Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

ĐẠI HỘI CNVC,LĐ

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Số:   10/LT-CĐ-EVN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2011


CHỈ THỊ LIÊN TỊCH
Về việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ năm 2011
tại các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
       
        Căn cứ Công văn số 4394/LĐTBXH-LĐTL ngày 10/12/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức đại hội CNVC trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
       Căn cứ công văn số 2183/TLĐ ngày 23/12/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Đại hội CNVC; Hội nghị NLĐ; Hội nghị CBCC năm 2011.
        Hiện nay, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phối hợp, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TLĐLĐVN-BLĐTBXH nói trên. Để thực hiện Quy chế dân chủ ở các đơn vị trực thuộc Tập đoàn đảm bảo thiết thực, đạt chất lượng và hiệu quả cao, tạo điều kiện phát huy tốt hơn quyền dân chủ trực tiếp được tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động. Tổng Giám đốc Tập đoàn và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ – tổ chức Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC, Hội nghị NLĐ tại các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2011 như sau:      
A) Tổ chức Đại hội CNVC, Hội nghị NLĐ, Hội nghị CBCC:
I. Các đơn vị là công ty TNHH MTV (Tổng công ty, công ty) hoặc đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu:
1. Thực hiện tổ chức Đại hội CNVC theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TLĐLĐVN-BLĐTBXH ngày 16/5/2005 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động Đại hội công nhân viên chức trong công ty nhà nước. Đồng thời tiếp tục duy trì tiếp tục duy trì hoạt động Ban Thanh tra nhân dân theo NĐ 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ.
          2. Đối với các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty TTĐ Quốc gia:
         a. Các công ty con là công ty TNHH MTV hoặc đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu, thực hiện Đại hội CNVC.
          b. Các công ty con là công ty cổ phần thực hiện tổ chức Hội nghị NLĐ.
3. Thời gian tổ chức:
         a. Các đơn vị chủ động sắp xếp thời gian để tổ chức thực hiện tập trung trong Quý I /2011 (đối với các đơn vị cơ sở định kỳ một năm một lần- cấp Công ty) và Quý II/2011 (đối với các đơn vị định kỳ hai năm một lần- cấp Tổng công ty).
         b. Đối với các đơn vị là công ty TNHH MTV (Tổng công ty, công ty) hoặc đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu, đã tổ chức Hội nghị NLĐ năm 2011, thì không phải tổ chức lại Đại hội CNVC theo hướng dẫn của Chỉ thị này. Công đoàn đơn vị phối hợp với chuyên môn đồng cấp tiếp tục thực hiện tổ chức bầu (hoặc duy trì nếu chưa hết nhiệm kỳ hoạt động) và chỉ đạo hoạt động của Ban TTND.
II. Các đơn vị là Công ty cổ phần:
         1. Thực hiện tổ chức Hội nghị NLĐ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 31/12/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn tổ chức hoạt động của Hội nghị người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Thời gian tổ chức: Thực hiện trong Quý 1/2011.
         2. Đối với các Công ty có từ trên 50% vốn điều lệ do nhà nước sở hữu, tiếp tục duy trì hoạt động Ban Thanh tra nhân dân đang có. Nếu chưa thành lập hoặc hết nhiệm kỳ thì Công đoàn đơn vị phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức bầu và chỉ đạo hoạt động Ban Thanh tra nhân dân theo NĐ 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ để góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động SXKD của đơn vị cũng như công tác thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.
          III. Đối với các Trường đào tạo:
         1. Thực hiện tổ chức Hội nghị CBCC theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ ngày 04/12/1998 của Ban Tổ chức cán bộ chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và nội dung Hội nghị CBCC trong cơ quan. Thời gian tổ chức: Thực hiện trong Quý 1/2011.
         2. Căn cứ Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Công đoàn đơn vị phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức bầu (nếu chưa có hoặc duy trì nếu chưa hết nhiệm kỳ hoạt động) và chỉ đạo hoạt động Ban Thanh tra nhân dân.
B. Một số vấn đề khác
       1. Xây dựng Thỏa ước Lao động tập thể (TƯLĐTT):               
         - Trong TƯLĐTT chỉ đưa vào các nội dung mà trong Bộ Luật Lao động chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, chưa rõ; các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với các nội dung đã được quy định trong Bộ Luật Lao động.
         - Không sao chép những quy định của Bộ Luật Lao động để đưa vào Thỏa ước, mà chọn những nội dung quan trọng đưa vào để nhấn mạnh nhưng phải cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ.
         2. Đánh giátình hình thực hiệnNghị quyết Đại hội CNVC (Hội nghị NLĐ):
         Định kỳ 6 tháng, Tổng Giám đốc, Giám đốc (Thủ trưởng) đơn vị chủ trì cùng Ban chấp hành công đoàn đồng cấp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội CNVC (Hội nghị NLĐ), Thỏa ước lao động tập thể, kết quả các phong trào thi đua và thông báo cho người lao động biết.      
        3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động:
         Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc và quản lý lao động. Ngày 06/5/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Do vậy, Tổng Giám đốc, Giám đốc (Thủ trưởng) đơn vị chủ trì cùng Ban chấp hành công đoàn đồng cấp đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động tại đơn vị, rà soát, đối chiếu với quy định của Chính phủ về hành vi vi phạm pháp luật lao động để tìm các giải pháp khắc phục (nếu có).
          4. Năm 2011 là năm thứ hai Tập đoàn thực hiện Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng đề án nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong EVN để thống nhất thực hiện toàn Tập đoàn. Do vậy, trong tổ chức hoạt động Đại hội CNVC, Hội nghị NLĐ, Hội nghị CBCC, các đơn vị cần xây dựng và đưa nội dung Văn hóa doanh nghiệp cũng như các giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp của đơn vị để thảo luận xây dựng.
C. Thực hiện chế độ báo cáo:
          Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm báo cáo về Tập đoàn và Công đoàn Điện lực Việt Nam kế hoạch tổ chức Đại hội CNVC; Hội nghị NLĐ; Hội nghị CBCC và kết quả thực hiện bao gồm :
- Nghị quyết Đại hội CNVC; Hội nghị NLĐ; Hội nghị CBCC
- TƯLĐTT và nội quy lao động của đơn vị;
- Tổng hợp các kiến nghị, đề nghị đối với Tập đoàn, Công đoàn ĐLVN và với các cơ quan hữu quan Nhà nước.
      Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại các đơn vị là một hoạt động cần thiết theo quy định của Nhà nước, có vai trò quan trọng đối với việc ổn định và phát triển của các đơn vị, đồng thời thực hiện và phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động trong các đơn vị. Yêu cầu các các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Kèm theo Chỉ thị này là văn bản số 4394/LĐTBXH-LĐTL ngày 10/12/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Văn bản số 2183/TLĐ ngày 23/12/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Đại hội CNVC; Hội nghị NLĐ; Hội nghị CBCC năm 2011 để các đơn vị tổ chức thực hiện.

TỔNG GIÁM ĐỐC
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Đã ký

Phạm Lê Thanh
TM. BAN THƯỜNG VỤ
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH

Đã ký
Trần Văn Ngọc

                                 
Nơi nhận :
- Tổng giám đốc EVN;
- Các Phó TGĐ EVN;
- TGĐ,GĐ (Thủ trưởng), CTCĐ các đơn vị (để thực hiện):
- Các đ/c Thường trực CĐĐVN;
- Ban TC&NS EVN;
- Website CĐĐVN;
- Lưu: 
- Văn phòng EVN;
- Văn phòng CĐĐVN;
- Ban CS-PL CĐĐVN.

-------------------------------------------------

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG - BỘ LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:01/2005/TTLT-TLĐLĐVN-LĐTBXH
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2005

            

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động Đại hội công nhân viên chức
trong công ty nhà nước

Để thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Luật Công đoàn và Quy  chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 07/1999 /NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ;
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức và hoạt động Đại hội công nhân viên chức như sau:

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
1.1. Thông tư­ này áp dụng đối với Tổng công ty nhà nước; các Công ty nhà nước độc lập; các Công ty thành viên hạch toán độc lập của Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư­ được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần mà vốn điều lệ là của Nhà nước (sau đây gọi chung là Công ty Nhà nước).
1.2. Khuyến khích các công ty khác mà Nhà nước nắm cổ phần, vốn góp chi phối vận dụng hướng dẫn tại Thông tư­ này để tổ chức Đại hội công nhân viên chức hoặc Hội nghị công nhân lao động cho phù hợp với đặc thù của công ty.
2. Nguyên tắc:
2.1. Đại hội công nhân viên chức hoặc Đại hội  đại biểu công nhân viên chức (sau đây gọi chung là Đại hội CNVC) là hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp để công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) tham gia quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại công ty. Đại hội CNVC được tiến hành từ cấp tổ, đội, phòng, ban, phân xư­ởng, đơn vị trực thuộc đến công ty.
2.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty, trưởng các phòng, ban, quản đốc, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất và Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch, nội dung, quyết định triệu tập Đại hội CNVC đồng chủ trì Đại hội CNVC của cấp mình và chỉ đạo cấp dưới (nếu có) tổ chức Đại hội CNVC.
2.3. Đại hội CNVC được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số CNVCLĐ (đại hội toàn thể) hoặc 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập (đại hội đại biểu) tham dự. Nghị quyết của đại hội có giá trị thi hành khi có trên 50% tổng số đại biểu dự đại hội biểu quyết tán thành và không trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Thời gian tổ chức Đại hội CNVC:
3.1. Cấp Tổng công ty nhà nước 5 (năm) năm tổ chức ít nhất hai lần Đại hội CNVC vào Quý II của năm định kỳ lựa chọn.
3.2. Các Công ty nhà nước còn lại, mỗi năm tổ chức Đại hội CNVC một lần vào Quý I năm kế hoạch.
4. Hình thức Đại hội CNVC:
4. 1. Đại hội toàn thể được tổ chức ở công ty có từ 150 CNVCLĐ trở xuống.
4.2. Đại hội đại biểu được tổ chức ở công ty có trên 150 CNVCLĐ.
Trường hợp công ty có dưới 150 CNVCLĐ nhưng do hoạt động phân tán hoặc không thể rời vị trí sản xuất thì Giám đốc thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn công ty tổ chức Đại hội đại biểu.
Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc, phân xư­ởng, đội sản xuất, có trên 150 CNVCLĐ, thì lãnh đạo chuyên môn và Ban Chấp hành Công đoàn đồng cấp thống nhất chọn hình thức Đại hội toàn thể hoặc đại biểu, trước khi thực hiện phải xin ý kiến của lãnh đạo chuyên môn và Công đoàn cấp trên trực tiếp.
 4.3. Đại hội CNVC bất thường:
Tổng Giám đốc (Giám đốc) thống nhất với BCH Công đoàn công ty quyết định triệu tập Đại hội CNVC bất thường theo hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được một trong những yêu cầu sau:
- Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty yêu cầu;
- Ban Chấp hành Công đoàn công ty yêu cầu;
- Trên 50% tổng số CNVCLĐ đề nghị (Công đoàn tập bợp bằng văn bản);
- Khi công ty tiến hành cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, tổ chức lại công ty (sáp nhập, hợp nhất, chia tách), giải thể, hoặc phá sản công ty.
Đại hội CNVC bất thường ở các đơn vị thành viên được tổ chức khi có sự nhất    trí của lãnh đạo chuyên môn và Công đoàn cấp trên trực tiếp.
5. Thành phần tham dự Đại hội CNVC:
5.1. Đại hội toàn thể: là toàn thể CNVCLĐ.
5.2. Đại hội đại biểu: gồm các đại biểu đ­ương nhiên ở cấp triệu tập và đại biểu được bầu từ cấp dưới lên:
a) Đại biểu đ­ương nhiên gồm: thành viên Hội đồng quản trị (nếu có); Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên thường vụ BCH Công đoàn công ty; Bí thư­ Ban cán sự Đảng, Bí        thư­ Đảng ủy hoặc Bí thư­ Chi bộ (nơi không có Đảng ủy). Nếu Bí thư­ Đảng ủy hoặc Bí th­ư Chi bộ kiêm Tổng Giám đốc (Giám đốc) thì đồng chí Phó bí thư­ là đại biểu đ­ương nhiên; Bí thư­ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trưởng ban Nữ công; Trưởng ban Thanh tra nhân dân; Trưởng ban Kiểm soát.
Đại biểu đ­ương nhiên nếu đang chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên thì chỉ được mời dự Đại hội để trả lời kiến nghị và chất vấn của Đại hội, không được quyền biểu quyết trong Đại hội .
b) Đại biểu bầu cử:
Số lượng đại biểu do Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Ban Chấp hành Công đoàn công ty thỏa thuận, nhất trí phân bố cho các đơn vị thành viên, bộ phận của công ty đảm bảo tỷ lệ t­ương ứng với số lượng công nhân trực tiếp, thanh niên, lao động nữ trong công ty.
- Đại biểu bầu cử phải có tín nhiệm với CNVCLĐ; có khả năng tham gia đóng góp ý kiến cho Đại hội; không là người đang bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên; được Đại hội cấp đó bầu cử thông qua bỏ phiếu kín; phải được trên 50% số phiếu bầu.
Trường hợp nếu có nhiều người được trên 50% số phiếu bầu thì lấy theo số thứ tự từ người được số phiếu cao nhất trở xuống cho đến đủ số đại biểu được phân bổ.
Trường hợp bầu lần thứ nhất chư­a đủ số đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu cho đến khi có đủ số đại biểu.
Trường hợp nhiều đại biểu có cùng số phiếu bầu vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có phiếu bầu cao nhất ứng với số đại biểu được phân bổ. Nếu vẫn không chọn được đủ số đại biểu thì Đoàn chủ tịch Đại hội xin ý kiến Đại hội quyết định.  
6. Nội dung Đại hội CNVC:
6.1. Thảo luận, góp ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan thuộc cấp mình và cấp trên trực tiếp sau đây:
a) Ph­ương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất công ty; tài chính công khai;
b) Ph­ương án cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu công ty;
c) Các nội quy, quy chế của công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;
d) Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động của công ty;
e) Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6.2. Thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề sau đây:
a) Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ư­ớc lao động tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;
b) Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước ;
c) Đánh giá kết quả hoạt động và ch­ương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; 
d) Bầu Ban thanh tra nhân dân (bổ sung hoặc theo nhiệm kỳ).
6.3. Nội dung của Đại hội CNVC bất thường tập trung bàn và quyết nghị các vấn đề là nguyên nhân phải triệu tập Đại hội CNVC.
7. Kinh phí tổ chức Đại hội CNVC: được hạch toán vào chi phí của công ty.
8. Trình tự tổ chức Đại hội CNVC:
8.1. Hội nghị trù bị.  
- Thành phần: Hội đồng quản trị (nếu có) Tổng giám đốc (Giám đốc), Bí thư­ Ban cán sự Đảng, Bí thư­ Đảng ủy hoặc Bí th­ư Chi bộ (nếu có đại biểu kiêm nhiệm 2 chức danh hoặc đi vắng thì cấp phó thay thế), Chủ tịch Công đoàn công ty.
- Nội dung: xây dựng kế hoạch Đại hội CNVC của công ty; phân công chuẩn bị nội dung, triển khai kế hoạch Đại hội CNVC xuống cấp dưới.
8.2. Hội nghị cán bộ công ty.
Thành phần: Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư­, Phó bí thư­ Đảng ủy (Bí thư­ Chi bộ); Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc Trưởng ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, Chủ tịch, Phó chủ tịch và các ủy viên Ban thường vụ Công đoàn cơ sở, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân; Bí thư­ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng ban Nữ công, Trưởng các Phòng, Ban, Phân x­ưởng, Đội sản xuất, Chủ tịch Công đoàn bộ phận.
Nội dung hội nghị: Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Công đoàn báo cáo tóm tắt những nội dung phân công tại hội nghị trù bị; Đại biểu thảo luận tham gia ý kiến bổ sung nội dung các báo cáo trên; Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Công đoàn tiếp thu, hoàn thiện các báo cáo.
8.3. Đại hội CNVC tổ, đội, phân x­ưởng, phòng, ban, đơn vị thành viên.
Thành phần: CNVCLĐ có giao kết hợp đồng lao động với công ty. Trường hợp số lượng CNVCLĐ ở phân xưởng, đơn vị thành viên có trên 150 người thì có thể tiến hành Đại hội theo quy định tại tiết 2 khoản 4.2 Mục 4 Thông tư­ này.
- Nội dung: Trưởng phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất trình bày dự thảo báo cáo của Giám đốc công ty về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện các chế độ chính sách với CNVCLĐ tại đơn vị; Tổ trưởng Công đoàn (Chủ tịch Công đoàn bộ phận) trình bày dự thảo các báo cáo thuộc trách nhiệm của Công đoàn Công ty chuẩn bị để trình ra Đại hội CNVC công ty; Đại hội thảo luận, tập trung vào những vấn đề:     ph­ương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, giải pháp thực hiện nhiệm vụ sản xuất của bộ phận; biện pháp nâng cao đời sống vật chất tinh thần và môi trường làm việc của CNVCLĐ; nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới Thỏa ư­ớc lao động tập thể; nội dung sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế của công ty (nếu có); Bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu CNVC công ty theo chỉ tiêu phân bổ (nếu có); Thông qua danh sách đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân tại đơn vi; Thông qua ý kiến, kiến nghị lên Đại hội cấp trên.
8.4. Đại hội công nhân viên chức Công ty:
- Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty:
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và ph­ương hướng năm kế hoạch; Báo cáo kết quả thực hiện chế độ, chính sách với CNVCLĐ về sắp xếp lại lao động, tuyển dụng, cải thiện điều kiện làm việc, đào tạo và đào tạo lại tiền l­ương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của công ty,…;  Nội dung dự thảo bổ sung, sửa đổi (nếu có) các nội quy, quy chế nội bộ trong công ty; Báo cáo công khai tài chính theo quy định hiện hành.
 Đối với Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ, Tổng Giám đốc báo cáo các nội dung nêu trên, tập trung vào các vấn đề thuộc kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn; các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giao cho các đơn vị thành viên thực hiện; những biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty đối với các công ty thành viên;
- Chủ tịch Công đoàn Công ty: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Thỏa ư­ớc lao động tập thể và dự thảo nội dung sủa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới; báo cáo việc tiếp thu và kết quả th­ương lượng Thỏa ư­ớc lao động tập thể; tổng kết phong trào thi đua và kế hoạch tổ chức phong trào thi đua năm tới; về ý kiến của công nhân viên chức về việc kiến nghị với cấp có thẩm quyền cho tổ chức bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng.
- Trưởng ban Thanh tra nhân dân báo cáo kết quả và kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
- Đại biểu thảo luận các báo cáo.
- Giới thiệu nhân sự của Công đoàn để tham gia Ban kiểm soát; giới thiệu người đủ điều kiện đại diện CNVC và LĐ để cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị (nếu có).
- Bầu Ban thanh tra nhân dân (nếu có)
- Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Công đoàn giải đáp chất vấn về các nội dung thuộc thẩm quyền.
- Biểu quyết thông qua các văn bản: nội dung Thỏa ư­ớc lao động tập thể hoặc nội dung sửa đổi, bổ sung để Chủ tịch Công đoàn ký kết với Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty; Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước; đánh giá kết quả hoạt động và ch­ương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; biểu quyết giới thiệu người đại diện cho tập thể CNVCLĐ tham gia Hội đồng quản trị khi có đủ điều kiện.
- Ký kết Thỏa ­ước lao động tập thể:
Khi dự thảo Thỏa ­ước lao động tập thể đã đảm bảo các quy định của pháp luật lao động hiện hành thì Chủ tịch Công đoàn, Tổng Giám đốc (Giám đốc) ký kết ngay tại Đại hội.
Nếu ch­ưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sau Đại hội tiếp tục th­ương lượng và ký kết.
- Công bố khen thưởng và phát động phong trào thi đua.
- Khi cấp có thẩm quyền cho phép thì Đại hội bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng.
- Biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội CNVC.
8.5. Thông báo kết quả Đại hội.
Sau Đại hội CNVC, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Ban Chấp hành Công đoàn công ty thông báo kết quả Đại hội cho toàn thể CNVCLĐ biết và gửi báo cáo lên cấp trên trực tiếp quản lý.
9. Tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội CNVC:
- Trách nhiệm của Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty: chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị lập kế hoạch, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội; phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn giải quyết các kiến nghị của CNVCLĐ đã thông qua tại Đại hội; tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ 6 tháng, cùng với Ban Chấp hành Công đoàn sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội CNVC, Thỏa ­ước lao động tập thể và phong trào thi đua, thông báo cho CNVCLĐ trong công ty biết và báo cáo cấp trên.
- Trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn công ty: kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội CNVC, Thỏa ­lao động tập thể; chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; phối hợp với các đoàn thể trong công ty động viên CNVCLĐ thực hiện Nghị quyết của Đại hội CNVC, Thỏa ư­ớc lao động tập thể.
10. Điều khoản thi hành:
- Thông tư­ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Văn bản số 1584/TLĐ ngày 15 tháng 11 năm 1999 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội hàng năm kiểm tra, đánh giá việc tổ chức Đại hội CNVC trong các Công ty nhà nước; giải quyết kịp thời các v­ướng mắc của cơ sở./.



BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN  LAO ĐỘNG VIỆT NAM
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Chủ tịch
Nguyễn Thị Hằng
Cù Thị Hậu

                                                                                  

 -----------------------------------


NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu 07/1999/NĐ-CP; Ngày ban hành 13/02/1999; Ngày hiệu lực 28/02/1999


CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 60/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Trưởng ban Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương,

NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.
Quy chế này được thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước theo Điều 1, Điều 2 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Hội đồng quản trị, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích:
1. Cụ thể hóa phương châm ''dân biết, dân làm, dân kiểm tra'', phát huy quyền dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động, phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây rối nội bộ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Tạo động lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp nhà nước bền vững trên cơ sở gắn bó chặt chẽ trách nhiệm giữa Giám đốc và công nhân, viên chức trong chăm lo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động; phân định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Giám đốc và công nhân, viên chức đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để tăng cường đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa Giám đốc và công nhân, viên chức cũng như trong nội bộ công nhân, viên chức, giữa cán bộ lãnh đạo quản lý với nhau; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của Giám đốc và của người lao động tương ứng với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 2. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện phân công, phân cấp cụ thể trong doanh nghiệp, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý của Giám đốc được chủ động, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường; nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy chế của công nhân, viên chức và của cán bộ quản lý doanh nghiệp; thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, đồng thời gìn giữ bí mật sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 3. Người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa ước lao động đã ký kết, chấp hành đúng các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, giữ gìn kỷ luật, đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ; nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp khi thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn trong kinh doanh.
Điều 4. Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở doanh nghiệp nhà nước đối với toàn thể người lao động, đối với Hội đồng quản trị (ở những doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị), Giám đốc, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả và xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.

Chương II
NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 5. Những việc Hội đồng quản trị, Giám đốc phải công khai ở doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
1. Phương hướng, nhiệm vụ chung về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh dài hạn, trung hạn và từng năm của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, yếu kém; đặc biệt là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, phòng ban trực thuộc doanh nghiệp; những chủ trương lớn về thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp.
2. Những chế độ, chính sách chủ yếu của nhà nước và những quy định vận dụng của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đối với người lao động ở doanh nghiệp về sắp xếp lại lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, đào tạo và đào tạo lại; tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở; phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của doanh nghiệp; kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, sắp xếp lại lao động; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.
3. Nội quy của doanh nghiệp, các quy chế của doanh nghiệp về tuyển dụng, cho thôi việc; về thời gian làm việc, làm thêm giờ, nghỉ ngơi được hưởng lương, không được hưởng lương; về các định mức chi phí; về trả lương, trả thưởng, hiếu hỷ; về đề bạt cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ; khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm vật chất; về bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật sản xuất, kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật; về quy trình vận hành máy móc, thiết bị tại nơi làm việc; về sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu; về thực hiện an toàn lao động, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc; về phòng hỏa; phòng chống các vi phạm pháp luật.
4. Công khai tài chính về:
Kết quả kiểm toán và báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.
Tình hình vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình công nợ tới hạn và quá hạn và nguyên nhân; những khó khăn và biện pháp huy động vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Các khoản thu của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và từ các hoạt động khác như: các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; thu từ cho thuê, khoán tài sản; thu chênh lệch giá trị bán tài sản thanh lý; thu từ phần trợ giá của nhà nước; thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, thu lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Đầu tư phát triển, chi cho đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ người lao động.
Quy định và thực hiện các khoản chi của doanh nghiệp cho hoạt động quản lý, tiếp khách, hội họp, giao dịch và chi hoa hồng môi giới; các khoản phạt doanh nghiệp phải nộp.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Lỗ, lãi và nguyên nhân khách quan, chủ quan; biện pháp để tăng lãi, giảm lỗ.
Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động.
Trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Chi cho mục đích nhân đạo, xã hội.
Các khoản thu chi khác.
5. Tiêu chuẩn cán bộ, quy trình và phân cấp đề bạt cán bộ từ tổ, đội sản xuất trở lên.
6. Kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và kết quả giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Nghị quyết Đại hội của tổ chức cơ sở Đảng và cấp ủy có liên quan đến sản xuất, kinh doanh theo quyết định của cấp ủy Đảng doanh nghiệp; Nghị quyết của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp.
Điều 6. Căn cứ đặc điểm ngành nghề kinh doanh, Hội đồng quản trị, Giám đốc thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn quy định và công bố rõ trong toàn doanh nghiệp những nội dung nào trong Điều 5 cần định kỳ thông báo cho hội nghị cán bộ chủ chốt (Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng, Phó phòng (ban), phân xưởng); những nội dung nào cần thông báo đến các phòng (ban); đến phân xưởng, tổ (đội) sản xuất và đến mọi người lao động. Bên cạnh quy định quyền nhận thông tin đối với từng đối tượng trong doanh nghiệp, phải quy định rõ trách nhiệm bảo vệ bí mật sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là về công nghệ sản xuất, giá thành sản phẩm phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề thuộc bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng - an ninh, việc phổ biến phải theo đúng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Các đối tượng được tiếp nhận thông tin có quyền chất vấn Hội đồng quản trị, Giám đốc về các nội dung đã công khai quy định tại Điều 5 Quy chế này; Hội đồng quản trị, Giám đốc có trách nhiệm giải thích và làm sáng tỏ những thắc mắc, chất vấn của các tổ chức và người lao động trong doanh nghiệp và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin đã công khai; có trách nhiệm thông báo về việc tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức và người lao động về những việc phải công khai ở doanh nghiệp.
Điều 7. Hội đồng quản trị, Giám đốc phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, bảo đảm thông tin thiết thực, kịp thời, đúng đối tượng những nội dung phải công khai ở doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp.
1. Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sản xuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp.
2. Thông báo trong các cuộc họp định kỳ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.
3. Phổ biến trong các cuộc họp doanh nghiệp, hoặc ở phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, phòng (ban) do chuyên môn tổ chức.
4. Thông báo tại các cuộc họp của Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong doanh nghiệp.
5. Thông báo bằng văn bản hoặc các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng tổ (đội) sản xuất, từng phân xưởng, phòng (ban), hoặc niêm yết công khai tại địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.
6. Thông báo qua hệ thống tuyền thanh trong doanh nghiệp.

Chương III
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8. Những việc người lao động tham gia ý kiến trước khi Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp quyết định bao gồm:
1. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh trung, dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, nhất là nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, công tác của phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất; đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp và của phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
2. Các biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, cải tiến cơ cấu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, sắp xếp lại sản xuất, thực hiện cổ phần hóa.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế theo quy định ở khoản 3, Điều 5 Quy chế này.
4. Các biện pháp về: đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường; cải tiến tổ chức lao động, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp lại lao động và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động; chú ý những biện pháp có liên quan trực tiếp đến phân xưởng, tổ (đội), phòng (ban) nơi người lao động làm việc.
5. Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể để ký kết giữa Giám đốc và Chủ tịch công đoàn hoặc đại diện công đoàn, gồm: những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định mức kinh tế - kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội.
6. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động để ký kết giữa người lao động với Giám đốc hoặc đại diện của Giám đốc doanh nghiệp gồm: công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền lương, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động.
7. Chủ trương chung về huy động và sử dụng các nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ với địa phương, trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, quy chế tiếp khách, hội họp, giao dịch, hoa hồng môi giới; nội dung chương trình hoạt động hỗ trợ địa phương và từ thiện nhân đạo.
Điều 9. Những việc người lao động tham gia ý kiến để các cơ quan quản lý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định, hoặc xem xét, xử lý bao gồm:
1. Giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tín nhiệm là Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng; bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm về các mặt điều hành, khả năng tập hợp, phát huy dân chủ, công tâm, phẩm chất đạo đức của các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp nhà nước Hội đồng quản trị), Giám đốc và Phó Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp. Giới thiệu đại biểu của tổ chức công đoàn đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm tham gia Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát (ở những nơi có Hội đồng quản trị) để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm.
2. Xây dựng chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
3. Tổ chức và nội dung của Đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp từ tổ (đội) sản xuất theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
4. Xây dựng Nghị quyết của Đại hội Đảng cơ sở và cấp ủy về những vấn đề có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Điều 10. Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Giám đốc thỏa thuận với Ban Chấp hành Công đoàn công bố rõ trong toàn doanh nghiệp những vấn đề nào cần có sự tham gia ý kiến của toàn thể công nhân, viên chức, của phòng (ban), của phân xưởng, tổ (đội) sản xuất, hoặc của một số chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị, Giám đốc, tổ chức Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tiếp thu ý kiến tham gia của người lao động. Những nội dung người lao động tham gia quy định ở Điều 8 và Điều 9 mà không được chấp nhận, thì người lao động vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Giám đốc (đối với những nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7 của Điều 8) và của cơ quan quản lý cấp trên, tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp (đối với những nội dung quy định tại Điều 9).
Điều 11. Những hình thức chủ yếu để người lao động tham gia ý kiến bao gồm:
1. Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, phòng (ban), tổ (đội) sản xuất.
2. Hội nghị chuyên môn do Giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất triệu tập.
3. Thông qua tổ chức thảo luận, thương lượng về nội dung thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
4. Thông qua việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Cấp ủy Đảng cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến của công nhân, viên chức.
6. Tiếp xúc trực tiếp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc và công nhân, viên chức theo lịch hoặc yêu cầu đột xuất.
7. Đặt hòm thư góp ý kiến ở những địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

Chương IV
NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH
Điều 12. Những việc người lao động quyết định bao gồm:
1. Biểu quyết thông qua thỏa ước lao động tập thể, hoặc bổ sung, sửa đổi để Chủ tịch Công đoàn hoặc người đại diện công đoàn và Giám đốc ký kết.
2. Ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc hoặc đại diện Giám đốc; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
3. Thảo luận và biểu quyết Đại hội công nhân, viên chức thông qua các Quy chế và các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với hướng dẫn của nhà nước và tình hình thực tế của doanh nghiệp; chú trọng quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.
4. Bầu Ban Thanh tra nhân dân tại Đại hội công nhân, viên chức.
Điều 13. Người lao động quyết định những việc quy định tại Điều 12 Quy chế này thông qua:
1. Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoặc đại biểu).
2. Hội nghị toàn doanh nghiệp hoặc phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
3. Tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.

Chương V
QUYỀN GIÁM SÁT, KIỂM TRA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 14. Người lao động có quyền giám sát, kiểm tra về tất cả những nội dung đã được công khai ở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Quy chế này và tự giám sát, kiểm tra, giáo dục lẫn nhau trong thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của người lao động; trong đó đặc biệt chú ý thực hiện quyền giám sát, kiểm tra về:
1. Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức.
3. Thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
4. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
5. Thực hiện hợp đồng lao động.
6. Thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội. Đặc biệt việc sử dụng các loại quỹ sau thuế nhất là quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
7. Kết quả việc giải quyết các tranh chấp lao động.
8. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 15. Việc thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của người lao động ở doanh nghiệp thông qua các phương thức và tổ chức chủ yếu là:
1. Thông qua Đại hội công nhân, viên chức của doanh nghiệp, các cuộc họp của các phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
2. Thông qua sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng và sự tham gia quản lý của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp.
3. Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
4. Thông qua hoạt động kiểm toán theo quy định của nhà nước.
5. Thông qua thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Các Tổng công ty nhà nước vận dụng Quy chế này để xây dựng quy chế cụ thể phù hợp với Tổng công ty.
Các doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào Quy chế này, xây dựng các nội quy, Quy chế của doanh nghiệp, cụ thể đến từng phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.
Điều 17. Hội đồng quản trị, Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ và động viên, khen thưởng kịp thời những người đấu tranh chống tiêu cực; ngăn chặn, xử lý những biểu hiện trù dập, ngăn cản đấu tranh chống tiêu cực và những hành động lợi dụng dân chủ, gây mất đoàn kết, làm rối nội bộ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Người nào vi phạm quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện Quy chế này.
Điều 19. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai và định kỳ 6 tháng báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này.
Điều 20. Trưởng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này./.
 -------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI CNVC, LAO ĐỘNG CÔNG TY


TT
NỘI DUNG
Người giới thiệu
Người thực hiện

Ổn định tổ chức
Văn nghệ



Chào cờ, quốc ca



Khai mạc, giới thiệu đại biểu cấp trên, khách mời



Giới thiệu chủ tịch đoàn, thư ký
(Xin biểu quyết giơ tay); mời chủ tịch đoàn, thư ký đoàn lên làm việc



Báo cáo tình hình, kết quả sản xuất, kinh doanh và phương hướng kế hoạch; và việc thực hiện các chế độ, chính sách về nâng cao đời sống của người lao động;
Kết quả thực hiện các quy định, quy chế nội bộ công ty; công khai tài chính…

Giám đốc

Báo cáo tình hình thực hiện thỏa ước lao động; tổng hợp ý kiến của người lao động; kết quả phong trào thi đua yêu nước…trong công ty

Chủ tịch Công đoàn

Báo cáo kết quả hoạt động của thanh tra nhân dân

Trưởng ban Thanh tra nhân dân

Phát biểu của lãnh đạo cấp trên

Bí thư chi bộ…

Đại hội thảo luận




Bầu ban thanh tra nhân dân (nếu có)



Thông qua quy chế của đơn vị (được bổ sung sửa đổi - nếu có)



Lãnh đạo đơn vị giải đáp một số ý kiến



Ký kết thỏa ước lao động tập thể (nếu có)



Thông qua nghị quyết Đại hội, biểu quyết



Công bố khen thưởng, trao hưởng và Phát động thi đua



Chào cờ, bế mạc Đại hội







Điều 64 Luật Thanh tra năm 2004 quy định: Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.
Ban thanh tra nhân dân có từ 3 đến 9 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 2 năm.
Ngoài ra, theo Điều 65, Luật Thanh tra 2004, Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
Điều 25. Công nhận Ban Thanh tra nhân dân
Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức cuộc họp với các thành viên Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban; ra văn bản công nhận Ban Thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước biết.

---------------------------------------------------

CÔNG TY………………………………….
ĐẠI HỘI CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG NĂM 2011
---------------------
PHIẾU BẦU CỬ
BAN THANH TRA NHÂN DÂN
(Xếp tên theo vần A, B, C…)


TT
HỌ VÀ TÊN















                                                                    
CÔNG TY………………………………….
---------------------
PHIẾU BẦU CỬ
TRƯỞNG BAN THANH TRA NHÂN DÂN
(Nhiệm kỳ 2011 - 2013)


TT
HỌ VÀ TÊN
ĐỒNG Ý
KHÔNG ĐỒNG Ý









Gạch dấu X vào một ô đồng ý hoặc không đồng ý

(Phiếu này dùng cho danh sách bầu cử chỉ có 01 người)
--------------------------------------------------------------------------------------

 
                                                                              
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

                                               BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BẦU
                                 THÀNH VIÊN BAN THANH TRA NHÂN DÂN

Hồi ___giờ___phút, ngày___tháng___năm 200____,
Tại Đại hội CNVC Công ty…………………………………………………
Đại hội nhất trí bầu ban kiểm phiếu bầu Ban Thanh tra nhân dân của Công ty nhiệm kỳ 2011 - 2013, gồm các ông bà có tên sau đây :

            1.- Ông (bà)……………………………, Tổ trưởng;
             2.- Ông (bà)…………………………….. Thư ký;
       3.- Ông (bà)……………………………. Tổ viên;

Danh sách ứng cử vào Ban Thanh tra nhân dân:…….không
Danh sách đề cử vào Ban Thanh tra nhân dân có 4 người:
1- ông………………………………
2-
3-
4-
Kết quả bầu cử như sau:

- Số người tham gia bỏ phiếu_____người.

Vắng_______, người có lý do

- Số phiếu phát ra               : ________ phiếu

- Số phiếu thu về                : ________ phiếu

- Số phiếu hợp lệ                : ________ phiếu

- Số phiếu không hợp lệ      : ________ phiếu

- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử như sau :

  1.- Ông (bà) _____________________được_____phiếu; đạt tỷ lệ____%

  2.- Ông (bà) _____________________được_____phiếu; đạt tỷ lệ____%
  3- Ông (bà) _____________________được_____phiếu; đạt tỷ lệ____%
  4- Ông (bà) _____________________được_____phiếu; đạt tỷ lệ____%
Kết quả những ông bà sau đây trúng cử vào Ban Thanh tra nhân dân Công ty nhiệm kỳ 2011-2013:
1-
2-
3-

Biên bản kết thúc lúc___ giờ___ phút cùng ngày. Ðã công bố nội dung biên bản trước toàn thể Đại hội. Biên bản lập thành 03 bản có nội dung như nhau.

Các thành viên Tổ kiểm phiếu
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Trưởng ban kiểm phiếu                                                                                 Thư ký