Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

TRẮC NGHIỆM MÔN ĐƯỜNG LỐI CMVN - CHƯƠNG 7 VÀ CHUONG 8


CHƯƠNG 7
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA;
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN VỀ XÃ HỘI

1.      Đề cương văn hoá Việt Nam được Đảng xây dựng vào năm nào?
a)      Năm 1942            
b)      Năm 1943  (Đáp án)
c)      Năm 1944            
d)     Năm 1945
2.      Nội dung bản Đề cương văn hoá Việt Nam, chọn đáp án sai:
a)      Xác định văn hoá là một trong 3 mặt trận cách mạng
b)      Ba nguyên tắc của nền văn hoá mới là: quốc tế hoá, xã hội hoá và kế hoạch hoá.  (Đáp án)
c)      Văn hoá mới có tính dân tộc về hình thức và dân chủ về nội dung.
d)     Đây là cương lĩnh của Đảng về văn hoá
3.      Nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hoá mà Hồ Chí Minh đã trình bày trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ là:
a)      Diệt giặc dốt
b)      Nâng cao đời sống văn hoá
c)      Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
d)     Chống nạn mù chữ và giáo dục lại ý thức nhân dân (Đáp án)
4.      Ban TW vận động Đời sống mới được thành lập vào năm nào:
a)      1945 (Đáp án)
b)      Đầu năm 1946
c)      Cuối năm 1946
d)     Năm 1947
5.      Hồ Chí Minh viết tài liệu “Đời sống mới” vào thời gian nào:
a)      2/1947
b)      3/1947 (Đáp án)
c)      4/1947
d)     5/1947
6.      Nạn đói năm 1945 bao nhiêu người chết đói:
a)      Hơn 2 triệu  (Đáp án)     
b)      Ba triệu
c)      Một triệu  
d)     Bốn triệu
7.      Năm 1945 đồng bào ta có bao nhiêu người không biết chữ:
a)      60% dân số          
b)      70% dân số
c)      80% dân số          
d)     Hơn 90% dân số (Đáp án)
8.      Đường lối văn hoá kháng chiến được hình thành từ văn bản nào:
a)      Kháng chiến kiến quốc (11/1945)
b)      Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay (11/1946)
c)      Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (7/1948)
d)     Các câu trên đều đúng (Đáp án)
9.      Đại hội VI xác định yếu tố có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH:
a)      Giáo dục
b)      Khoa học - kỹ thuật (Đáp án)
c)      An ninh
d)     Bảo vệ chủ quyền dân tộc
10.  Quan niệm về văn hoá Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc lần đầu tiên được đưa ra trong văn bản nào:
a)      Cương lĩnh năm 1991 (Đáp án)
b)      Văn kiện đại hội VII
c)      Đại hội lần VI của Đảng  
d)     Cả 3 đáp án đều đúng
11.  Chủ trương của cương lĩnh năm 1991
a)      Xây dựng nền văn hoá mới có kế thừa văn hóa truyền thống
b)      Bồi dưỡng và biểu dương những giá trị chân chính.
c)      Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá
d)     Xây dựng nền văn hóa mới; bồi dưỡng và biểu dương những giá trị chân chính; tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa (Đáp án)
12.  Đại hội VII và VIII xác định lĩnh vực nào có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH:
a)      Giáo dục - Đào tạo - Quốc phòng
b)      Khoa học - Công nghệ - Sinh học
c)      An ninh - Chính trị
d)     Giáo dục - Đào tạo; Khoa học - Công nghệ (Đáp án)
13.  Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng, phát triển văn hoá trong thời đại mới gồm:
a)      Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật
b)      Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội và là mục tiêu phát triển của con người
c)      Văn hoá có vai trò đặc biệt trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới
d)     Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội, và là mục tiêu của phát triển; văn hóa có vai trò đặc biệt trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới (Đáp án)
14.  Đâu không phải là bản sắc dân tộc Việt Nam
a)      Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (Đáp án)
b)      Lòng yêu nước nồng nàn
c)      Lòng nhân ái, khoan dung
d)     Cần cù, siêng năng.
15.   Vấn đề xã hội nào ở Việt Nam là quan trọng nhất sau Cách mạng Tháng Tám 1945:
a)      Nạn đói
b)      Tệ nạn xã hội
c)      Nạn dốt
d)     Các câu trên đều đúng  (Đáp án)
16.   Việc đổi mới các chính sách xã hội lần đầu tiên được Đảng ta đưa ra vào thời gian nào:
a)      10/1986
b)      11/1986
c)      12/1986 (Đáp án)
d)     1/1987
17.  Quyết định đúng đắn nhất của các chính sách xã hội tháng12/1986 là:
a)      Xoá bỏ chế độ quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN
b)      Phát triển cơ sở hạ tầng
c)      Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội
d)     Chủ trương dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy
18.   Sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong đó có bao nhiêu nhiệm vụ thuộc về lĩnh vực văn hóa
a)      Một nhiệm vụ
b)      Hai nhiệm vụ (Đáp án)
c)      Ba nhiệm vụ
d)     Bốn nhiệm vụ
19.  Đảng xác định nhiệm vụ văn hóa đầu tiên quan trọng của nước Việt Nam độc lập là
a)      Phát triển khoa học và công nghệ hiện đại
b)      Coi giáo dục là mặt trận hàng đầu
c)      Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa về văn hóa
d)     Xóa nạn mù chữ, giáo dục lại tinh thần nhân dân (Đáp án)
20.  Điểm cốt lõi của Đường lối xây dựng - phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng XHCN là
a)      Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại
b)      Gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc
c)      Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật trước để làm tiền đề
d)     Tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa (Đáp án)
21.  Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”?
a)      Hội nghị lần thứ 3 Khóa VIII
b)      Hội nghị lần thứ 5 Khóa VIII (Đáp án)
c)      Hội nghị lần thứ 3 Khóa V
d)     Hội nghị lần thứ 5 Khóa V
22.  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định việc phổ cập các phương tiện phát, truyền hình đến mỗi gia đình sẽ hoàn thành cơ bản vào năm nào?
a)      Năm 2010
b)      Năm 2015  (Đáp án)
c)      Năm 2020
d)     Năm 2025
23.  Bản đề cương văn hoá năm 1943, do ai dự thảo:
a)      Hồ Chí Minh        
b)      Trường Chinh (Đáp án)
c)      Lê Hồng Phong
d)     Nguyễn Văn Cừ
292. Để xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải làm gì:
a)      Bảo vệ bản sắc dân tộc
b)      Tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại
c)      Mang văn hoá Việt Nam hội nhập cùng thế giới
d)     Tất cả các câu trên đều đúng (Đáp án)
24.  Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 2 (khoá VIII) tháng 12/1996 khẳng định những lĩnh vực nào được xem là quốc sách hàng đầu của đất nước?
a)      Khoa học - Kỹ thuật và Giáo dục
b)      Khoa học - Công nghệ và An ninh - Quốc phòng
c)      Khoa học, Kinh tế và Quốc phòng
d)     Khoa học - Công nghệ và Giáo dục - Đào tạo (Đáp án)
25.  Đâu không là quan điểm của Đảng ta về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới:
a)      Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội
b)      Xây dựng và thể chế gắn kết kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.
c)      Đề ra chính sách làm phân hóa giàu nghèo ngày càng cao giữa các tầng lớp dân cư (Đáp án)
d)     Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI)
26.  Đâu là hạn chế của việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới:
a)      Sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội
b)      Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải
c)      Áp lực dân số gia tăng
d)     Tất cả các câu trên đều đúng (Đáp án)
27.  Thành tựu quan trọng nhất trong việc thực hiện các chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới:
a)      Chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường tự do.
b)      Chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
c)      Hạn chế được sự gia tăng dân số
d)     Thực hiện dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy
28.  Đâu là cốt lõi của một nền văn hoá:
a)      Sự cần cù, chăm chỉ
b)      Lòng yêu nước  (Đáp án)
c)      Hệ giá trị của dân tộc
d)     Lòng nhân ái
29.  Để xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập cơ quan nào?
a)      Hội truyền bá quốc ngữ
b)      Bộ Quốc gia giáo dục
c)      Nha Bình dân học vụ (Đáp án)
d)     Nha Bổ túc văn hóa
30.  Hội nghị nào của Đảng nhấn mạnh phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi cam kết với WTO?
a)      Hội nghị TW 3, khoá X    c) Hội nghị TW 4, khoá X (1/2007)
b)      Hội nghị TW 5, khoá X    d) Hội nghị TW 6, khoá X
31.  Trong giai đoạn 1955 - 1975 Nhà nước và tập thể đã đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng biện pháp nào
a)      Bao cấp bằng ngân sách Nhà nước
b)      Bao cấp tràn lan, bao cấp bằng nguồn viện trợ là chủ yếu (Đáp án)
c)      Thực hiện “Khoán”
d)     Cả ba biện pháp trên đ ều sai
32.  Điều nào sau đây không phải là hạn chế của các biện pháp đáp ứng các nhu cầu xã hội của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 1955 – 1975
a)      Quan liêu ngày càng nhiều
b)      Người lao động (nói chung) ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước
c)      Xuất hiện nhiều tiêu cực trong bộ máy lãnh đạo
d)     Hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn (Đáp án)
33.  Đâu là nguyên nhân cơ bản của các hạn chế trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới - phát triển xã hội:
a)      Do chiến tranh kéo dài khiến đất nước khó phát triển
b)      Do trình độ nhận thức – thực hiện của người dân còn yếu kém
c)      Do các đường lối do Đảng đưa ra hoàn toàn không phù hợp nên khi thực hiện dẫn đến việc phản tác dụng
d)     Do tăng trưởng kinh tế tách rời mục tiêu và chính sách xã hội (Đáp án)
34.  Điều nào sau đây không phải là hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới:
a)      Áp lực gia tăng dân số quá lớn
b)      Tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp
c)      Hệ thống giáo dục - y tế tụt hậu và kém phát triển
d)     Bảo đảm được sự ổn định của xã hội (Đáp án)
35.  Theo chủ trương của Đảng xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội phải đi kèm với:
a)      Phát triển và xây dựng kinh tế vững mạnh (Đáp án)
b)      Phát triển ngoại giao tốt đẹp với các nước đặc biệt là các nước XHCN
c)      Phát triển khoa học công nghệ hiện đại
d)     Phát triển và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
36.  Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 xác định “mục tiêu của động lực chính của sự phát triển là…”, điền vào chỗ trống:
a)      Vì con người, do con người (Đáp án)   
b)      c) Vì cộng đồng, cho cộng đồng
c)      Vì toàn dân, cho toàn dân                       
d)     d) Vì xã hội, cho xã hội
37.  Khi chuẩn bị bữa ăn, trước khi cho gạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho vào hũ. Gạo trong hũ được định kỳ gửi đến chính quyền cách mạng để ủng hộ (cứu đói) những người dân thiếu đói. Đó là phong trào gì trong việc khắc phục nạn đói năm 1945 do Bác Hồ đề xướng:
a)      Một miếng khi đói bằng một gói khi no
b)      Hũ gạo tình thương
c)      Tấm lòng vàng
d)     Hũ gạo cứu đói, hũ gạo tình thương (Đáp án)
38.   “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc” là đánh giá tổng quát của Đại hội nào?
a)      Đại hội VI
b)      Đại hội VII
c)      Đại hội VIII (6/1996)
d)     Đại hội IX
39.   Giải thưởng cao quý nhất của nước ta hiện nay tặng cho các văn nghệ sĩ có những cống hiến xuất sắc trên lĩnh vực văn học - nghệ thuật và khoa học - công nghệ là giải thưởng gì?
a)      Giải thưởng Bông sen vàng
b)      Giải thưởng Cánh diều vàng
c)      Giải thưởng Hồ Chí Minh (6/1985) (Đáp án)
d)     Giải thưởng Sao vàng đất Việt
40.  Di sản văn hóa được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể ở Việt Nam năm 2003 là:
a)      Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
b)      Nhã nhạc cung đình Huế (Đáp án)
c)      Múa rối nước
d)     Hát Bài Chòi
CHƯƠNG 8
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG

41.  Về mục tiêu đối ngoại của Việt Nam, từ năm 1945 khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với nội dung:
a)      “Đưa nước nhà đến sự độc lập thống nhất”
b)      “Đưa nước nhà giành được độc lập, tự do”
c)      “Đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn” (Đáp án)
d)     “ Đưa nước nhà đến sự độc lập”
42.  Về nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam, từ năm 1945 khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với nội dung:
a)      lấy nguyên tắc Liên Hiệp Quốc làm nền tảng
b)      Lấy nguyên tắc Độc lập tự do làm nền tảng
c)      Lấy nguyên tác hiến chương Thái Bình Dương làm nền tảng
d)     Lấy nguyên tắc hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng (Đáp án)
43.  Về phương châm đối ngoại của Việt Nam, Từ năm1945 khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời. Trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại với nội dung:
a)      Độc lập, tự do
b)      Tự lực cánh sinh
c)      Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường (Đáp án)
d)     Tự lực, tự cường
44.  Sau thắng lợi năm 1975, Đảng ta nhận định: hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng, phong trào độc lập dân tộc và phong trào… đang trên đà phát triển mãnh liệt. Chọn đáp án đúng điền vào ô trống.
a)      Cách mạng của giai cấp công nhân (Đáp án)
b)      Đấu tranh giải phóng dân tộc
c)      Đấu tranh giành chính quyền
d)     Bình dân học vụ   
45.  Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976), Đảng ta đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là:
a)      “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng CSVC của CNXH ở nước ta”. (Đáp án)
b)      Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật
c)      Củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta
d)     Cả 3 câu trên đều đúng
46.  Từ năm 1975 đến 1977 nước ta đã thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước
a)      21 nước
b)      23 nước (Đáp án)
c)      22 nước
d)     26 nước
47.  “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển’’ được khẳng định ở Đại hội nào?
a)      Lần thứ VI
b)      Lần thứ IV
c)      Lần thứ V
d)     Lần thứ VII (6/1991) (Đáp án)
48.  Quan hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong:
a)      5 năm trước đổi mới
b)      10 năm trước đổi mới (Đáp án)
c)      9 năm trước đổi mới
d)     10 năm sau đổi mới
49.  Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên tại Liên hiệp quốc ngày:
a)      20/9/1977  (Đáp án)
b)      23/9/1976
c)      21/9/1976
d)     15/9/1976
50.  Ngày 31/11/1978 là ngày:
a)      Các nước ASEAN kí hiệp ước Bali
b)      Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức Qũy tiền tệ quốc tế
c)      Việt Nam ra nhập ngân hàng phát triển Châu Á
d)     Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên xô (Đáp án)
51.  Khó khăn của nước ta trước thời kì đổi mới:. hai cuộc chiến tranh biên giới đã làm suy giảm tiềm lực của đất nước; Sự phá hoại của các thế lực thù địch; Khó khăn về kinh tế do nóng vội, tư tưởng chủ quan. Đại hội lần thứ V của Đảng đã nhận định:
a)      Nước ta cần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
b)      Nước ta chưa có bao giờ thuận lợi như ở giai đoạn này
c)      Nước ta đang ở trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt (Đáp án)
d)     Nước ta đang ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc
52.  Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế nước ta đạt được kết quả:
a)      Phá thế bị bao vây cấm vận của các thế lực thù địch
b)      Gỉai quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ
c)      Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa
d)     Cả 3 câu trên đều đúng (Đáp án)
53.  Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế về đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1986:
a)      Bệnh chủ quan, say ngủ trong chiến thắng
b)      Lối suy nghĩ và hành động quá đơn giản
c)      Nóng vội, chưa nắm bắt xu thế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn. Và chạy đua kinh tế trên thế giới
d)     Bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan (Đáp án)
54.  Ngày 11/1/2007 Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên thứ mấy của tổ chức thương mại thế giới (WTO)?
a)      110
b)      200
c)      150 (Đáp án)
d)     145
55.  Nước ta bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị khi nào?
a)  Cuối thập kỉ 60
b) Cuối thập kỉ 70 (Đáp án)
c)  Đầu thập kỉ 60
d) Đầu thập kỉ 70
56.  Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới khi nào?
a)      4/1988
b)      4/1989
c)      5/1988 (Đáp án)
d)     5/1989
57.  Đại hội lần thứ VIII đã chủ trương:
a)      Gắn thị trường trong nước và xuất khẩu 
b)      Xây dựng nền kinh tế mở cửa đón nhận tất cả những thành quả của CNTB
c)      Đẩy nhanh quá trình hòa nhập kinh tế khu vực
d)     Xây dựng nền kinh tế mở; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (Đáp án)
58.  Tại Đại hội lần thứ IX lần đầu tiên Đảng nêu rõ quan điểm về vấn đề gì?
a)      Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
b)      Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
c)      Cả hai đáp án đều đúng (Đáp án)
d)     Cả hai đap án đều sai
59.  Ngày 10/11/1991 Việt Nam bình thường hóa quan hệ với:
a)      Trung Quốc  (Đáp án)
b)      Liên xô
c)      Campuchia
d)     Nhật
60.  Việt Nam ký thỏa thuận với Trung Quốc khung khổ quan hệ “láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” vào năm:
a)      1998
b)      1999 (Đáp án)
c)      2000
d)     1995
61.  Ngày 13/7/2001, Việt Nam kí hiệp định thương mại song phương với:
a)      Nhật Bản
b)      Pháp
c)      Hoa Kì (Đáp án)
d)     Trung Quốc
62.  Đại hội đồng liên hiệp quốc đã bầu Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 khi nào?
a)      10/2007 (Đáp án)
b)      11/2007
c)      01/2007
d)     12/2007
63.  Triển khai chủ trương của Đảng về kinh tế đối ngoại, tháng 12 năm 1987 luật nào được ban hành tại Việt Nam?
a)      Luật thuế xuất nhập khẩu
b)      Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Đáp án)
c)      Luật tỷ giá hối đoái
d)     Luật kinh doanh hàng hải quốc tế
64.  Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới đề ra chủ trương gì?
a)      Lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
b)      Kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
c)      Chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
65.  Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989 Đảng chủ trương:
a)      Xoá bỏ tình trạng độc quyền mang tính chất cửa quyền trong sản xuất và trong kinh doanh xuất nhập khẩu (Đáp án)
b)      Nhà nước độc quyền ngoại thương và trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương
c)      a và b sai
d)     a và b đúng
66.  Tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) Đảng khẳng định chủ trương:
a)      Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước
b)      Không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau
c)      Trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
67.  Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể:
a)      Từng bước mở rộng hợp tác Việt -Trung
b)      Thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ
c)      Phát triển hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á và Châu Á
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
68.  Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (5-1-2004)nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tại hội nghị nào ?
a)      Hội nghị 8
b)      Hội nghị 9 (Đáp án)
c)      Hội nghị 10
d)     Hội nghị 11
69.  Đại hội lần thứ X, Đảng đã có chủ trương:
a)      Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Đáp án)
b)      Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
c)      Tích cực hòa nhập kinh tế quốc tế
d)     Chủ động quan hệ với các các quốc gia trên thế giới
70.  Mục tiêu đối ngoại của nước ta là gì?
a)      Nhằm phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực
b)      Nâng cao vị thế trong quan hệ ngoại giao khu vực và quốc tế
c)      Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển
d)     Tất cả đều đúng (Đáp án)
71.  Một số chủ trương và chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
a)      Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững
b)      Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
c)      Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
72.  Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kì đổi mới bộc lộ những hạn chế:
a)      Còn lúng túng, bị động, chưa xây dựng quan hệ lợi ích đan xen
b)      Chưa hình thành được kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế
c)      Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
73.  Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 đến 2008 có ý nghĩa rất quan trọng:
a)      Góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới
b)      Nền kinh tế của Việt Nam được được Liên Hiệp Quốc xếp hạng xuất sắc trên thương trường và chính trường quốc tế
c)      Đã đưa đất nước ra khỏi nước kém phát triển
d)     Lần đầu tiên, GDP của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
74.  Hội nhập kinh tế quốc tế thời kì đổi mới đã tạo cơ hội:
a)      Để nước ta tiếp cận những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới           
b)      Các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài
c)      Dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử dụng đã tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
75.  Cơ hội của ta trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:
a)      Nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
b)      Mở rộng hoạt động đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế
c)      Cả hai câu trên đúng (Đáp án)
d)     Cả hai câu trên sai
76.  Trong các giai đoạn hình thành phát triển đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kì đổi mới, «bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” thuộc giai đoạn nào?
a)      Giai đoạn 1996- 2008 (Đáp án)
b)      Giai đoạn 1986- 1996
c)      Giai đoạn 2000-2008
d)     Giai đoạn 1990- 1996
77.  Mục tiêu đối ngoại của việc mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kì đổi mới là:
a)      Làm giảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
b)      Phát huy vai tròlàm chu tập thể của nhân dân lao động  
c)      Kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Đáp án)
d)     Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 90% trong nền kinh tế quốc dân
78.  “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan ngày càng lôi kéo nhiều quốc gia tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” được đại hội Đảng lần thứ mấy?:
a)      Đại hội Đảng lần VII       
b)      Đại hội Đảng lần IX (Đáp án)
c)      Đại hội Đảng lần VIII
d)     Cả 3 đều sai
79.  Toàn cầu hóa có những tác động tiêu cực nào?
a)      Chi phối qúa trình toàn cầu hóa tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế; Làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo (Đáp án)
b)      Các nước nông nghiệp sẽ bị các nước công nghiệp thao túng
c)      Ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
d)     Dân số sẽ gia tăng, nạn đói có nguy cơ sẽ diễn ra khắp nơi
80.  Chủ trương “Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” đã được đề ra tại đại hội nào của ĐCSVN?
a)      Đại hội lần thứ IV(12/1976)
b)       Đại hội lần thứ V (03/1982)
c)      Đại hội lần thứ VI (12/1986)
d)     Đại hội lần thứ VII (06/1991) (Đáp án)
81.  Sự kiện nào đánh dấu sự hội nhập của nước ta với khu vực Đông Nam Á?
a)      07/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN (Đáp án)
b)      1976 Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao cuối cùng với Thái Lan và Philipin
c)      1986 Việt Nam đồng ý cho các nước Đông Nam Á vào buôn bán
d)     Cả 3 đều đúng
82.  Việt Nam tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược với Nga năm nào?
a)      1995
b)      1999
c)      1997
d)     2001  (Đáp án)
83.  Nước ta đứng trước những thách thức gì trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:
a)      Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia
b)      Chịu sức ép cạnh tranh gay gắt
c)      Những biến động trên thị trường quốc tế tác động đến thị trường trong nước
d)     Cả 3 đều đúng (Đáp án)
84.  Phương châm của Đại Hội Đảng lần thứ IX: “Việt Nam ……. là bạn, là ……. của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
a)      Muốn - đối tác
b)      Đã, đang và sẽ - đối tác tin cậy
c)      Chấp nhận - đối tác
d)      Sẵn sàng - đối tác tin cậy  (Đáp án)
85.  Chủ trương, chính sách nào không có trong nghị quyết hội nghị TW 4 khóa X tháng 2/2007?
a)      Đưa các quan hệ quốc đã được thiết lập đi vào chiều sâu.
b)      Đẩy mạnh cải cách hành chính.
c)      Không thay đối phương thức quản lí, lãnh đạo của Đảng.  (Đáp án)
d)     Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh.
86.  Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là:
a)      Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định;tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc (Đáp án)
b)      Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới
c)      Giữ vững ổn định chính trị xã hội.
d)     Giữ vững độc lập tự chủ tự cường đi đôi với đa phương hóa da dạng hóa quan hệ đối ngoại
87.  Chủ trương đối ngoại của đại hội VIII có những đặc điểm mới hơn so với đại hội đại lần VII là:
a)      Mở rộng quan hệ với Đảng cầm quyền và các Đảng khác; Quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi Chính phủ; Thử nghiệm tiến tới đầu tư ra nước ngoài (Đáp án)
b)      Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày cang nhiều
c)      Xuất khẩu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng
d)     Quan hệ chặc chẽ giữa Việt nam và Hoa Kỳ
88.  Tính đến năm 2009 Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?
a)      152           
b)      179
c)      162
d)     169 (Đáp án)
89.  Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với tổ chức tài chính tiền tệ nào?
a)      Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
b)      Ngân hàng thế giới (WB)
c)      Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Ngân hàng thế giới (WB)và Qũy tiền tệ thế giới (IMF) (Đáp án)
d)     Ngân hàng phát triển châu Á (ADB ); Ngân hàng thế giới và Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
90.  Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào thời gian nào?
a)      1997
b)      1999
c)      1998 (Đáp án)
d)     2000
91.  Đến nay, Viêt Nam đã tạo dựng quan hệ kinh tế thương mại với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ
a)      170
b)      180 (Đáp án)
c)      160           
d)     190
92.  ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào?
a)      Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
b)      Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) (Đáp án)
c)      Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương  (APEC)
d)     Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
93.  Tích cực hội nhập quốc tế là gì?
a)      Khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh đổi mới bên trong từ phương thức lãnh đạo, quản lí đến hoạt động thực tiễn.  (Đáp án)
b)      Hoàn toàn chủ động quyết định đường lối hội nhập kinh tế quốc tế.
c)      Dự báo những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập.
d)     Sẳn sàng quan hệ tốt đẹp với mọi người
94.  Nền kinh tế Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cấp độ nào?
a)      Sản phẩm, doanh nghiệp, thị trường
b)      Sản phẩm, thị trường, quốc gia
c)      Sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia (Đáp án)
d)     Sản phẩm, thị trường, doanh nghiệp
95.  Việt Nam tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) năm?
a)      1977
b)      1979
c)      1978 (Đáp án)
d)     1980
96.  Phương án nào không phải là thành tựu hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta:
a)      Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa (Đáp án)
b)      Giải quyêt thành công vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với nhiều nước
c)      Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế
d)     Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.
97.  Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của đường lối đối ngoại giai đoạn 1975 -1986 là:
a)      Chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ hòa hoãn sang đối đầu và gây nên chiến tranh sắc tộc, tôn giáo
b)      Chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua vũ trang.
c)      Chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua kinh tế.  (Đáp án)
d)     Chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ hòa hoãn sang đối đầu và chạy đua vũ khí hạt nhân
98.  Các thành tựu đối ngoại trong hơn 20 năm đã chứng minh đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng trong thời kì đổi mới là:
a)      Đúng đắn về tư duy         
b)      Đúng đắn về tư duy và thực tiễn
c)      Sáng tạo về thực tiển
d) Đúng đắn, sáng tạo (Đáp án)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét