Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

CHÍNH TRỊ LÀ BIỂU HIỆN TẬP TRUNG CỦA KINH TẾ (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1977, t 42, tr 311 - 312)

Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam -
vấn đề và giải pháp

TCCS - Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất của các cuộc cải cách và phát triển. Xử lý mối quan hệ này như thế nào là thước đo tầm vóc của đảng cầm quyền về đối nội cũng như đối ngoại. Lịch sử cho thấy mối quan hệ kinh tế và chính trị trong cải cách phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong nước và chịu tác động ngày càng tăng của những biến đổi trên thế giới, nhất là ở giai đoạn hiện nay.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ



THEO ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHÓA XI
------------------
Chương III
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ NGHIỆP ĐOÀN

Điều 16. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở
1.Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở:
a.Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

HƯỚNG DẪN BIÊN TẬP VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP VĂN KIỆN
TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

---

I. Công tác xây dựng các văn kiện trình đại hội
Thành lập tiểu ban chuẩn bị văn kiện đại hội.
Thành lập tổ biên tập văn kiện.
Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Xây dựng dự thảo đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của báo cáo chính trị trình đại hội.
Chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề nhánh và tổng kết các nghị quyết chuyên đề, các chương trình trọng tâm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội.
Các bước biên tập báo cáo chính trị.
II. Một số vấn đề về biên tập báo cáo chính trị
1. Căn cứ để biên tập nội dung báo cáo chính trị
Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết đại hội cấp mình nhiệm kỳ 2010 - 2015; các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của cấp ủy tỉnh, thành phố trên địa bàn.
Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng văn kiện đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Về những định hướng lớn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong quá trình chuẩn bị văn kiện trình đại hội.
2. Chủ đề đại hội: Việc lựa chọn chủ đề đại hội cần quán triệt một số nội dung
sau:
- Chủ đề đại hội phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và xu hướng, dự báo phát triển trong thời gian tới.
Chủ đề đại hội phải thể hiện rõ mục tiêu, trọng tâm xuyên suốt, động lực phát triển toàn diện, chủ trương đột phá lớn trong nhiệm kỳ.
Chủ đề đại hội phải bảo đảm ngắn gọn, xúc tích, có tính khái quát cao, tập trung nêu bật những thành tố quan trọng nhất.
Thông thường chủ đề đại hội được kết cấu bởi 4 thành tố sau đây: Xây dựng Đảng - phát huy khối đại đoàn kết dân tộc - vấn đề đổi mới - mục tiêu đến năm 2020.
3. Về kết cấu của báo cáo chính trị. Thông thường báo cáo chính trị có thể có ba dạng kết cấu khác nhau như sau:
Kết cấu báo cáo theo cách truyền thống (kết cấu ngang).
Kết cấu báo cáo theo vấn đề (kết cấu dọc).
Kết cấu báo cáo theo hình thức hỗn hợp.
3.1. Báo cáo theo cách truyền thống sẽ được chia thành 3 phần lớn:
Phần thứ nhất: Kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sau 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ.
Phần thứ hai: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới.
Phần thứ ba: Những chủ trương, giải pháp lớn cần tập trung thực hiện để hoàn thành thắng lợi toàn bộ mục tiêu của nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ tới.
Ưu điểm, kết cấu này bảo đảm bao quát được hết các vấn đề, các lĩnh vực, thể hiện được tính thống nhất trong nhìn nhận vấn đề, dễ viết...
Nhược điểm là dễ dàn trải, thiếu trọng tâm và thường dài...
3.2. Báo cáo theo vấn đề (kết cấu dọc). Kết cấu này thường lựa chọn đúng một số vấn đề quan trọng, chủ yếu để tập trung làm rõ, như:
Về phát triển kinh tế.
Về các vấn đề văn hoá, xã hội.
Về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
Về công tác nội chính.
Về xây dựng chính quyền và các đoàn thể nhân dân.
Về xây dựng Đảng.
Ưu điểm: Báo cáo thường ngắn; mang tính phấn đấu cao, vấn đề nêu ra rõ, dễ thực hiện, tính khả thi cao.
Nhược điểm: Khó bao quát được hết mọi vấn đề; rất dễ trùng về nhận định đánh giá, đòi hỏi phải có trình độ biên tập cao.
3.3. Báo cáo theo hình thức hỗn hợp thường có ba phần:

Phần thứ nhất
Đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015

I. Về phát triển kinh tế
Những kết quả đạt được
Hạn chế, khuyết điểm
II. Về phát triển văn hoá
………………………………………….

X. Về xây dựng Đảng

- Phần thứ hai
Phương hướng, mục tiêu chủ yếu của đảng bộ
nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2015 - 2020

I. Bối cảnh và dự báo tình hình tình
II. Mục tiêu
III. Chỉ tiêu
 Phần thứ ba
Những chủ trương, giải pháp lớn cần tập trung thực hiện
I. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế (có thể nêu ở dạng đánh giá khái quát nhất hoặc nêu tên chương trình trọng tâm)
II. Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hoá - xã hội

…………………………………………………………

V. Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ ..................

X. Về xây dựng Đảng

4. Yêu cầu chung về kỹ thuật biên tập báo cáo chính trị. Biên tập báo cáo chính trị phải nắm vững yêu cầu sau:

Người biên tập phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, am hiểu thực tiễn, nhất là thực tiễn các lĩnh vực mà báo cáo chính trị đề cập.

Báo cáo chính trị trước hết phải chính xác về nội dung chính trị, về nhận thức, về đánh giá, về các khái niệm, từ ngữ, số liệu; bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt.
Báo cáo chính trị phải có văn phong chính luận, bảo đảm tính logic trong trình bày; thuyết minh, biện luận để thể hiện quan điểm, lập trường, thái độ và chính kiến, công khai trước từng vấn đề đặt ra. Không phân tích, lập luận dài dòng; không có biểu cảm cá nhân.
Báo cáo chính trị phải có cấu trúc hợp lý, ngoài việc đánh giá thực trạng, cần đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm, chủ yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong nhiệm kỳ.
Nguồn thông tin, số liệu để biên tập báo cáo chính trị thuộc tất cả các lĩnh vực phải được các cơ quan chức năng cung cấp một cách chuẩn xác, chính thống (Cục Thống kê).


HƯỚNG DẪN TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
VĂN PHÒNG
*
Số 46-HD/VPTW
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2015

HƯỚNG DẪN
tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

          Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng như sau:
          I- Mục đích, yêu cầu, nội dung tổng hợp
          1- Mục đích
          Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng gồm:
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
          Việc tổng hợp ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện nhằm tập hợp trí tuệ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước; thông qua đó phát huy dân chủ trong Đảng và toàn xã hội, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân; giúp các cấp ủy nắm được xu hướng tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên để bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
          2- Yêu cầu
          Bám sát nội dung gợi ý thảo luận của Trung ương đối với từng văn kiện và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy; tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến thảo luận tại đại hội đảng bộ các cấp và ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân.
          Ý kiến thảo luận phải được phân định, sắp xếp và tổng hợp theo nhóm nội dung các vấn đề đã được hướng dẫn thảo luận và trình tự tiêu đề trong mỗi dự thảo văn kiện.
          Bản tổng hợp vừa phải có tính khái quát, vừa phải cụ thể, thể hiện đúng tinh thần của các ý kiến và làm rõ xu hướng của các loại ý kiến đối với vấn đề thảo luận; nêu rõ lập luận của những ý kiến cá biệt có nội dung sâu sắc nhưng không bình luận, nhận xét theo ý kiến chủ quan của người tổng hợp.
          Mỗi cấp ủy lập một báo cáo tổng hợp ý kiến của đại hội đảng bộ cấp mình và ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; trong đó mỗi văn kiện được tổng hợp thành một mục riêng. Báo cáo tổng hợp ý kiến sau khi được đại hội đảng bộ thông qua gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi kết thúc đại hội.
          3- Nội dung tổng hợp
          Tổng hợp theo nội dung hướng dẫn của Trung ương theo từng dự thảo văn kiện. Cần tập trung nêu những vấn đề lớn, quan trọng, nhất là những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Đối với những ý kiến góp ý ngoài nội dung hướng dẫn, nhưng có đề cập trong văn kiện thì tổng hợp theo trình tự bố cục của từng văn kiện.
          Những ý kiến góp ý vào văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp được tổng hợp riêng theo hướng dẫn của cấp ủy các cấp.
          II- Phương pháp tổng hợp
          1- Bố cục bản tổng hợp
          Bản tổng hợp gồm 3 phần:
          1.1- Phần nhận xét chung (có thể không cần tiêu đề): Nêu khái quát về số lượng ý kiến phát biểu, không khí thảo luận (có sôi nổi hay không, trao đổi, tranh luận…); xu hướng chung (nhất trí, không nhất trí…); nhận xét về quá trình chuẩn bị văn kiện, chất lượng văn kiện (tính công phu, nghiêm túc, nội dung, bố cục…).
          1.2- Phần tổng hợp ý kiến góp ý về nội dung
          Tổng hợp từng vấn đề theo trình tự bố cục của Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Trung ương có hướng dẫn tập trung thảo luận một số vấn đề chung, trọng tâm thì tổng hợp theo nhóm vấn đề như trong hướng dẫn, sau đó vẫn phải tổng hợp theo từng văn kiện. Trong phần này, nếu có ý kiến góp ý, nhận xét chung cho dự thảo văn kiện thì có phần những vấn đề chung, trước khi tổng hợp ý kiến của từng vấn đề theo trình tự bố cục của các dự thảo văn kiện. Tương tự, trong mỗi vấn đề nếu có ý kiến góp ý chung thì tổng hợp những ý kiến chung trước khi nêu những góp ý cụ thể cho vấn đề đó.
          1.3- Phần đề xuất, kiến nghị
          Tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những vấn đề có liên quan đến nội dung văn kiện, quá trình chuẩn bị Đại hội và cách lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện…
          2- Xác định số lượng và mức độ ý kiến
          2.1- Số lượng ý kiến
          Để việc tổng hợp được chính xác, đánh giá được xu hướng của các loại ý kiến, khi tiến hành tổng hợp ý kiến thảo luận ở đại hội đảng bộ các cấp, cần phản ánh được số lượng ý kiến phát biểu so với số đại biểu tham dự.
          Đối với đại hội hoặc hội nghị chi bộ: nêu cụ thể số đảng viên tham dự, số lượng ý kiến phát biểu.
          Đối với đại hội đảng bộ cấp trên, ngoài tổng hợp số lượng ý kiến phát biểu còn phải tổng hợp số lượng ý kiến được tập hợp từ báo cáo của cấp ủy cấp dưới trực tiếp.
          Đối với ý kiến của các tầng lớp nhân dân phải lượng hóa được số người tham gia ý kiến qua các hội nghị lấy ý kiến của các đoàn thể và số đơn, thư của nhân dân tham gia ý kiến gửi đến cấp ủy.
          2.2- Mức độ ý kiến
          Khi tổng hợp ý kiến đối với từng vấn đề cụ thể, nhất là những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, cần cố gắng lượng hóa, thống kê để đánh giá đúng thực chất các loại ý kiến và mức độ của các ý kiến khác nhau.
          Đối với chi bộ và đảng bộ cơ sở, cần tổng hợp rõ số lượng các loại ý kiến (đồng ý, không đồng ý…).
          Đối với đảng bộ cấp trên cơ sở, tùy điều kiện cụ thể về số lượng đại biểu, số lượng tổ chức đảng, cơ sở đảng để tổng hợp theo số lượng ý kiến (nếu xác định rõ số lượng) hoặc đánh giá theo các mức độ sau:
          “Hầu hết ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng ¾ trở lên số ý kiến có cùng chính kiến.
          “Đa số ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng trên ½ đến dưới ¾ số ý kiến có cùng chính kiến.
          “Nhiều ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng trên ¼ đến dưới ½ số ý kiến có cùng chính kiến.
          “Một số ý kiến”: Sử dụng khi có khoảng dưới ¼ số ý kiến có cùng chính kiến.
          “Có ý kiến”: Sử dụng trong trường hợp có một vài ý kiến có sự khác biệt hoặc đáng lưu ý về một vấn đề nào đó.
          Những ý kiến góp ý bằng văn bản được tổng hợp như ý kiến phát biểu trực tiếp. Đối với những vấn đề cần lấy phiếu biểu quyết thì phải nêu rõ kết quả biểu quyết.
          3- Những vấn đề phải phản ánh nguyên văn
          Những ý kiến đề nghị bổ sung, sửa đổi, thay đổi cấu trúc, tiêu đề hoặc một đoạn, một câu, từ hoặc một cụm từ cần được phản ánh đầy đủ, ghi nguyên văn, đồng thời phải nêu rõ ở dòng, đoạn, trang nào trong văn kiện. Đối với những ý kiến góp ý có lập luận sâu sắc khác với dự thảo văn kiện cần được ghi lại đầy đủ, chính xác.
          4- Trình tự tổng hợp và trách nhiệm tổng hợp
          4.1- Tổng hợp ý kiến thảo luận tại đại hội đảng bộ các cấp:
          Trình tự tổng hợp được thực hiện thứ tự từ đại hội, hội nghị chi bộ, đảng bộ cơ sở lên đảng bộ quận, huyện và tương đương, đảng bộ tỉnh, thành phố.
          Đảng bộ cơ sở: Tổng hợp ý kiến của các chi bộ, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và ý kiến thảo luận tại đại hội gửi ban chấp hành đảng bộ quận, huyện và tương đương.
          Đảng bộ quận, huyện và tương đương: Tổng hợp ý kiến của đảng bộ cơ sở, ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, ý kiến thảo luận tại đại hội gửi ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.
          Tỉnh ủy, thành ủy: Tổng hợp ý kiến của đảng bộ quận, huyện và tương đương, ý kiến của hội nghị cán bộ, ý kiến của các đoàn thể, cán bộ lão thành cách mạng, của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, thành phố và ý kiến thảo luận tại đại hội.
          Các đảng ủy trực thuộc Trung ương: Tổng hợp ý kiến thảo luận tại đại hội, ý kiến của các tổ chức đảng trực thuộc.
          Các đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp Trung ương: Tổng hợp ý kiến thảo luận tại đại hội, ý kiến của các đảng bộ trực thuộc khối.
          Bản tổng hợp ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy khối, đảng ủy trực thuộc Trung ương gửi Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng).
          4.2- Tổng hợp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức lấy ý kiến theo hệ thống dọc và mỗi đoàn thể có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, gửi về Ban Dân vận Trung ương.
          Ban Dân vận Trung ương tổng hợp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp ( gồm cả các hội nghị do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức).
          Ban Tuyên giáo Trung ương tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân thông qua báo chí, thư gửi trực tiếp đến Trung ương.
          Bản tổng hợp của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương gửi Ban Chấp hành Trung ương (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01-12-2015.
          4.3- Tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội
          Đảng đoàn Quốc hội tổng hợp ý kiến thảo luận, góp ý của các đại biểu Quốc hội gửi Bộ Chính trị (qua Văn phòng Trung ương Đảng) trước ngày 01-12-2015.
          4.4- Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ ý kiến đã được các tỉnh ủy, thành ủy và các ban đảng, Đảng đoàn Quốc hội, đảng ủy khối, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổng hợp để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
          III- Tổ chức thực hiện
          1- Cấp ủy các cấp căn cứ vào tình hình cụ thể để phân công, bố trí cán bộ làm công tác tổng hợp theo đúng Thông báo kết luận của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
          2- Trong quá trình tổng hợp ý kiến, nếu có vấn đề gì chưa rõ, cần phản ánh kịp thời để Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh.

Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, đảng đoàn,
đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các đoàn thể chính trị - xã hội,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
CHÁNH VĂN PHÒNG
(đã ký)


Trần Quốc Vượng