THEO ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHÓA XI
------------------
Chương III
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ
NGHIỆP ĐOÀN
Điều
16. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở
1.Điều kiện thành lập công đoàn cơ
sở:
a.Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở
của công đoàn, được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất
năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công
đoàn Việt Nam .
b.Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của
công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được
thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên
công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam .
2.Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở,
nghiệp đoàn:
a.Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
b.Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ
công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c.Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có
công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d.Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở
thành viên.
3.Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động, công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét
quyết định giải thể.
Điều
17. Trình tự thành lập công đoàn cơ sở
1.Người lao động thánh lập công
đoàn cơ sở:
a.Người lao động tổ chức ban vận động
thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được công đoàn
cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.
Ban vận động thành lập công đoàn cơ
sở có nhiệm vụ đề nghị với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc
tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập công đoàn của người lao động và
chuẩn bị việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
b.Khi có đủ số lượng người lao động
tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam ,
tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ
này thì ban vận động tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của
Điều lệ Công đoàn Việt Nam .
c.Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở
có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố
thành lập công đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
d.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi
kết thúc hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở có
trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định
công nhận đoàn viên và công đoàn cơ sở.
đ. Hoạt động của công đoàn cơ sở,
ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2.Trách nhiệm của công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập công đoàn cơ sở:
a.Cử cán bộ công đoàn đến cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp để truyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người lao
động gia nhập công đoàn; hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ người lao động tổ chức ban
vận động thành lập công đoàn cơ sở.
b.Xem xét, ra quyết định công nhận
đoàn viên, công đoàn cơ sở trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản
đề nghị công nhận của công đoàn cơ sở nêu tại điểm d, khoản 1, Điều này. Trường
hợp không đủ điều kiện công nhận thì phải thông báo bằng văn bản với nơi đề nghị
công nhận biết.
c.Trường hợp người lao động không đủ
khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, hoặc đề nghị công đoàn
cấp trên trực tiếp cơ sở thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện
các quy trình thành lập công đoàn cơ sở như: Quyết định kết nạp đoàn viên,
thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và
các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét