Quyết định,
- Chỉ thị,
- Kết luận,
- Quy chế,
- Quy định,
- Thông báo
- Báo cáo.
Điều 13: Ngoài
thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, các cấp
uỷ, tổ chức, cơ quan đảng tuỳ tình hình được ban hành các thể loại văn bản như: kế
hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và các giấy
tờ hành chính được nêu tại điều 5 của bản quy định này.
IV - THỂ THỨC
VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
Điều 14:
Thể thức văn bản của Đảng
Thể thức văn
bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng
quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.
Điều 15:
Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản
chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1- Tiêu đề
"Đảng Cộng sản Việt Nam ",
2- Tên cơ quan
ban hành văn bản,
3- Số và ký
hiệu văn bản,
4- Địa điểm và
ngày, tháng, năm ban hành văn bản,
5- Tên loại
văn bản và trích yếu nội dung văn bản,
6- Phần nội
dung văn bản,
7- Chữ ký, thể
thức để ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,
8- Nơi nhận
văn bản.
Điều 16:
Các thành phần thể thức bổ sung
Ngoài các
thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại điều 15, đối với từng văn bản cụ
thể, tuỳ theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau
đây:
1- Dấu chỉ mức
độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật)
2- Dấu chỉ mức
độ khẩn ( khẩn, thượng khẩn, hoả tốc hẹn giờ),
3- Các chỉ dẫn
về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần
thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.
Điều 17:
Bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao
1- Bản chính
là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền
và dấu của cơ quan ban hành.
2- Bản sao và
các thành phần thể thức bản sao
Bản sao là bản
sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao
dưới mọi hình thức đều phải đảm bảo đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây:
- Tên cơ quan
sao văn bản,
- Số và ký hiệu
bản sao,
- Địa điểm và
ngày, tháng, năm sao văn bản,
- Chức vụ và
chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao,
- Nơi nhận bản sao.
------------------------------------------------------------------------------------
Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Chính trị số 31-QĐ/TW, ngày 01-10-1997 và Quyết định của Ban Bí thư số 91-QĐ/TW ngày 16-02-2004, cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp (đại hội Đảng và cấp ủy các cấp), các tổ chức, cơ quan Đảng từ Trung ương đến chi bộ có quyền ban hành các loại văn bản như sau:
I. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp trung ương
1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành:
- Đại hội: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi.
- Đoàn Chủ tich: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo.
3- Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
4- Ban Bí thư ban hành: Quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, thông báo, báo cáo.
II. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là cấp tỉnh).
1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn Thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
3- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
III. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện
(huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện).
1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn Thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
3- Ban thường vụ huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
IV. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở và chi bộ
1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết.
- Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn Thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu): Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
3- Ban thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo cáo.
4- Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận: Nghị quyết, báo cáo.
V. Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quy định của Trung ương
1- Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, các đảng ủy khối các cơ quan trung ương và các đảng bộ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Các đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.
3- Các đảng ủy trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy (trực thuộc tỉnh) được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
VI. Các cơ quan tham mưu giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng... hoạt động có thời hạn của cấp ủy các cấp (gọi chung cơ quan đảng).
1- Các cơ quan đảng (và liên cơ quan) các cấp ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
2- Ban Cán sự Đảng ngoài nước khi thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên đối với các đảng bộ, chi bộ hoạt động ở nước ngoài được ban hành văn bản như một cấp ủy cấp trên cơ sở.
VII. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn thông báo, báo cáo.
Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, đại hội đảng bộ các cấp (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký) được ban hành các thể loại văn bản như: chương trình, công văn, biên bản; các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên.
So sánh với các thể loại văn bản của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng có thể loại thông tri tương tự như thể loại thông tư, hoặc kết luận mà các cơ quan nhà nước không có thể loại văn bản này.
TS. Nguyễn Lệ Nhung
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN
CỦA ĐẢNG
Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Chính trị số 31-QĐ/TW, ngày 01-10-1997 và Quyết định của Ban Bí thư số 91-QĐ/TW ngày 16-02-2004, cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp (đại hội Đảng và cấp ủy các cấp), các tổ chức, cơ quan Đảng từ Trung ương đến chi bộ có quyền ban hành các loại văn bản như sau:
I. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp trung ương
1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành:
- Đại hội: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi.
- Đoàn Chủ tich: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo.
3- Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
4- Ban Bí thư ban hành: Quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, thông báo, báo cáo.
II. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là cấp tỉnh).
1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn Thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
3- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
III. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện
(huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện).
1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn Thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
3- Ban thường vụ huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
IV. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở và chi bộ
1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết.
- Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo.
- Đoàn Thư ký: Báo cáo.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu): Báo cáo.
- Ban Kiểm phiếu: Báo cáo.
2- Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
3- Ban thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo cáo.
4- Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở ban hành:
- Đại hội: Nghị quyết.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận: Nghị quyết, báo cáo.
V. Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quy định của Trung ương
1- Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, các đảng ủy khối các cơ quan trung ương và các đảng bộ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2- Các đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.
3- Các đảng ủy trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy (trực thuộc tỉnh) được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
VI. Các cơ quan tham mưu giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng... hoạt động có thời hạn của cấp ủy các cấp (gọi chung cơ quan đảng).
1- Các cơ quan đảng (và liên cơ quan) các cấp ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
2- Ban Cán sự Đảng ngoài nước khi thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên đối với các đảng bộ, chi bộ hoạt động ở nước ngoài được ban hành văn bản như một cấp ủy cấp trên cơ sở.
VII. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn thông báo, báo cáo.
Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, đại hội đảng bộ các cấp (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký) được ban hành các thể loại văn bản như: chương trình, công văn, biên bản; các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên.
So sánh với các thể loại văn bản của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng có thể loại thông tri tương tự như thể loại thông tư, hoặc kết luận mà các cơ quan nhà nước không có thể loại văn bản này.
TS. Nguyễn Lệ Nhung
Cảm ơn bạn
Trả lờiXóa